GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU (XÃ ĐIỆN

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 49)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU (XÃ ĐIỆN

PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM)

29

Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều nằm trên tuyến Quốc lộ 1A giữa hai điểm 2 di sản của Quảng Nam là Phố cổ Hôi An và khu di tích Mỹ Sơn.

Phía Bắc giáp tuyến đường dẫn Điện Minh – Cầu Câu Lâu Phía Nam giáp đường Quốc lộ 1A cũ (cách sông thu bồn 500m) Phía Tây giáp đường Quốc lộ 1A cũ

Phía Đông giáp Trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến và Trường Cao Đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (cơ sở 2), trước đây là khu Văn Thánh của Dinh trấn Quảng Nam.

1.3.2. Điều kiện tự nhiên [18]a. Diện tích a. Diện tích

Huyện Điện Bàn có tổng diện tích 214,71 km2 .

- Nội thị: 212,66 km2, chiếm 99,05% tổng diện tích đất tự nhiên. - Ngoại thị: 2,05 km2, chiếm 0,95% tổng diện tích đất tự nhiên.

b. Khí hậu

30

- Gió Tây Nam vào các tháng 5, 6, 7 và gió Đông Bắc vào các tháng 10, 11, 12.

- Lượng mưa lớn phân bố không đều, tập trung vào tháng 9,10,11: Nhiệt độ cao nhất 40,80°C; nhiệt độ thấp nhất 14,10°C; nhiệt độ trung bình 250°C; lượng mưa cao nhất 2.616 mm; lượng mưa thấp nhất 1.796 mm; lượng mưa trung bình 2.208 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 82,3% + Tháng có độ ẩm tương đối lớn nhất là tháng 12: 85,8%

+ Tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất là tháng 7: 75,2% - Gió, bão:

+ Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam (Từ tháng 5 đến tháng 9), Tây Nam (Từ tháng 4 đến tháng 7) và Đông Bắc (Từ tháng 10 đến tháng 12).

+ Bão thường xuyên xảy ra vào tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.

Nhìn chung, khí hậu ở Điện Bàn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các đặc tính của khu vực ven biển. Sự biến thiên nhiệt độ qua các tháng không lớn, chế độ nhiệt tương đối đồng đều. Đặc biệt là gió thịnh hành nhất trong năm là gió mùa Đông Nam mang đến thời tiết mát mẻ. Đối với tác động của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc ít gây thiệt hại đến sản xuất cây trồng.

Với nhiệt độ ấm áp, tổng tích ôn cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do chế độ mưa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều gây khô hạn trong mùa khô và ngập lũ, xói lỡ trong mùa mưa.

31

Hệ thống thuỷ văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông bắt nguồn từ hệ thống sông Vu Gia và Thu Bồn là một trong các con sông chính của tỉnh. Các sông phân bố tương đối đồng đều, dòng sông uốn khúc và nông. Mật độ phân bố trung bình 0,4 km/km2

bao gồm sông chính là sông Thu Bồn và các sông: sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Bà Rén, sông Bình Phước. Ngoài ra còn có các sông nhánh: sông Thanh Quýt, sông Cổ Cò, sông Hà Sáu, sông Bình Long...

Sông Thu Bồn là con sông chính của tỉnh Quảng Nam là tuyến đường thuỷ liên huyện quan trọng đối với vùng Tây và đồng bằng. Đoạn chảy qua huyện Điện Bàn dài 27 km chảy qua các xã Điện Hồng, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong và Điện Phương, lòng sông rộng trung bình từ 100 - 300m có nhiều bãi giữa và bãi cạn diễn biến phức tạp. Lưu lượng bình quân hằng năm 243 m3/s, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất đạt đến 10.200 m3/s . Về mùa lũ có lưu tốc lớn gây xói lở bờ mạnh. Hàng năm diện tích đất đai bị xói lở, vùi lấp từ 500 - 600 ha gây thiệt hại đến sản xuất và các khu vực khu dân cư ven sông. Về mùa khô độ sâu trung bình từ 0,8 - 1m.

Sông Thu Bồn là một trong những nguồn nước sản xuất nông nghiệp quan trọng khu vực phía Nam của huyện. Đồng thời tạo ra những bãi bồi phì nhiêu cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây dâu tằm. Cần phải có biện pháp hạn chế, khắc phục xói lở ven sông để ổn định sản xuất.

1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội [7], [10], [11], [18]

Kinh tế tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất năm 2012 ước đạt 8.118,58 tỷ đồng (giá CĐ 94), tăng 12,38% so với năm 2011. Trong đó: nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 2,81%; CN - XDCB tăng 11,48%; nhóm ngành Thương mại - dịch vụ tăng 19,25%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Giá trị sản xuất ngành CN - TTCN - XD

32

chiếm 75,26%; Thương mại - dịch vụ chiếm 19,35%; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 5,39%.

Tuy sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN gặp không ít khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng từ các phong trào thi đua đã góp phần ổn định sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng khá; Sản xuất toàn ngành đạt 5.183 tỷ đồng (giá cố định năm 94), tăng 9,5% so với năm 2011. Giá trị sản xuất CN - TTCN địa phương đạt 564,3 tỷ đồng, tăng xấp xĩ so với năm 2011.

Đầu tư xây dựng cơ bản là đòi hỏi bức thiết để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã xúc tiến các hồ sơ, thủ tục, kịp thời giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản. Mặc dầu trong điều kiện khó khăn chung về cắt giảm đầu tư công nhưng tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 1.359,3 tỉ đồng, tăng 25,3% so với nằm trước.

Thực hiện Chương trình phát triển đô thị của huyện, đã hoàn thành tuyến DH9 từ đường Trung tâm hành chính đến Cống chui (QL1A), nâng cấp mở rộng đường nội thị TTVĐ từ Bệnh viện Vĩnh Đức đến DH9, đường ven hồ TTHC, cải tạo và đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường

Công tác quản lý trật tự xây dựng: Đội quản lý trật tự XD đô thị đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra 164 lượt, lập biên bản vi phạm hành chính 72 trường hợp ( 22 trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; 10 trường hợp xây dựng, cơi nới công trình, nhà ở trên đất do nhà nước quản lý; 12 trường hợp tự ý khai thác cát trong vùng dự án; 18 trường hợp xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng;…). Xử phạt vi phạm hành chính 60 trường hợp. Qua công tác kiểm tra đã tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong quản lý đất đai, xây dựng.

Ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2012 ước đạt 1.571 tỷ đồng (giá

33

CĐ 94), tăng 9,25% so với năm 2011. Hoạt động thương mại có bước phát triển; lượng hàng hóa trên địa bàn khá dồi dào, phong phú đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nhân dân. Công tác quản lý, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các chợ được quan tâm thực hiện; Giá trị xuất khẩu đạt 188 triệu USD, tăng 31,1% so với năm 2011; tập trung vào các mặt hàng như hải sản đông lạnh, dệt may, giày dép da.

Thi đua trong ngành nông lâm nghiệp đã tạo được hiệu quả thiết thực. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 437,42 tỷ đồng, tăng 2,81% so với năm 2011. Trong đó giá trị ngành nông nghiệp đạt 368,79 tỷ đồng, tỷ trọng chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 28,12%. Chương trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân được tập trung chỉ đạo: các địa phương như Điện Phước, Điện Hồng, Điện Thọ triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn (với diện tích 138 ha), qua sản xuất trình diễn năng suất tăng từ 3 - 4 tạ/ha so với cánh đồng sản xuất đối chứng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Đặc biệt, phong trào “Nông dân sản xuất giỏi” phát triển sâu rộng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả, nhiều HTX đã mở rộng các dịch vụ nông nghiệp, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp, phát triển sản xuất TTCN. Kết quả năm 2012 cho thấy nhiều HTX tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi và thật sự làm tốt vai trò bà đỡ cho hộ nông dân như HTX NN Điện Quang, HTX NN2 Điện Hồng, HTX NN1 Điện Thọ...

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, được các cơ

34

quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tích cực hưởng ứng. Các địa phương đã tổ chức phát động, đăng ký và tích cực triển khai thực hiện. Qua kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới của các xã (số liệu tháng 12/2012): có 02 xã đạt Điện Quang, Điện Thắng Bắc đạt 14/19 tiêu chí; xã Điện Phương đạt 12/19 tiêu chí; 05 xã Điện Trung, Điện Phong, Điện Hồng, Điện Thắng Trung, Điện Phước đạt 11/19 tiêu chí; có 02 xã Điện Nam Trung, Điện Thọ đạt 10/19 tiêu chí; 02 xã Điện Thắng Nam và Điện Minh đạt 8/19 tiêu chí; có 02 xã Điện An, Điện Hòa đạt 7/19 tiêu chí; 01 xã đạt 5/19 tiêu chí.

Bảng 1.4. Hiện trạng một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội huyện Điên Bàn năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

1. Dân số trung bình Người 201.445 203.295 205.275 2. GDP (giá 1994) Triệu

đồng

6.159.432 6.903.781 9.167,74

- Nông, lâm, thủy sản 425.460 438.113 446.876 - Công nghiêp - Xây dựng 4.724.216 5.305.198 5.990.099 - Dịch vụ 1.009.756 1.160.450 1.386.041 3. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 - Nông, lâm, thủy sản 5,89 5,39 4,88 - Công nghiêp - Xây dựng 75,87 75,24 74,76 - Dịch vụ 18,24 19,37 20,36 4. GDP/ người (giá 1994) Triệu/

người

30,5 34,01 38,1

5. Thu nhập bình quân đầu người/năm

Triệu/ người

20,26 26,22 33,37

(Nguồn: Phòng thống kê Huyện Điện Bàn)

1.3.4. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề [11]

Nguyên liệu dùng cho sản xuất ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều chủ yếu là đồng như: Đồng đỏ, đồng thau (từ đồng pha thiếc), đồng xanh (đồng

35

pha kẽm), đồng thòa (đồng pha vàng), thiếc và nhôm, được thu mua từ khắp nơi về để chế biến thành những sản phẩm của làng nghề. Nguyên liệu đồng phần lớn là từ các sản phẩm làm bằng đồng còn lại sau chiến tranh, từ những sản phẩm máy móc công nghiệp hay dây điện không còn sử dụng được và bị thanh lý.

Người thợ đúc khi mua đồng về, phải chọn lựa từng loại để pha trộn khi nấu đồng thành một hợp kim theo như kinh nghiệm cổ truyền. Hợp kim đồng, đúc thanh la, xập xõa riêng, cồng, chiêng riêng; chuông khánh, đại đồng chung riêng; có chọn như thế mới đảm bảo âm thanh chuẩn mực và ngân vang.

Nhưng hiện nay, nguyên liệu cho làng nghề thường bị động, giá nguyên vật liệu lại cao, tình hình tranh mua nguyên liệu khá phức tạp. Các hộ sản xuất vừa và nhỏ thường gặp khó khăn về vốn nên khó mua hoặc chỉ mua được nguyên liệu có chất lượng chưa như mong muốn. Có hộ đôi khi do khan hiếm nguyên liệu có chất lượng tốt mà pha trộn các nguyên liệu chất lượng và kém chất lượng làm cho chất lượng sản phẩm của làng nghề cũng không đồng đều giữa các hộ sản xuất.

1.3.5. Quy trình sản xuất [11]

Tùy theo kích thước và sự phức tạp của các chi tiết của sản phẩm mà mỗi gia đình, mỗi dòng họ có công thức bí truyền riêng, nhưng nhìn chung có thể giới thiệu như sau:

36

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đúc đồng tại làng nghề Phước Kiều kèm theo dòng thải

1.3.6. Công nghệ sản xuất

Công nghệ thô sơ lạc hậu. Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.

1.3.7. Sản phẩm và thị trường [11]a. Sản phẩm a. Sản phẩm

Từ những khuôn mẫu bằng đất sét và các kim loại có độ nóng chảy trên 1000°C, người thợ Phước Kiều đã làm ra hàng loạt các sản phẩm phong phú về mẫu mã và họa tiết để phục vụ cho việc lễ tế, hội hè và cả sinh hoạt của cư

Đồng phế liệuCủi

Tạo mẫu

Tạo khuôn

Nấu chảy nguyên liệu

Rót khuôn Hoàn thiện sản phẩm Đồng phế liệu Củi Củi Búa sắt, dao cạo

Rẻo kim loại, tiếng ồn Nhiệt, khí, váng xỉ Hơi kim loại, bụi

Nhiệt, khí, váng xỉ Hơi kim loại, bụi Nhiệt, khí, bụi Đất, chấu, giấy gió,

đất bùn cũ

37

dân trong vùng. Nhưng xét về cơ cấu, sản phẩm làng nghề được chia thành 3 nhóm nghề rõ rệt đó là:

-Truyền thống: lư đồng, cồng chiêng, lục bình, vật dụng thờ cúng,... -Dân dụng: chữ trang trí, biển quảng cáo, vật trang trí nhà hàng, khách sạn, khuôn ngói, vật sử dụng trong điện chiếu sáng, vật dụng gia đình,...

-Mỹ nghệ: tranh, chữ, tượng đồng, hoa văn, họa tiết,...

Trong đó có cả những mẫu binh khí cổ được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

Sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó các nghệ nhân trong làng đúc cũng có tham khảo, học tập những mẫu mã mới từ các vùng, làng nghề khác.

b. Thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng đúc đồng Phước Kiều chủ yếu là thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực Miền trung - Tây Nguyên, tuy nhiên cũng đã có những sản phẩm đã vươn đến thị trường Quốc tế, chủ yếu qua hình thức tiêu thụ tại chỗ, những sản phẩm này được du khách nước ngoài mua đem đi khắp nơi. Mặt dù chưa có số liệu cụ thể về thị trường tiêu thụ của làng nghề đúc Phước Kiều.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề còn hạn chế. Chủ yếu theo 3 kênh như sau:

-Thị trường nội địa phục vụ các lĩnh vực: trang trí nội thất, trùng tu di tích, đình chùa, hội quán,...

-Thị trường xuất khẩu tại chỗ: hàng thủ công mỹ nghệ thông qua khách du lịch.

-Thị trường xuất khẩu Quốc tế: hàng tiêu dùng, trang trí nội thất mà chủ yếu là thị trường Lào, Thái Lan,...

38

Thị trường đầu ra cũng như việc hỗ trợ xây dựng và bào chứng thương hiệu cho làng đúc đồng Phước Kiều vẫn là điều còn nhiều trăn trở.

1.3.8. Quản lý sản xuất

Việc quản lý sản xuất tại làng nghề đang gặp nhiều khó khăn do làng nghề phát triển một cách tự phát từ lâu, sau khi hợp tác xã giải thể thì hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu của làng nghề vẫn là hộ cá thể, trong những năm gần đây một số hộ cá thể đã lên doanh nghiệp để thuận tiện cho việc kinh doanh nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn rất ít vì hộ cá thể với việc sản xuất và bán tại chỗ và người mua trả tiền ngay sau khi thả thuận giá, không cần chứng từ, hóa đơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)