Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 36)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.6. Công nghệ sản xuất

Thủ công lạc hậu, vì sản phẩm mang tính chất đa dạng phong phú nên ở đây vẫn âm thầm sản xuất đồ gốm với phương tiện bằng tay truyền thống bao đời nay. 1.2.7. Sản phẩm và thị trường [22] Sản phẩm Gốm 3 dòng gốm chính: -Trang trí nội thất -Lưu niệm -Truyền thống (dân dụng) Thị trường

26

- Ngoài ra còn có : khách du lịch Quốc tế lưu trú tại Hội An, từ các tour du lịch của các công ty du lịch, từ công viên văn hóa đất nung,... và khách du lịch trong nước.

1.2.8. Quản lý sản xuất [22]

Tổ chức sản xuất còn phân tán: việc tổ chức sản xuất phụ thuộc vào trình độ tay nghề của từng người trong gia đình, quy mô nhỏ, khép kín. Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất. Sự thiếu liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư), công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển.

Trình độ quản lý, tay nghề lao động kém: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các chủ hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn hạn chế, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ pháp luật và chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Lao động trong các cơ sở ngành nghề nông thôn nhìn chung có trình độ văn hóa, tay nghề có trình độ thẩm mỹ không cao. Phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất; rất ít được học qua các trường dạy nghề chính quy.

Khả năng tiếp cận thị trường chế: cơ sở ngành nghề nông thôn ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng giá cả. Mặt khác, chưa có một hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã, giá cả và thị hiếu của người tiêu dùng).

1.2.9. Hiện trạng chất lượng môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều Phước Kiều

a. Môi trường cảnh quan [12]

27

Về giao thông: Thực hiện chương trình “Giao thông nông thôn” toàn bộ đường giao thông làng nghề đã được đầu tư bê tông hóa tuy nhiên đường giao thông vẫn còn chật, hẹp (rộng nhất 2,5m; hẹp nhất 1,5m) việc thi công bằng thủ công không đảm bảo đúng độ dốc và cao độ mặt đường nên có nhiều chỗ trũng thấp dẫn đến nhiều đoạn bị ngập nước lúc trời mưa. Hệ thống thoát nước mặt tại các đường giao thông chưa có nên tình trạng nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn còn chảy tràn trên mặt đường.

Hệ thống điện sinh hoạt đã được phủ kín trong khu vực làng nghề, tuy nhiên do đầu tư từ những năm 1980 - 1990 nên đã xuống cấp, chất lượng điện năng chưa đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của bà con làng nghề.

Các công trình công cộng đã được đầu tư từ lâu, trong giai đoạn hiện nay cùng với chủ trường xây dựng Nông thôn mới các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng không đạt các tiêu chí đề ra, việc đầu tiên nâng cấp các công trình nêu trên trong thời gian đến vừa tạo điều kiện để làng nghề Phước Kiều phát triển bền vững theo hướng Công nghiệp – Thương Nghiệp – Dịch vụ vừa tạo điều kiện cho khu vực làng nghề Phước Kiều đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Cảnh quan: Tường rào cổng ngõ thiếu đồng bộ, không có mỹ quan, nhà ở chưa khang trang. Cây xanh chưa đảm bảo độ che phủ, nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ khác nhau. Các hồ nước, mương thác trong làng đều nhiễm bẩn do rác thải từ sinh hoạt của người dân và hậu quả của những cơn lụt để lại làm ảnh hưởng tới cảnh quan chung, công tác nạo vét ao hồ, kênh mương trong khu vực làng nghề chưa được đầu tư.

b. Môi trường sản xuất [12]

Do thói quen trong sản xuất hộ gia đình nên đã không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm. Nước và chất thải rắn trong quá trình sản xuất đều thải vào môi trường xung quanh, bụi khói trong khâu nấu kim loại để tự do phát tán vào

28

không khí. Riêng nước trong sinh hoạt đều dùng từ mạch nước ngầm nên không đảm bảo vệ sinh do môi trường đất bị ô nhiễm.

Quá trình sản xuất trong nghề đúc đồng trãi qua nhiều công đoạn chủ yếu bằng phương pháp thủ công truyền thống từ công đoạn nhồi đất tạo khuôn mẫu, nung khuôn, nấu đồng nóng chảy rót vào khuôn, phá vỡ khuôn, gia công nguội sản phẩm đã tiêu hao nhiều nhiên, nguyên liệu. Công tác vệ sinh công nghiệp sau sản xuất ở nhiều cơ sở còn hạn chế nên nhiều chất thải rắn (bụi, than, xỉ lò nấu, khuôn mẫu phá vỡ) rơi vãi nhiều trên các nhà xưởng.

Các loại khí thải trong quá trình sản xuất như CO2, CO, SO2... phát tán trực tiếp vào không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và mọi người xung quanh.

Việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường ở từng hộ sản xuất chưa được thực hiện, hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh muốn nên việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường cho từng hộ sản xuất gặp không ít khó khăn. Do đó UBND huyện Điện Bàn đã xem xét và quyết định phê duyệt xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại khu vực Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề, tuy nhiên không hoạt động hiệu quả.

1.3. GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU (XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM) PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM)

29

Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều nằm trên tuyến Quốc lộ 1A giữa hai điểm 2 di sản của Quảng Nam là Phố cổ Hôi An và khu di tích Mỹ Sơn.

Phía Bắc giáp tuyến đường dẫn Điện Minh – Cầu Câu Lâu Phía Nam giáp đường Quốc lộ 1A cũ (cách sông thu bồn 500m) Phía Tây giáp đường Quốc lộ 1A cũ

Phía Đông giáp Trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến và Trường Cao Đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (cơ sở 2), trước đây là khu Văn Thánh của Dinh trấn Quảng Nam.

1.3.2. Điều kiện tự nhiên [18]a. Diện tích a. Diện tích

Huyện Điện Bàn có tổng diện tích 214,71 km2 .

- Nội thị: 212,66 km2, chiếm 99,05% tổng diện tích đất tự nhiên. - Ngoại thị: 2,05 km2, chiếm 0,95% tổng diện tích đất tự nhiên.

b. Khí hậu

30

- Gió Tây Nam vào các tháng 5, 6, 7 và gió Đông Bắc vào các tháng 10, 11, 12.

- Lượng mưa lớn phân bố không đều, tập trung vào tháng 9,10,11: Nhiệt độ cao nhất 40,80°C; nhiệt độ thấp nhất 14,10°C; nhiệt độ trung bình 250°C; lượng mưa cao nhất 2.616 mm; lượng mưa thấp nhất 1.796 mm; lượng mưa trung bình 2.208 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 82,3% + Tháng có độ ẩm tương đối lớn nhất là tháng 12: 85,8%

+ Tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất là tháng 7: 75,2% - Gió, bão:

+ Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam (Từ tháng 5 đến tháng 9), Tây Nam (Từ tháng 4 đến tháng 7) và Đông Bắc (Từ tháng 10 đến tháng 12).

+ Bão thường xuyên xảy ra vào tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.

Nhìn chung, khí hậu ở Điện Bàn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các đặc tính của khu vực ven biển. Sự biến thiên nhiệt độ qua các tháng không lớn, chế độ nhiệt tương đối đồng đều. Đặc biệt là gió thịnh hành nhất trong năm là gió mùa Đông Nam mang đến thời tiết mát mẻ. Đối với tác động của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc ít gây thiệt hại đến sản xuất cây trồng.

Với nhiệt độ ấm áp, tổng tích ôn cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do chế độ mưa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều gây khô hạn trong mùa khô và ngập lũ, xói lỡ trong mùa mưa.

31

Hệ thống thuỷ văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông bắt nguồn từ hệ thống sông Vu Gia và Thu Bồn là một trong các con sông chính của tỉnh. Các sông phân bố tương đối đồng đều, dòng sông uốn khúc và nông. Mật độ phân bố trung bình 0,4 km/km2

bao gồm sông chính là sông Thu Bồn và các sông: sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Bà Rén, sông Bình Phước. Ngoài ra còn có các sông nhánh: sông Thanh Quýt, sông Cổ Cò, sông Hà Sáu, sông Bình Long...

Sông Thu Bồn là con sông chính của tỉnh Quảng Nam là tuyến đường thuỷ liên huyện quan trọng đối với vùng Tây và đồng bằng. Đoạn chảy qua huyện Điện Bàn dài 27 km chảy qua các xã Điện Hồng, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong và Điện Phương, lòng sông rộng trung bình từ 100 - 300m có nhiều bãi giữa và bãi cạn diễn biến phức tạp. Lưu lượng bình quân hằng năm 243 m3/s, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất đạt đến 10.200 m3/s . Về mùa lũ có lưu tốc lớn gây xói lở bờ mạnh. Hàng năm diện tích đất đai bị xói lở, vùi lấp từ 500 - 600 ha gây thiệt hại đến sản xuất và các khu vực khu dân cư ven sông. Về mùa khô độ sâu trung bình từ 0,8 - 1m.

Sông Thu Bồn là một trong những nguồn nước sản xuất nông nghiệp quan trọng khu vực phía Nam của huyện. Đồng thời tạo ra những bãi bồi phì nhiêu cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây dâu tằm. Cần phải có biện pháp hạn chế, khắc phục xói lở ven sông để ổn định sản xuất.

1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội [7], [10], [11], [18]

Kinh tế tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất năm 2012 ước đạt 8.118,58 tỷ đồng (giá CĐ 94), tăng 12,38% so với năm 2011. Trong đó: nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 2,81%; CN - XDCB tăng 11,48%; nhóm ngành Thương mại - dịch vụ tăng 19,25%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Giá trị sản xuất ngành CN - TTCN - XD

32

chiếm 75,26%; Thương mại - dịch vụ chiếm 19,35%; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 5,39%.

Tuy sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN gặp không ít khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng từ các phong trào thi đua đã góp phần ổn định sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng khá; Sản xuất toàn ngành đạt 5.183 tỷ đồng (giá cố định năm 94), tăng 9,5% so với năm 2011. Giá trị sản xuất CN - TTCN địa phương đạt 564,3 tỷ đồng, tăng xấp xĩ so với năm 2011.

Đầu tư xây dựng cơ bản là đòi hỏi bức thiết để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã xúc tiến các hồ sơ, thủ tục, kịp thời giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản. Mặc dầu trong điều kiện khó khăn chung về cắt giảm đầu tư công nhưng tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 1.359,3 tỉ đồng, tăng 25,3% so với nằm trước.

Thực hiện Chương trình phát triển đô thị của huyện, đã hoàn thành tuyến DH9 từ đường Trung tâm hành chính đến Cống chui (QL1A), nâng cấp mở rộng đường nội thị TTVĐ từ Bệnh viện Vĩnh Đức đến DH9, đường ven hồ TTHC, cải tạo và đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường

Công tác quản lý trật tự xây dựng: Đội quản lý trật tự XD đô thị đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra 164 lượt, lập biên bản vi phạm hành chính 72 trường hợp ( 22 trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; 10 trường hợp xây dựng, cơi nới công trình, nhà ở trên đất do nhà nước quản lý; 12 trường hợp tự ý khai thác cát trong vùng dự án; 18 trường hợp xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng;…). Xử phạt vi phạm hành chính 60 trường hợp. Qua công tác kiểm tra đã tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong quản lý đất đai, xây dựng.

Ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2012 ước đạt 1.571 tỷ đồng (giá

33

CĐ 94), tăng 9,25% so với năm 2011. Hoạt động thương mại có bước phát triển; lượng hàng hóa trên địa bàn khá dồi dào, phong phú đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nhân dân. Công tác quản lý, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các chợ được quan tâm thực hiện; Giá trị xuất khẩu đạt 188 triệu USD, tăng 31,1% so với năm 2011; tập trung vào các mặt hàng như hải sản đông lạnh, dệt may, giày dép da.

Thi đua trong ngành nông lâm nghiệp đã tạo được hiệu quả thiết thực. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 437,42 tỷ đồng, tăng 2,81% so với năm 2011. Trong đó giá trị ngành nông nghiệp đạt 368,79 tỷ đồng, tỷ trọng chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 28,12%. Chương trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân được tập trung chỉ đạo: các địa phương như Điện Phước, Điện Hồng, Điện Thọ triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn (với diện tích 138 ha), qua sản xuất trình diễn năng suất tăng từ 3 - 4 tạ/ha so với cánh đồng sản xuất đối chứng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Đặc biệt, phong trào “Nông dân sản xuất giỏi” phát triển sâu rộng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả, nhiều HTX đã mở rộng các dịch vụ nông nghiệp, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp, phát triển sản xuất TTCN. Kết quả năm 2012 cho thấy nhiều HTX tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi và thật sự làm tốt vai trò bà đỡ cho hộ nông dân như HTX NN Điện Quang, HTX NN2 Điện Hồng, HTX NN1 Điện Thọ...

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, được các cơ

34

quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tích cực hưởng ứng. Các địa phương đã tổ chức phát động, đăng ký và tích cực triển khai thực hiện. Qua kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới của các xã (số liệu tháng 12/2012): có 02 xã đạt Điện Quang, Điện Thắng Bắc đạt 14/19 tiêu chí; xã Điện Phương đạt 12/19 tiêu chí; 05 xã Điện Trung, Điện Phong, Điện Hồng, Điện Thắng Trung, Điện Phước đạt 11/19 tiêu chí; có 02 xã Điện Nam Trung, Điện Thọ đạt 10/19 tiêu chí; 02 xã Điện Thắng Nam và Điện Minh đạt 8/19 tiêu chí; có 02 xã Điện An, Điện Hòa đạt 7/19 tiêu chí; 01 xã đạt 5/19 tiêu chí.

Bảng 1.4. Hiện trạng một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội huyện Điên Bàn năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

1. Dân số trung bình Người 201.445 203.295 205.275 2. GDP (giá 1994) Triệu

đồng

6.159.432 6.903.781 9.167,74

- Nông, lâm, thủy sản 425.460 438.113 446.876 - Công nghiêp - Xây dựng 4.724.216 5.305.198 5.990.099 - Dịch vụ 1.009.756 1.160.450 1.386.041 3. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 - Nông, lâm, thủy sản 5,89 5,39 4,88

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)