CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
2.2. Tổng thuật thực trạng dạy học TV cho học sinh Kinh – Cơ T uở trường
2.2.1. Tỉ lệ học sinh Kinh – Cơ tu trong một lớp ở Hòa Bắc, Hòa Phú
+ Giới thiệu về trường Trung học cơ sở Ơng Ích Đường, Hịa Phú.
Trường THCS Ơng Ích Đường là một trường thuộc xã miền núi nằm phía Tây của huyện Hịa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km. Hiện nay trường được tọa lạc trên khu gị cao thuộc thơn Đơng Lâm xã Hịa Phú. Năm học 2013- 2014 trường có tổng số cán bộ, giáo viên công nhân viên của trường là 34 với 272 học sinh được biên chế thành 10 lớp. Cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.
Vừa qua, chúng tơi đã có chuyến đi đến với trường THCS Ơng Ích Đường để được gặp gỡ và trao đổi một số vấn đề với Ban giám hiệu nhà trường nhằm tìm hiểu những thông tin phục vụ cho q trình nghiên cứu khóa luận. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô trong hội đồng nhà
trường chúng tôi được biết trong năm học 2013 – 2014 học sinh dân tộc Cơ Tu có ở hai khối lớp: lớp 6 và lớp 8.
Mặc dù trường nằm ở vị trí vùng núi tuy nhiên số lượng học sinh người Kinh ở đây chiếm số lượng khá đơng. Do đó, trong một số lớp học ở trường THCS Ơng Ích Đường có hai đối tượng học sinh là học sinh dân tộc Kinh và HS dân tộc Cơ Tu, trong đó: học sinh người Kinh chiếm 65%, học sinh người Cơ Tu chiếm 35%.
Với thực trạng hai đối tượng HS cùng học chung một lớp mang lại những thuận lợi nhất định, chẳng hạn như: thể hiện tinh thần đoàn kết giữa học sinh người Kinh và học sinh Cơ Tu, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt co HS dân tộc Cơ Tu…Tuy nhiên, nó cũng cịn nhiều hạn chế trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh Cơ Tu
+ Giới thiệu về trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hòa Bắc.
Trường THCS Nguyễn Tri Phương, nguyên là Trường Phổ thông cơ sở
số 2 Hoà Liên (thuộc xã Hoà Liên năm 1981) trước đây.
Từ năm 1982 trường mang tên Trường phổ thơng cấp 1-2 Hồ Bắc. Năm 1987 trường mang tên trường phổ thơng cơ sở số 1 Hồ Bắc. Đến năm 1991 trường đổi tên thành trường phổ thơng cơ sở Hồ Bắc.
Đến tháng 7 năm 2007, thực hiện Quyết định số 990/QĐ-UBND của UBND Huyện Hoà Vang trường được đổi tên thành Trường Nguyễn Tri Phương và hiện nay là Trường THCS Nguyễn Tri Phương.
Trường THCS Nguyễn Tri Phương nằm trên địa bàn thuộc xã Hoà
Bắc, huyện Hoà Vang, là một trong những xã miền núi của huyện Hoà Vang. Dân số toàn xã có 3.970 người, có 7 thơn , trong đó có 2 thơn có đồng bào dân tộc Cơ - tu sinh sống. Chính vì thế mà đặc điểm của trường là có thu nhận các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đến học tập và ăn ở sinh hoạt tại đây.
Trường học là khu riêng. Có tường rào bao quanh, có cổng trường,
biển trường theo quy định. Tổng diện tích 11.250m2, bình qn trên 30m2/HS.
Trường có 7 phịng, đủ để học 2 ca/ ngày. Được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ GD&ĐT. Có đủ bàn ghế giáo viên (01 bộ), bàn ghế học sinh (20 bộ 2 chỗ ngồi/phòng), bảng viết phù hợp tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Phịng học bộ mơn: Có 3 phịng : Lý, Hố – Sinh; phòng trang bị đầy đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT.Phòng Thư viện đã đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến theo tiêu chuẩn tại QĐ 01/2003.
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường gồm : 40 người . Trong đó: Cán bộ quản lí: 02 , Giáo viên: 26, Nhân viên: 12.
Năm học 2013-2014, trường có 24 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 100% có trình độ đạt chuẩn. Số học sinh là 235 em chia thành 9 lớp với hai đối tượng học sinh đó là học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc Cơ Tu.
Do điều kiện cơ sở vật chất chưa thật sự đầy đủ chính vì vậy mà hai đối tượng học sinh phải học cùng chung một lớp. Trong năm học 2013 – 2014, tỉ lệ học sinh Kinh – Cơ Tu trong một lớp học tại trường THCS Nguyễn Tri Phương là: HS dân tộc Cơ Tu chiếm 46%, HS dân tộc Kinh chiếm 54%.
Trong những năm qua, tuy là trường thuộc xã miền núi, khó khăn nhưng Trường THCS Nguyễn Tri Phương cũng đã từng bước khẳng định được chất lượng của trường so với các trường trong vùng.