Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 35)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

Kinh tế

Hội An đã có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 11,5% trong thời kỳ 2004 - 2010, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Xu

22

thế chung thể hiện quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Hội An. Các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp trong toàn thành phố có xu hướng giảm sút, cả thành phố chỉ có 12% số hộ có hoạt động nông nghiệp, nhưng tỷ lệ này còn khá cao ở các xã Cẩm Kim (25,5%), Cẩm Hà (37,7%) và Cẩm Châu (24,8%). Sản lượng công nghiệp bình quân đầu người có sự khác biệt tới 15 lần giữa phường Sơn Phong và xã Tân Hiệp. Điều này cho thấy sự khác biệt rất lớn về sinh kế của cư dân trên địa bàn Hội An. Do vậy, những tác động về kinh tế - xã hội của những tai biến cũng sẽ rất khác nhau đối với các địa bàn và các đối tượng khác nhau.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thành phố Hội An: Bao gồm sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, văn hóa - dịch vụ - du lịch. Trong đó sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các xã Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cầm Châu, và Cẩm Thanh. Công nghiệp và thủ công nghiệp hiện nay chiếm khoảng 19% tổng giá trị gia tăng và cũng có sự phân bố không đồng đều trên địa bàn chung của thành phố. Hoạt động thương nghiệp - dịch vụ là hoạt động chính của Hội An chiếm tới 60% tổng giá trị gia tăng của toàn thành phố năm 2010. Hiện tại có tới 25% số hộ tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Đặc biệt phường Minh An có tới 100% hộ tham gia.

Bảng 1.2. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An và các ngành

2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hội An (%)

11,3 13,8 6,3 6,4 15,0

Tốc độ TTTM – DL (%) 17,7 19,0 8,8 7,1 20,0

Tốc độ TTCN – XD (%) 8,9 7,0 1,2 4,3 7,0

Tốc độ NN – LN – TS (%) 3,5 4,0 4,8 7,8 4,5

23

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An khá cao nhưng không đồng đều. Ngành thương mại du lịch tăng trưởng gần 20% trong những năm 2006 và 2007. Nhưng lại giảm mạnh chỉ còn hơn 7% năm và đã phục hồi và năm 2010 với tốc độ tăng trưởng tới 20%. Ngành công nghiệp có xu hướng tăng trưởng giống như ngành thương mại và dịch vụ riêng. Riêng ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng khá ổn định kể cả trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An và các ngành

2010 2011 2012 Nền kinh tế (tỷ đồng) 2.378 2.661 2.929 Trong đó TM - DL (%) 54,2 58,1 57,81 CN - XD (%) 37,82 34,77 35,58 NN - LN - THỦY SẢN (%) 7,98 7,13 6,61

(Nguồn: Phòng Thương mại và Du Lịch Hội An)

Cơ cấu của thành phố Hội An chủ yếu dựa vào thương mại du lịch, công nghiệp xây dựng khi hai ngành này có tỷ trọng hơn 90%.

Xã hội

Thành phố Hội An với dân số là trên 93 ngàn người (năm 2013), mật độ dân số là 1.508 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63,71% tức là khoảng 59 ngàn người và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 81%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao tới 41,2% cao nhất trong tỉnh Quảng Nam và là một ưu thế của thành phố. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hội An cao nhất Quảng Nam. Năm 2009 là khoảng 34 triệu đồng/người trong đó chủ yếu thu từ dịch vụ. Tỷ lệ hộ nghèo của địa phương cũng thấp nhất tỉnh Quảng Nam khi chỉ còn dưới 8%.

24

Sự phát triển của làng nghề đã giúp gần 3.000 người ở các làng nghề này có được thu nhập. Hơn 60% số việc làm gián tiếp được tạo ra là dành cho phụ nữ (nhất là ở làng rau Trà Quế) đã giúp cho hàng ngàn phụ nữ có việc làm thu nhập góp phần không nhỏ vào xoá đói giảm nghèo và bất bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)