2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.9. Hiện trạng chất lượng môi trường tại làng nghề đúc đồng Phước
Phước Kiều
a. Môi trường cảnh quan [12]
27
Về giao thông: Thực hiện chương trình “Giao thông nông thôn” toàn bộ đường giao thông làng nghề đã được đầu tư bê tông hóa tuy nhiên đường giao thông vẫn còn chật, hẹp (rộng nhất 2,5m; hẹp nhất 1,5m) việc thi công bằng thủ công không đảm bảo đúng độ dốc và cao độ mặt đường nên có nhiều chỗ trũng thấp dẫn đến nhiều đoạn bị ngập nước lúc trời mưa. Hệ thống thoát nước mặt tại các đường giao thông chưa có nên tình trạng nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn còn chảy tràn trên mặt đường.
Hệ thống điện sinh hoạt đã được phủ kín trong khu vực làng nghề, tuy nhiên do đầu tư từ những năm 1980 - 1990 nên đã xuống cấp, chất lượng điện năng chưa đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của bà con làng nghề.
Các công trình công cộng đã được đầu tư từ lâu, trong giai đoạn hiện nay cùng với chủ trường xây dựng Nông thôn mới các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng không đạt các tiêu chí đề ra, việc đầu tiên nâng cấp các công trình nêu trên trong thời gian đến vừa tạo điều kiện để làng nghề Phước Kiều phát triển bền vững theo hướng Công nghiệp – Thương Nghiệp – Dịch vụ vừa tạo điều kiện cho khu vực làng nghề Phước Kiều đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Cảnh quan: Tường rào cổng ngõ thiếu đồng bộ, không có mỹ quan, nhà ở chưa khang trang. Cây xanh chưa đảm bảo độ che phủ, nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ khác nhau. Các hồ nước, mương thác trong làng đều nhiễm bẩn do rác thải từ sinh hoạt của người dân và hậu quả của những cơn lụt để lại làm ảnh hưởng tới cảnh quan chung, công tác nạo vét ao hồ, kênh mương trong khu vực làng nghề chưa được đầu tư.
b. Môi trường sản xuất [12]
Do thói quen trong sản xuất hộ gia đình nên đã không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm. Nước và chất thải rắn trong quá trình sản xuất đều thải vào môi trường xung quanh, bụi khói trong khâu nấu kim loại để tự do phát tán vào
28
không khí. Riêng nước trong sinh hoạt đều dùng từ mạch nước ngầm nên không đảm bảo vệ sinh do môi trường đất bị ô nhiễm.
Quá trình sản xuất trong nghề đúc đồng trãi qua nhiều công đoạn chủ yếu bằng phương pháp thủ công truyền thống từ công đoạn nhồi đất tạo khuôn mẫu, nung khuôn, nấu đồng nóng chảy rót vào khuôn, phá vỡ khuôn, gia công nguội sản phẩm đã tiêu hao nhiều nhiên, nguyên liệu. Công tác vệ sinh công nghiệp sau sản xuất ở nhiều cơ sở còn hạn chế nên nhiều chất thải rắn (bụi, than, xỉ lò nấu, khuôn mẫu phá vỡ) rơi vãi nhiều trên các nhà xưởng.
Các loại khí thải trong quá trình sản xuất như CO2, CO, SO2... phát tán trực tiếp vào không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và mọi người xung quanh.
Việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường ở từng hộ sản xuất chưa được thực hiện, hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh muốn nên việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường cho từng hộ sản xuất gặp không ít khó khăn. Do đó UBND huyện Điện Bàn đã xem xét và quyết định phê duyệt xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại khu vực Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề, tuy nhiên không hoạt động hiệu quả.