Đưa công nghệ sản xuất mới áp dụng cho Làng gốm Thanh Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 74 - 84)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.3. Đưa công nghệ sản xuất mới áp dụng cho Làng gốm Thanh Hà

Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu cùng với một dự án khoa học công nghệ nhỏ do Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Quảng Nam thực hiện, chúng tôi đề xuất nên xây dựng lò nung gốm bằng gas dựa trên thông số kỹ thuật của ngành gốm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm gốm mỹ nghệ:

64

Hình 3.21. Một lò nung gas đang được xây dựng

Việc làm lò được tính theo thể tích lò. Bên ngoài là khung thép, bên trong là gạch chịu lửa hoặc bông chịu lửa, dưới đáy là để trống vì dưới là đường ray để đẩy hàng vào lò hoặc ra lò, dưới đáy xung quanh là hệ thống gas đưa vào để đốt.

Bảng 3.9. So sánh lò nung gốm sử dụng củi và gas Lò nung sử dụng củi Lò nung sử dụng gas

- Nhiệt độ không ổn định, tốn nhiều thời gian điều chỉnh, sản phẩm không đáp ứng.

- Sinh ra nhiều tấn bụi trên/năm. - Thời gian nung thường mất 3 - 5 ngày, tùy từng loại sản phẩm.

- Làm rơi vãi loại bỏ hàng tấn đất vật liệu và than. Nhiều tấn tro xỉ/năm.

Không khí bị ô nhiễm bởi nhiều tấn

- Nhiên liệu sử dụng là gas với hệ thống bếp cháy tự nhiên, nhiệt độ được cài đặt và có hệ thống điều chỉnh nhiệt tự động, do đó sản phẩm đẹp hơn.

- Sản phẩm cố định, nhiệt được nâng dần lên chuyển từ chế độ sấy sang chế độ nung. thời gian nung sản phẩm nhanh 12 - 24 giờ.

65 khí độc hại: CO, CO2, SO2, H2S,.... - Khí than và gỗ đốt lò khiến không khí mù mịt, nhiệt độ trong làng cao hơn các nơi khác từ 3 – 4°C, dễ mắc bệnh đường hô hấp, mắc hột,... - Tỉ lệ sản phẩm hỏng khá cao 20%.

cách nhiệt làm thân lò, độ thất thoát nhiệt không đáng kể, do đó có khả năng tận dụng năng lượng cao. - Tuy nhiên chi phí làm lò khá cao. Chi phí để đầu tư 1 lò nung gas hiện đại 3.5m3, có giá lắp đặt là hơn 120 triệu đồng.

- Giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng xuống còn 2 – 5%.

66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu về hai làng nghề đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn) và gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, thành phố Hội An), chúng tôi đã đưa ra một số kết luận sau:

1. Do đặc thù ngành nghề, nên trong quá trình sản xuất, hoạt động của làng nghề đã và đang gây đe dọa đến môi trường tại các địa phương và khu dân cư xung quanh làng nghề. Hơn nữa với hình thức sản xuất là theo mô hình hộ gia đình nhỏ, lẻ, phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất; không có công nghệ đầu tư cho việc xử lý các thành phần chất thải ra môi trường bên ngoài.

2. Tại làng nghề, việc sử dụng cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường vẫn chưa được khai thác một cách đúng đắn và triệt để. Người dân còn thờ ơ với môi trường và tỏ ra không có trách nhiệm với vấn đề bảo vệ môi trường.

3. Phần lớn người dân địa phương có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên còn một phần nhỏ chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường, cũng như thực trạng và xu hướng làm suy giảm chất lượng các thành phần của môi trường trong những năm qua. Chưa ý thức được tác động có thể xảy ra khi hoạt động sản xuất mang tính lâu dài mà không có một giải pháp thích hợp nào.

KIẾN NGHỊ

1. Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng làng nghề: Nâng cấp mở rộng các tuyến đường trong làng nghề. Đầu tư hệ thống, công trình sản xuất tập trung, hệ thống thu gom và xử lý chất thải trong quá trình xản xuất.

2. Công nghệ sản xuất: Đầu tư công nghệ mới kết hợp với các phương pháp sản xuất truyền thống để tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường như:

67

- Làng nghề đúc đồng Phước Kiều: Nấu đồng bằng điện, khuôn cát, mẫu chảy,...

- Làng nghề gốm Thanh Hà: sắm máy gọt đất (khâu làm nguội), máy đùn phục vụ nhồi nhuyễn đất và làm chín đất,...

3. Phối hợp với đài truyền thanh – truyền hình, cơ quan, ban ngành, hội đoàn thể tiếp tục tổ chức tuyên truyền trên sóng phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng kết đề tào khoa học, Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi, 2011.

[2]. Bộ Tài nguyên Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, 2009.

[3]. Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1998.

[4]. Bùi Thị Tân, Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương, 1999.

[5]. Lê Thị Cẩm Hồng, Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm Làng nghề đúc đồng Phước Kiều – Tỉnh Quảng Nam, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6 - Đại học Đà Nẵng, 2008.

[6]. Nguyễn Thị Thu Hồng, Bài giảng Công nghệ khoa học môi trường, 2013.

[7]. Niên giám thống kê Huyện Điện Bàn qua các năm 2011, 2012, 2013. [8]. Niên giám thống kê Thành phố Hội An qua các năm 2011, 2012, 2013. [9]. Phạm Sơn, Làng nghề và thống kê làng nghề, Viện Khoa Học Thống Kê, 2002.

[10].Phòng Kinh tế & Hạ tầng Huyện Điện Bàn, Báo cáo về thực trạng môi trường Làng nghề đúc đồng Phước Kiều; những định hướng và giải pháp trong giai đoạn 2012 – 2015, 2012.

[11].Phòng Kinh tế & Hạ tầng Huyện Điện Bàn, Báo cáo làng nghề truyền thống; sản phẩm đặc thù, đặc sản của địa phương, 2014.

[12].Phòng Kinh tế & Hạ tầng Huyện Điện Bàn, Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, Công trình: Dự án phát triển làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều gắn với Du lịch; Hạng mục: xây

69

dựng công trình xử lý môi trường tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, 2012.

[13].Phòng Kinh tế & Hạ tầng Huyện Điện Bàn, Công trình quy hoạch chi tiết 1/500 Cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp – Thủ công mỹ nghệ Đông Khương, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam, 2009.

[14].Phòng Kinh tế & Hạ tầng Thành phố Hội An, Các chỉ tiêu tổng hợp về Kinh tế - Xã hội – Môi trường, 2013.

[15].TS. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, Làng nghề Việt

Nam và Môi Trường, NXB khoa học và kĩ thuật, 2005.

[16].Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hội An, Dự án Đánh giá ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến Thành Phố Hội An, 2013.

[17]. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hội An, Phương án tổ chức tuyến tham

quan Làng nghề sông nước và dịch vụ Homestay tại khối Nam Diêu, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, 2014.

[18]. Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội huyện Điện Bàn qua các năm.

[19]. Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố Hội An qua các năm.

[20].Viện Bơm và Các Thiết Bị Thủy Lợi Hà Nội, Nghiên cứu thiết kế và chế tạo Xyclon màng nước có áp dụng ống Venturi để nâng cao khả năng lọc bụi, khí thải góp phần làm sạch môi trường lại các làng nghề Việt Nam, 2010. [21]. Viện quy hoạch và nông thôn Quảng Nam, Quy hoạch đô thị Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

70

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU

A.Thông tin về người được phỏng vấn

1. Họ và tên: ... 2. Địa chỉ:... 3. Thời gian cư trú tại khu vực:...

<5 năm 5 – 10 năm >10 năm

B.Phần trả lời phỏng vấn

4. Theo ông (bà) thì vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề đúc đồng Phước Kiều có quan trọng không?

Có Không Không quan

tâm

5. Vậy theo Ông (bà) mục đích việc bảo vệ môi trường làng nghề là gì? Bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình

Xây dựng môi trường địa phương theo hướng xanh – sạch – đẹp Thu hút khách du lịch – tăng trưởng kinh tế- xã hội

6. Theo ông (bà) môi trường tại khu vực hiện nay như thế nào?

Tốt Ô nhiễm nặng, nhiều vấn đề

Bình thường Không biết Ít bị ô nhiễm

7. Ông (bà) có nhận thấy hoạt động của làng nghề gây ô nhiễm môi trường tại khu vực không?

Có Không Không biết 8. Ông (bà) hãy cho biết mức độ bị ảnh hưởng của môi trường do hoạt động làng nghề đúc đồng Phước Kiều hiện nay?

Thành phần Mức độ Nghiêm trọng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không biết Không khí (bụi, SO2, CO2,...) Tiếng ồn Nước ngầm

71

Nước mặt (sông, ao,..) Chất thải rắn

9. Theo ông (bà) thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người xung quanh Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Không ảnh hưởng

Không biết

10. Ông (bà) nhận thấy tác động của môi trường làng nghề đến chất lượng cuộc sống của gia đình như thế nào?

Không thay đổi Xấu đi/ tệ hơn Không biết 11. Theo nhận xét của ông (bà) thì môi trường tại khu vực hiện nay chuyển biến như thế nào trong 10 năm qua?

Tốt Không thay đổi Xấu đi Không biết

12. Theo ông (bà) việc thực hiện bảo vệ môi trường tại địa phương như thế nào? Tốt Chưa tốt Không biết 13. Theo ông (bà) khó khăn trong việc thực hiện chương trình bảo vệ môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều là gì?

Vốn đầu tư/sự quan tâm từ cấp trên

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong làng nghề Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ địa phương

Công nghệ cũng như các biện pháp xử lý môi trường chưa thực sự hiệu quả.

Đà Nẵng, ngày.... tháng.... năm 2015 Người cung cấp thông tin

- XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN -

72

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG GỐM THANH HÀ

A. Thông tin về người được phỏng vấn

1. Họ và tên:... 2. Địa chỉ:... 3. Thời gian cư trú tại khu vực:...

<5 năm 5 – 10 năm >10 năm

B. Phần trả lời phỏng vấn

4. Theo ông (bà) thì vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề gốm Thanh Hà có quan trọng không?

Có Không Không quan

tâm

5. Vậy theo Ông (bà) mục đích việc bảo vệ môi trường làng nghề là gì? Bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình

Xây dựng môi trường địa phương theo hướng xanh – sạch – đẹp Thu hút khách du lịch – tăng trưởng kinh tế- xã hội

6. Theo ông (bà) môi trường tại khu vực hiện nay như thế nào?

Tốt Ô nhiễm nặng, nhiều vấn đề

Bình thường Không biết Ít bị ô nhiễm

7. Ông (bà) có nhận thấy hoạt động của làng nghề gây ô nhiễm môi trường tại khu vực không?

Có Không Không biết 8. Ông (bà) hãy cho biết mức độ bị ảnh hưởng của môi trường do hoạt động làng nghề gốm Thanh Hà? Thành phần Mức độ Nghiêm trọng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không biết Không khí (bụi, NO2, CO2,...) Nước ngầm

73

Chất thải rắn

9. Theo ông (bà) thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người xung quanh Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Không ảnh hưởng

Không biết

10. Ông (bà) nhận thấy tác động của môi trường làng nghề đến chất lượng cuộc sống của gia đình như thế nào?

Không thay đổi Xấu đi/ tệ hơn Không biết 11. Theo nhận xét của ông (bà) thì môi trường tại khu vực hiện nay chuyển biến như thế nào trong 10 năm qua?

Tốt Không thay đổi Xấu đi Không biết

12. Theo ông (bà) việc thực hiện bảo vệ môi trường tại địa phương như thế nào? Tốt Chưa tốt Không biết 13. Theo ông (bà) khó khăn trong việc thực hiện chương trình bảo vệ môi trường tại làng nghề gốm Thanh Hà là gì?

Vốn đầu tư/ sự quan tâm từ cấp trên

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong làng nghề Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ địa phương

Công nghệ cũng như các biện pháp xử lý môi trường chưa thực sự hiệu quả.

Đà Nẵng, ngày.... tháng.... năm 2015 Người cung cấp thông tin

- XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN -

Một phần của tài liệu Đánh giá ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và gốm Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)