Dư luận chung về thực trạng sử dụng TV nói chung và kĩ năng viết TV nó

Một phần của tài liệu Đối chiếu kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh Kinh - Cơ Tu trong một số lớp học ở Hòa Bắc Hòa Phú thành phố Đà Nẵng. (Trang 35)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. Dư luận chung về thực trạng sử dụng TV nói chung và kĩ năng viết TV nó

viết TV nói riêng hiện nay.

Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, tiếng Việt vẫn ln được gìn giữ, đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của xã hội Việt Nam. Tiếng Việt luôn được người dân Việt u q và gìn giữ bởi nó là linh hồn của nước Việt. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ngơn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu

đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, q trọng nó, làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Ba từ: quốc kì, quốc ca và

quốc ngữ làm nên biểu tượng cho sự hình thành và tồn tại độc lập của một quốc gia. Tiếng Việt cùng với lá cờ đỏ sao vàng năm cánh và quốc ca

"đoàn quân Việt Nam đi, trong lòng cứu quốc,...." là biểu tượng cho một

nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập, thống nhất, đa dân tộc, đa văn hố và đa ngơn ngữ. Đảng, Nhà nước và mỗi người dân Việt Nam luôn luôn bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Nhờ đó, tiếng Việt của chúng ta mới có được như ngày hôm nay.

Trong quá trình phát triển theo hướng hiện đại hoá, tiếng Việt một mặt luôn là một hệ thống cấu trúc ổn định và được phát triển trên nền tảng của sự ổn định ấy, mặt khác, cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, những yếu tố mới luôn nảy sinh và các yếu tố cũ không phù hợp sẽ bị loại trừ. Đó chính là những điều đáng quan tâm về thực trạng tiếng Việt trong những năm gần đây.

Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một trong những yêu cầu cấp thiết để bảo vệ Tiếng Việt của ta. Thế nhưng thực trạng diễn đạt của người Việt hiện nay khiến chúng ta khơng khỏi giật mình. Trẻ con viết sai, người lớn cũng viết sai; học sinh viết sai và thậm chí cả thầy cơ cũng viết sai. Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Cơng Nghệ Thông Tin Đại học Quốc gia Hà Nội và trung tâm nghiên cứu phát triển cơng nghệ GRID thì tỷ lệ lỗi chính tả của văn bản Tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đem đến cho tiếng Việt một sự biến động lớn. Sự xuất hiện internet đã làm nảy sinh một loại hình báo chí mới, báo điện tử (trong mối quan hệ với báo in, báo nói, báo hình).Với đặc thù của giao diện báo và tốc độ truyền tin, tiếng Việt trên báo điện tử có một số đặc điểm riêng như tính khẩu ngữ cao (gần với tiếng Việt nói) và cách diễn đạt đơn giản hoá. Điều này được thể hiện ở cách dùng từ ngữ ít có sự cân nhắc, trau chuốt; có nhiều sự pha trộn yếu tố tiếng Anh với cách viết nguyên dạng trong văn bản; câu văn thường ngắn với sự xuất hiện liên tục của các câu quen gọi là câu đặc biệt (thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai mà chỉ có thành phần phụ). Sự xuất hiện điện thoại di động và sự xuất hiện một loạt các phương tiện thông tin cá nhân sử dụng cả tiếng và chữ (hoặc một trong hai hình thức này) như chat, blog, nhắn tin...;theo đó, tiếng Việt trên các phương tiện này được các cá nhân sử dụng hết sức linh hoạt, tự do đến mức tùy tiện theo sở thích cá nhân.

Đặc biệt, hiện nay dư luận xã hội đã và đang bày tỏ sự lo lắng và lên tiếng cảnh báo về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ cẩu thả, tùy tiện, làm

“vẩn đục” tiếng Việt”. Nhiều ý kiến còn nặng nề hơn khi cho rằng, “tiếng Việt đang bị làm hỏng”, “xuống cấp trầm trọng” và “cần phải có biện pháp cụ thể để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”…

Đó là ngơn ngữ của cư dân mạng. Bởi cư dân mạng, mà đa số là các bạn trẻ, chữ viết TV hiện nay đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn so với cách viết chính tả tiếng Việt. Ngắn gọn đến mức không thể ngắn gọn hơn trong cách diễn đạt, các cách viết, cách diễn đạt theo phong cách cá nhân trên biển báo, pano, tạo ra hàng loạt các biến thể tiếng Việt mới. Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt cho rằng giới trẻ đã làm cho tiếng Việt méo mó đi nhiều. Ngôn ngữ trên mạng của giới trẻ hiện nay rất bát nháo, điển hình là cách nói chuyện văng mạng (nói cho hả, nói lấy được), cách viết văng mạng bất chấp các chuẩn mực chính tả tối thiểu… cho đến nói bậy, nói lóng và “sáng tạo” ngôn ngữ theo kiểu tùy hứng, dẫn đến ứng xử ngơn ngữ kém: nói trống khơng, xách mé, tỉnh lược nhiều…Chẳng hạn như gọi bố mẹ là “tiền bối lỗi thời”, xe máy là “con nghẽo”, bạn gái là “gà tóc nâu”, bạn trai là “xe ơm”… Rồi nói tiếp âm các từ với các tên nổi tiếng: “yết kiêu vừa chứ”, “lỗ tấn to rồi”, “chớ hồng lâu mộng”, “vô lý thường kiệt”… Chưa kể đến những lỗi sai chính tả (viết) nghiêm trọng trong cả những bài thi viết văn.

Ngôn ngữ của giới trẻ cịn có sự thay đổi trong cách viết, viết một cách ngắn gọn, viết tắt tùy tiện… “ e dag hk pai nak, a dag lm cj do” (em đang học bài nè, anh đang làm gì vậy?); “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa”( Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa); “Minh` xjn chia pun` dzoi ban nhaz.Chien tjnh` cua~

ban sao ma` chan wa’ …” (Mình xin chia buồn với bạn nhé/nha. Chuyện tình của bạn sao mà chán q...). Có thể thấy sự lạ hóa trong cách viết của giới trẻ ngày nay đã tạo ra một loạt từ ngữ mới lạ nhưng sự biến đổi đó làm mất đi vẻ đẹp của từ ngữ Việt như một lối viết cẩu thả, thiếu văn hóa…

PGS – TS Phạm Văn Tình (nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt) trong một lần trả lời PV Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam – VOV.vn cũng đã nêu lên ý kiến thể hiện quan điểm của mình trước những biến thể ngơn ngữ của giới trẻ hiện nay, theo ơng: “Ngồi sự sáng tạo theo lối tùy hứng, theo tơi, ngun nhân của việc các em viết sai chính tả là do hệ thống giáo dục hiện nay không dành nhiều thời gian cho vấn đề luyện và chỉnh sửa chính tả. Bên cạnh đó, cơng nghệ tiên tiến khiến giới trẻ lười, không viết bằng tay mà viết bằng máy tính hoặc trên điện thoại di động với những từ tắt như “ko” (khơng), “nhg” (nhưng)... Điều đó làm cho thái độ của người viết chính tả bị lệch lạc.

Giới trẻ có cách biểu đạt và trao đổi riêng trong một khuôn khổ nhất định của chính các em và tạo ra sự khu biệt khá rõ ràng. Sự biến thể đó là vẫn chấp nhận được trong ngôn ngữ nói chứ khơng phải ở chữ viết. Và cũng có thể thấy, rất ít khi các em đưa những từ như vậy vào trong các bài thi. Chúng ta không thể đứng từ một phía và nói rằng phía kia đang lệch chuẩn quá nặng…”

Sự pha trộn của ngôn ngữ nước ngoài hiện nay cũng đang được dư luận quan tâm. Về sự du nhập từ ngữ nước ngoài mà cụ thể là tiếng Anh, đây là vấn đề của các ngơn ngữ trên tồn cầu chứ không phải riêng của tiếng Việt. Nhiều người đã coi đây là cơn đại hồng thuỷ thứ hai của ngôn

ngữ ở thế kỉ XXI (còn cơn đại hồng thuỷ thứ nhất là tiếng Pháp ở thế kỉ XVI) . Về ngữ âm, chúng ta đã từng nghe các nhà đài đọc "đáp-bliu-thi âu" (WTO), chỉ số "ai-kiu" (IQ); Về từ ngữ, hàng loạt các từ ngữ tiếng Anh về công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, trang phục, âm nhạc, ẩm thực, thể thao, ... xuất hiện trong tiếng Việt. Điều đáng nói là, đây không chỉ là những từ ngữ mới mang những khái niệm mới tiếng Việt chưa có từ biểu thị mà là cả những từ ngữ tiếng Việt đã có . Ví dụ: crazy (cuồng nhiệt), copy (sao chép), delete (xoá), download (tải xuống/tải về), e-mail (thư điện tử), style (phong cách), menu (thực đơn), new (mới), scandal (vụ tai tiếng, vụ bê bối)... Có thể nói, tiếng Anh đã thâm nhập mạnh và sâu vào đời sống ngôn ngữ tiếng Việt mà vai trò dẫn dắt là các phương tiện truyền thông, quảng cáo, các phát âm tiếng Anh, từ ngữ tiếng Anh, cách nói kiểu tiếng Anh đang tràn ngập trong tiếng Việt.

Thực trạng sử dụng tiếng Việt nói chung và cách viết tiếng Việt nói riêng như hiện nay đang thu hút sự quan tâm và gây ra những cuộc bàn luận, tranh cãi trong giới nghiên cứu ngôn ngữ Việt. Nhiều câu hỏi được đặt ra: “Tiếng Việt đang ở đâu?” hay “ tiếng Việt hơm nay: Có cịn trong sáng?”, “ Sự “lệch chuẩn” của tiếng Việt hiện nay có đáng lo ngại?”…và

cũng từ đó các nhà nghiên cứu nêu lên những nguyên nhân giải thích sự biến thể ngơn ngữ “Đáng tiếc là nhà trường, giáo viên, bố mẹ các em ít quan tâm và nhắc nhở. Giáo dục ngôn ngữ là một mặt quan trọng của giáo dục tri thức học đường. Thật buồn là một bộ phận giới trẻ chỉ mải mê vào các cuộc giải trí mang tính cơng nghệ (chat, game online…) mà qn khơng chịu đọc (và khơng thích đọc) sách báo nói chung. Phải chịu đọc nhiều, tham gia giao tiếp xã hội, chịu “va chạm” thì chúng ta mới hình thành một

“ngữ năng” ổn định, có khả năng đánh giá sự đúng sai và có khả năng trau dồi sự diễn đạt ngơn ngữ của mình”.

Nhìn lại cả quá trình lịch sử, tiếng Việt hôm nay đã thay đổi rất nhiều về diện mạo: giàu hơn và đa năng hơn trong việc thể hiện công cụ giao tiếp ở mọi lĩnh vực. Tiếng Việt chưa đến nỗi rung chuông báo động, bật “đèn đỏ” về sự “mất trong sáng trầm trọng”. Nhưng rõ ràng, tiếng Việt có nhiều vấn đề phải quan tâm nếu không, ngôn ngữ yêu quý này có nguy cơ bị vẩn đục, do chính thái độ của chúng ta. Khơng có gì là khơng thể xảy ra, kể cả điều tốt và cái xấu. “Ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”. Câu nói của W.

Humboldt cần phải nhắc lại như một lời nhắc nhở về lòng tự hào và bổn phận của tất cả những ai thuộc cộng đồng tiếng Việt hôm nay.

CHƯƠNG 2

ĐỐI CHIẾU KỸ NĂNG VIẾT TV CỦA HỌC SINH KINH – CƠ TU TRONG MỘT SỐ LỚP HỌC Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Miêu tả quá trình thu thập và xử lý ngữ liệu

2.1.1. Thu thập ngữ liệu

2.1.1.1. Xác định yêu cầu về ngữ liệu

Để khảo sát tốt kĩ năng viết tiếng Việt của học sinh Cơ tu ở một số lớp học tại trường THCS Hòa Bắc và Hòa Phú trước tiên chúng tôi phải xác định được yêu cầu của ngữ liệu để từ đó chuẩn bị những mẫu ngữ liệu phù hợp với nội dung cần khảo sát.

Kĩ năng viết: với kĩ năng này chúng tôi khảo sát trên hai bình diện dùng từ, đặt câu và kĩ năng chính tả của các em. Chúng tôi đưa ra những mẫu ngữ liệu cụ thể như sau:

Mẫu ngữ liệu 1: Chọn một trong hai đề sau

Đề 1: Em hãy tả về người mẹ của em.

Đề 2: Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi.

Với việc đưa ra hai đề bài trên chúng tôi đã để các em học sinh tự lựa chọn cho mình một đề bài mà các em u thích, từ đó viết thành một bài văn trong khoảng thời gian là 45 phút. Qua đó, chúng tơi có thể khảo sát được kĩ năng sử dụng và viết tiếng Việt (viết, dùng từ, đặt câu, chính tả) của các em học sinh lớp 6/2 bao gồm học sinh người Kinh và học sinh người dân tộc Cơ Tu.

Chúng tôi cũng đưa ra một số mẫu ngữ liệu khảo sát kĩ năng viết tiếng Việt của học sinh Cơ Tu ở khối lớp 8.

Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói của M.Go.rơ.ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Mẫu ngữ liệu 2:

Nhằm khảo sát kĩ năng dùng từ và đặt câu, chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát sau:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống (bậc thang,

trưởng bản, nhà rông, rượu cần, khế ngọt…………….)

a) Quê hương là chùm……

b) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên thửa ruộng…….. c) Người đứng đầu trong một bản gọi là……..

d) Bà con ở miền núi thường tổ chức hội họp ở…… e) Thức uống đặc trưng của đồng bào miền núi là……

Bên cạnh đó, để có những ngữ liệu xác thực nhằm phục vụ cho nội dung đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng viết của các em học sinh lớp 9, lớp 7 (lớp có học sinh là người dân tộc Cơ Tu) thông qua một số bài kiểm tra Tập làm văn, Tiếng Việt. Từ đó, thống kê những lỗi sai trong cách viết từ, câu của các em.

2.1.1.2. Quá trình thu thập ngữ liệu

Thu thập ngữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình thực tiễn của đề tài nghiên cứu này, với 2 trường và 4 lớp trong 4 khối lớp 6,7,8,9 thì chúng tơi tiến hành thu thập từng trường cụ thể như sau:

a. Trường Trung học cơ sở Ơng Ích Đường ở Hịa Phú

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, quá trình thu thập của chúng tôi diễn ra như sau:

- Thứ 6 ngày 27 tháng 09 năm 2013, chúng tôi đến Trường THCS Ơng Ích Đường gặp gỡ và trao đổi với thầy hiệu trưởng, cơ hiệu phó cùng một số giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các lớp có học sinh dân tộc Cơ Tu. Sau khi tìm hiểu được những lớp có học sinh dân tộc Cơ Tu, chúng tôi nhờ thầy cô giáo vào lớp tiến hành cho các em thực hiện ngữ liệu đã được chuẩn bị sẵn. Trong khoảng thời gian 45 phút các em tiến hành viết bài và sau đó được sự cho phép của giáo viên bộ môn Ngữ văn chúng tôi được giữ lại những bài văn của các em để làm tư liệu nghiên cứu.

- Để thu thập thêm ngữ liệu, chúng tôi đã trở lại trường THCS ở Hòa Phú lần hai vào ngày 01 tháng 10 năm 2013. Việc làm đầu tiên trong lần trở lại này đó là chúng tơi tiếp tục khảo sát kĩ năng viết của các em học sinh Cơ Tu thông qua những ngữ liệu để từ đó thu thập thêm những bài văn của các em. Đồng thời, chúng tơi cịn mượn thêm những bài kiểm tra một tiết, bài kiểm tra giữa kì mơn văn từ thầy cơ giảng dạy bộ môn này để

tiến hành khảo sát, phát hiện và thống kê những lỗi mà các em mắc phải trong quá trình viết bài.

b. Trường THCS Nguyễn Tri Phương ở Hòa Bắc

Sau những ngày đến và khảo sát Trường THCS ở Hịa Phú, chúng tơi lại tiếp tục những chuyến đi đến ngơi trường THCS ở Hịa Bắc.

Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2013, chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu tại một số lớp có học sinh dân tộc Cơ Tu trường Trung học cơ sở Hòa Bắc, cũng giống như tiến trình thu thập các lớp khác, chúng tôi thu thập kĩ năng viết bằng cách nhờ cô giáo đọc đề bài và yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó thu bài và lấy đó làm cơ sơ để khảo sát kĩ năng viết tiếng Việt của học sinh người dân tộc Cơ Tu.

Cũng trong ngày 08/ 10/ 2013, chúng tôi cũng đã trao đổi và mượn thêm từ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn một số bài kiểm tra một tiết của các em để có thể tìm hiểu cụ thể kĩ năng viết tiếng Việt của các em người Cơ Tu. Đồng thời chúng tơi cũng được vào lớp gặp gỡ, trị chuyện thêm với các em học sinh nói chung, học sinh người Cơ Tu nói riêng. Mặc dù các em đang học tiếng Việt nhưng nhìn chung có một số em nói tiếng Việt rất tốt và khá linh hoạt trong giao tiếp với người Kinh.

2.1.2. Xử lí ngữ liệu

2.1.2.1. Phân loại

Qua quá trình thu thập ngữ liệu ở hai trường Trung học cơ sở đã nêu trên, chúng tơi phân loại ngữ liệu trên cơ sở tìm và phát hiện những lỗi sai

trong quá trình viết tiếng Việt của học sinh dân tộc Cơ Tu thơng qua những bài văn hồn chỉnh, những đoạn văn ngắn của các em đã viết.

Một phần của tài liệu Đối chiếu kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh Kinh - Cơ Tu trong một số lớp học ở Hòa Bắc Hòa Phú thành phố Đà Nẵng. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)