Thực trạng CLTĐ các CTTD của Hội LHPN cấp xã/phường

Một phần của tài liệu ĐẠI học BÁCH KHOA hà nội (Trang 58 - 67)

Thẩm địnhcác chương trình tíndụng được Ngân hàng CSXH ủy thác cho Hội LHPN, có 6 công đoạn. Trong đó Hội LHPN cấp xã/ phường là đơn vị trực tiếp thực hiện cả 6 công đoạn. Để nghiên cứu cụ thể nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt trong cách thức quản lý giữa các Hội LHPN xã/ phường, mà đối tượng cụ thể đề tài nghiên cứu là Hội LHPN xã Sủ Ngòi và Hội LHPN P. Thái Bình. Đề tài sẽ đi tìm hiểu việc thực hiện từng công đoạn giữa 2 xã/ phường để làm rõ vấn đề. Từ đó chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thực trạng thẩm định các chương trình tínhdụng của Hội LHPN cấp xã/ phường.

Trước hết về tổng quan cho tới thời điểm hiện tại là cuối năm 2014, Hội LHPN xã Sủ Ngòi đang quản lý 4 tổ TK&VV với 112 hộ vay vốn và số tổng dư nợ là hơn 1,4 tỷ đồng. Cụ thể các 4 tổ thuộc 2 xóm của xã, là xóm 4 và xóm 2. Hội LHPN xã quản lý hội viên không nhất thiết phải là phụ nữ mà quản lý các tổ TK&VV, các hộ vay theo địa bàn, địa giới hành chính.

Hội LHPN P. Thái Bình quản lý 02 tổ TK& VV với số hộ vay là 71 hộ vay và số dư nợ tính tới cuối năm 2014 là hơn 1,2 tỷ đồng. Có thể thấy về mặt số lượng số tổ TK&VV hay số hộ vay mà Hội LHPN xã Sủ Ngòi quản lý đều nhiều hơn so với số tổ và số hộ vay của Hội LHPN P. Thái Bình. Song chất lượng quản lý càng cho thấy rõ Hội LHPN P. Thái Bình có vấn đề trong công tác quản lý cácchương trình tín dụng được ủy thác.

Quy trình cho vay vốn bao gồm 09 nội dung công việc, Ngân hàng CSXH ủy thác cho Hội LHPN thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:

58

2.3.3.1. Công đoạn 1: Thông báo các chế độ, chính sách tín dụng ưu đãi, tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng có nhu cầu vay vốn

Công đoạnnày đang được thực hiện cụ thể: Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ. Thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hội LHPN hai xã Xủ Ngòi và P. Thái Bình đã thực hiện công đoạn này thường xuyên hàng năm từ những năm đầu tiên (năm 2004) khi có chương trình vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH. Các năm sau và đến năm 2014, Hội LHPN chỉ sử dụng chủ yếu là nguồn vốn quay vòng, không có nguồn vốn mới. Thực hiện cụ thể ở hai xã/ phường là khi có nguồn tín dụng ưu đãi, Ngân hàng sẽ thông báo với Ban xóa đói giảm nghèo. Sau đó Ban xóa đói giảm nghèo thông báo cho Hội LHPN, để từ đó Hội LHPN căn cứ vào nhu cầu của các tổ, tổ chức họp các tổ, các đối tượng có nhu cầu vay vốn phổ biến về nguồn vốn.

Sơ đồ 3: Quy trình thông báo nguồn tín dụng từ Ngân hàng CSXH đến các tổ TK&VV, hộ vay

2.3.2.2. Công đoạn 2: chỉ đạo nội dung thành lập Tổ; nhận và thông báo kết quả phê duyệt công văn, chứng kiến giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch.

Tới thời điểm hiện tại công đoạn 2 đang được các Hội LHPN xã/ phường trên địa bàn thành phố thực hiện như sau: Hướng dẫn việc thành lập tổ TK&VV theo Quyết định số: 15/QĐ-HĐQT, ngày 05/03/2013 của HĐQT Ngân hàng CSXH. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ TK&VV tổ chức họp tổ để kết nạp tổ viên, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH (mẫu số 03) theo từng chương trình, trình UBND cấp xã xác nhận và đề nghị cho vay. [Phụ lục 1, 2].

Nguồn TD của Ngân hàng CSXH

Ban xóa đói

giảm nghèo xã/ phườngHội LHPN

Tổ TK&VV, hộ vay có

59

Sau đó Hội LHPN xã/ phường nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH.

Tổ TK&VV tại 02 xã Sủ Ngòi và P. Thái Bình tính tới thời điểm hiện tại đều không phải là tổ TK&VV thành lập mới. Do các tổ đã được thành lập từ những năm trước và vẫn được duy trì hoạt động theo mục đích, nguyên tắc cụ thể. Tới thời điểm hiện tại số lượng hộ vay vốn trong các tổ có giảm sút, do một số hộ chuyển sang vay bằng nguồn vốn khác, hoặc không còn nhu cầu vay vốn. Nhưng mỗi tổ vẫn có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa không quá 60 tổ viên, cư trú cùng trên một xóm. Điều đặc biệt là các tổ được thành lập theo địa giới hành chính và không phân biệt hội viên của đoàn thể nào. Tức là hội viên của xóm 02 hoặc xóm 04 của Tổ TK&VV, Hội LHPN xã Sủ Ngòi quản lý, không nhất thiết phải là phụ nữ, mà có thể là đoàn viên Đoàn thanh niên, hội viênHội Cựu chiến binh hay Hội Nông dân.

Để hiểu rõ hơn công đoạn 2, đề tài đã đi tìm hiểu thực tế quá trình thực hiện công đoạn này của Hội LHPN 02 xã, phường thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ Hội LHPN 02 xã, phường và tìm hiểu một số biên bản thành lập tổ TK&VV, biên bản họp của tổ TK&VV thấy rằng: Đây là công đoạn nối tiếp của công đoạn 1, sau khi được thông báo, Hội LHPN đã xem xét nếu số lượng hội viên là trên 05 hội viên mới được thành lập 1 tổ TK&VVvà nếu số lượng hội viên là trên 60 hội viên thì sẽ tách ra làm 1 tổ mới. Đồng thời dựa trên nguyên tắc thành lập tổ TK&VV là các tổ viên tự nguyện, đoàn kết, tương trợ nhau cùng có lợi, nên khi thành lập tổ, các tổ viên đã biểu quyết đa số tự bầu ra ban quản lý tổ TK&VV với 1 tổ trưởng và 1 tổ phó. Ban quản lý tổ cũng có thể thay đổi, bổ sung tổ trưởng thì khi đó tổ họp lại, bầu lại và trình UBND xã phê duyệt, sau đó gửi Ngân hàng.

Trong tất cả các công đoạn, Ban quản lý tổ đều có các nhiệm vụ cụ thể, nhưng trong công đoạn này Ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Triển khai, thực hiện quy ước hoạt độngcủa tổ. Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về mục tiêu thành lập tổ, chủ trường chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và quy định, thủ tục vay vốn của Ngân hàng CSXH.

- Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên, tiến hành họp tổ để bình xét công khai các nội dung: Hộ đủ điều kiện vay vốn; nhu cầu vay vốn của hộ; mục đích xin vay vốn của hộ; khả

60

năng trả nợ của hộ. Sau đó tổ thống nhất các hộ được vay vốn, Tổ thành lập "danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn" thành 04 liên (mẫu số 03/TD) gửi UBND cấp xã/ phường xác nhận để gửi Ngân hàng CSXH xét duyệt cho vay. [Phụ lục 3]

- Ban Quản lý tổ nhận kết quả phê duyệt cho vay của ngân hàng theo mẫu số 04/TD và 01 liên danh sách 03/TD đã được duyệt, thông báo cho tổ viên biết lịch giải ngân của Ngân hàng, chứng kiến việc Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến từng hộ. [Phụ lục 4]

- Ban Quản lý tổ nhận bảng kê lãi phải thu – lãi thực thu – tiền gửi tiết kiệm – thu nợ gốc từ tiền gửi tiết kiện (mẫu số 13/TD), lập danh sách theo mẫu 02/TM (do Ngân hàng in sẵn) khi tổ viên có nhu cầu rút tiền tiết kiệm. Biên lại chưa thu tiền lãi được của tháng trước phải bàn giao lại cho Ngân hàng CSXH. [Phụ lục 5, 6]

Có thể thấy để quản lý tốt, Hội LHPN xã/ phường cần phối hợp chặt chẽ với ban quản lý các tổ TK&VV, đặc biệt là tổ trưởng và tổ phó của các tổ TK&VV. Tuy nhiên khi nghiên cứu Hội LHPN P. Thái Bình cũng cho thấy một vấn đề cần quan tâm đó là: Nếu Hội LHPN liên kết với Ban quản lý Tổ để thực hiện những vay ké, vay chung thì không thể không tránh khỏi tình thất thoát nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn vay của các hộ dân.

Tính tới thời điểm cuối tháng 8 năm 2014 Hội LHPN P. Thái Bình có 2 tổ TK&VV do Hội quản lý. Tuy nhiên hoạt động vốn ủy thác của Hội đã có nhiều bất cập trong 2 năm 2013, 2014 với nguyên nhân là do tồn tại tình trạng vay ké của các hộ dân. Theo Báo cáo hoạt động vốn ủy thác do Hội LHPN P. Thái Bình năm 2014 cho thấy: Tại tổ TK&VV 1+2+4+5 Chủ tịch Hội LHPN P. Thái Bình đã vay ké của 10 hộ dân với số tiền là 70,6 triệu đồng. Còn tại tổ trưởng TK&VV tổ 16 Chủ tịch Hội LHPN phường đã vay ké của 5 hộ dân với số tiền là 53 triệu đồng; đồng thời vay chung tổ trưởng tổ TK&VV tổ 16 với 2 hộ dân số tiền là 14 triệu đồng. Do đó tổng số tiền mà Hội LHPN quản lý được Chủ tịch Hội LHPN P. Thái Bình vay ké và vay chung của 15 hộ dân, với tổng số tiền là 123,6 triệu đồng.

Đây là số tiền không nhỏ cho thấy sai phạm trong hoạt động quản lý nguồn vốn ủy thác của Hội LHPN P. Thái Bình. Mà cụ thể ở đây là ở cách thức quản lý, tư cách người cán bộ của Hội LHPN đã góp phần tạo nên những sai phạm trên. Chủ tịch Hội LHPN P. Thái Bình và Tổ trưởng tổ TK&VV tổ 16 đã lợi dụng chức trách nhiệm vụ, chức vụ và uy tín để ép buộc hộ vay cho vay ké sau khi hộ vay nhận tiền của Ngân hàng.

61

Vậy nếu từ công đoạn 2 đã xảy ra những sai phạm do chính bản thân người cán bộ của Hội LHPN và Ban quản lý các tổ TK&VV thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề sai phạm. Vậy trong các công đoạn khác, Hội LHPN xã Sủ Ngòi và Hội LHPN P. Thái Bình đã thực hiện như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.3. Công đoạn 3: Phối hợp Ban quản lý tổ kiểm tra, giám sát, đôn đốc trả nợ lãi và thông báo các trường hợp rủi ro

Hội LHPN các xã/ phường đang phải thực hiện là: thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các tổ TK&VV thuộc phạm vi của tổ chức Hội quản lý. Giám sát quátrình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với ban quản lý Tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận. Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Phối hợp cùng Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn... và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

Trong công đoạn này chúng ta có thể thấy cách thức xử lý nợ quá hạn của Hội LHPN xã Sủ Ngòi là tương đối hiệu quả. Cụ thể đối với Hội LHPN xã Sủ Ngòi, khi nghiên cứu thấy rằng cán bộ của Hộiđã thường xuyên kiểm tra hoạt động của 4 tổ TK&VV. Phối hợp chặt chẽ với ban quản lý 4 tổ để đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận. Đặc biệt Hội LHPN xã Sủ Ngòi đã có cách xử lý rất hợp lý đối với trường hợp nợ quá hạn còn tồn tại trong Hội. Đó là dùng chính khoản tiền tiết kiệm mà các tổ viên trong tổ TK&VV đã được huy động lập nguồn vốn tiết kiệm, để chi trả cho các trường hợp khi đến kì phải trả nợ mà chưa có tiền để trả nợ. Đây chính là cách thức Hội tự gia hạn cho các hộ vay chưa có đủ tiền trả nợ khi đã đến kì phải trả, nên các khoản nợ quá hạn đối với nguồn vốn Hội LHPN quản lý là không có. Đồng thời với cách thức tự gia hạn đã giúp các hộ vay có thêm thời gian huy động tiền trả nợ. Hội LHPN xã Sủ Ngòi cũng phối hợp với ban quản lý các tổ, họp tổ tìm biện pháp giúp đỡ các tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ.

Bên canh đó, Hội LHPN xã Sủ Ngòi đã có quá trình giám sát, đôn đốc trực tiếp với các tổ viên trong tổ, thông qua trách nhiệm các tổ trưởng, tổ phó ban quản lý tổ. Đó là trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận tiền vay, Ban quản lý tổ phải kiểm tra việc sự dụng vốn của 100%

62

thành viên vay vốn trong tổ, theo mẫu 06/TD và gửi Ngân hàng. Phát hiện kịp thời các trường hợp hộ vay sử dụng sai mục đích thì lập biên bản và yêu cầu hộ vay trả nợ trước hạn. [Phụ lục 7]. Công đoạn này cũng thể hiện trách nhiệm của ban quản tổ ở việc: Đối với những tổ có tín nhiệm với Ngân hàng và được các tổ viên trong tổ nhất trí sẽ được Ngân hàng giao cho tổ trực tiếp thu lãi, vốn vay, thu tiền tiết kiệm của tổ. Tổ trưởng tiến hành việc thu lãi của các tổ viên theo định lỳ và tiền thu được phải nộp vào Ngân hàng đầy đủ, kịp thời. Trường hợp tổ không được ủy nhiệm thu lãi phải thực hiện đôn đốc tổ viên có mặt tại điểmgiao dịch xã để nộp lãi, gốc cho Ngân hàng CSXH khi đến hạn.

Do Hội LHPN xã Sủ Ngòi quản lý chặt chẽ các tổ TK&VV, nên không có hiện tượng tổ trưởng, tổ phó tổ TK&VV thực hiện những hành vi không được làm như: Thu gốc, thu lãi trước, thu thêm các khoản phí, tự đặt ra mức gửi tiết kiệm hàng tháng, giữ sổ vay vốn, nhờ tổ viên vay hộ, vay ké… Đặc biệt có sự giám sát của Hội LHPN nên các tổ trưởng của 4 tổ cũng không sử dụng tiền lãi, tiền gửi của tổ viên vào việc riêng, hay dùng tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm, nợ gốc của tổ viên này cho tổ viên khác.

Tóm lại sự phối hợp giữa ban quản lý tổ và Hội LHPN xã/ phường thông qua quá trình giám sát, đôn đốc các hội viên trả nợ gốc, lãi là rất cần thiết. Đây là công đoạn cho thấy rõ nhất vai trò của Hội LHPN. Tuy chỉ là “trung gian” trong suốt quá trình vay, là đơn vị được nhận ủy thác. Nhưng nếu Hội không phối hợp chặt chẽ, không giám sát, đôn đốc ban quản lý Tổ thì vấn đề nợ quá hạn sẽ là không tránh khỏi.

2.3.3.4 Công đoạn 4: Đôn đốc Ban quản lý tổ thực hiện hợp đồng ủy nhiệm (thành viên đến điểm giao dịch thực hiện các nghĩa vụ trả nợ, lãi, gửi tiết kiệm); đánh giá phân loại tổ.

Công đoạn này cho thấy rõ hơn nữa vai trò của Hội LHPN đối với Ban quản lý Tổ TK&VV. Đối với Hội LHPN xã Sủ Ngòi, Hội đã thường xuyên chỉ đạo Ban quản lý tổ trong việc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận; trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thỏa thuận (đối với các Tổ TK&VV không được Ngân hàng CSXH ủy nhiệm thu). Kiểm tra thường xuyên nguồn vốn vay thông qua việc giám sát Ban quản lý thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được Ngân hàng CSXH ủy nhiệm thu). Đồng thời Hội thường xuyên theo dõi

63

hoạt động của Tổ TK&VV, thông qua việc đôn đốc Ban quản lý thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng CSXH.

Một phần của tài liệu ĐẠI học BÁCH KHOA hà nội (Trang 58 - 67)