Mức phí dịch vụ ủy thác trả cho Hội LHPN các cấp từng thời kỳ phù hợp với mức phí ủy thác do Bộ tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ ủy thác trả cho các cán bộ Hội tối đa là 0,045%/ tháng tính trên dư nợ có thu được lãi. Việc chi trả mức phí dịch vụ ủy thác còn phụ thuộc vào chất lượng dự nợ tín dụng ủy thác. Cụ thể tùy theo mức tỷ lệ nợ quá hạn khác nhau mà cán bộ Hội được hưởng mức phí ủy thác khác nhau.
Phí dịch vụ ủy thác tổ chức Hội được hưởng trong 04 trường hợp hiện nay chưa thể hiện rõ được trách nhiệm của cán bộ Hội. Đề tài đề xuất giải pháp đưa ra là cần nâng mức phí dịchvụ ủy thác tùy theo mức tỷ lệ nợ quá hạn, cụ thể như sau:
+ Trường hợp 1: Dư nợ do Hội LHPN nhận ủy thác có tỷ lệ nợ nghi ngờ (nợ quá hạn trước đây) đến 5% thì Hội được hưởng 100% mức phí ủy thác.
+ Trường hợp 2: Dự nợ do Hội LHPN nhận ủy thác có tỷ lệ nợ nghi ngờ (nợ quá hạn trước đây) đến 5% đến 7% thì Hội được hưởng 50% mức phí ủy thác.
+ Trường hợp 3: Dư nợ do Hội LHPN nhận ủy thác có tỷ lệ nợ nghi ngờ (nợ quá hạn trước đây) từ trên 7% thì Hội không được hưởng phí ủy thác.
Phí dịch vụ ủy thác chính là số tiền mà người cán bộ Hội LHPN được nhận khi làm tốt CLTĐcác CTTD cho vay ủy thác của Ngân hàng CSXH. Vì vậy khi mức phí dịch vụ ủy thác được điều chỉnh cao thìtrách nhiệm cán bộ Hội LHPN các cấp được sẽ được gắn chặt hơn với quyền lợi mà người cán bộ được hưởng, người cán bộ sẽ chuyên tâm hơn trong thẩm định.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong quy định cho phép của ngân hàng nhà nước hiện nay là 5%. Do đó, khi các giải pháp của đề tài được tiến hành tốt, thì có thể giả định tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát là 5%. Bảng 8 cho chúng ta cái nhìn rõ hơn vềdư nợ cho vay ủy thác của Ngân hàng CSXH với Hội LHPN thành phố qua 2 năm 2013, 2014 đã được giả định.
Nghiên cứu cũng cho thấy quy trình thẩm định các chương trình tín dụng của Hội LHPN tỉnh Hòa Bình đã và đang thực hiện còn một số hạn chế, đặc biệt trong khâu giám
76
sát, Do đó, nghiên cứu đề xuất thiết lập Sổ tay hướng dẫn quy trình kiểm tra giám sát. Đây cũng là một trong số các giải pháp để nâng cao hiệu quả thẩm định các chương tình tín dụng mà Hội nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH, [Phụ lục 8]
Bảng 8: Phân tích dư nợ cho vay ủy thác của Ngân hàng CSXH với Hội LHPN
thành phố (Giả định trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn trong mức quy định)
Đơn vị tính: Tổ, hộ, triệu đồng Đơn vị xã/ phường Năm 2013 Năm 2014 Sổ tổ TK & VV Số hộ vay vốn Dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Sổ tổ TK & VV Số hộ vay vốn Dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) P. Chăm Mát 3 78 1875 25 1,3 3 75 1809 30 1,67 P. Thái Bình 2 76 1278 63,9 5,0 2 71 1250 62,5 5,0 P. Phương Lâm 2 75 1317 10 0,8 2 57 1051 9 0,86 P. Đồng Tiến 4 58 992 19 1,9 4 62 1051 0,00 P. Tân Thịnh 6 139 2882 13 0,5 6 122 2566 6 0,25 P. Tân Hòa 3 66 1015 23 2,3 3 55 830 9 1,04 P. Hữu Nghị 3 79 1473 0,0 3 66 1300 0,00 P. Thịnh Lang 3 60 947 18 1,9 3 49 809 10 1,21 Xã Thống Nhất 5 152 3752 0,0 5 154 4006 0,00 Xã Dân Chủ 4 159 1552 0,0 4 167 1952 0,00 Xã Sủ Ngòi 4 113 1364 0,0 4 112 1494 0,00 Xã Yên Mông 4 159 3520 4 0,1 4 147 3383 14 0,41 Xã Hòa Bình 2 101 2447 0,0 2 99 2383 0,00 Xã Thái Thịnh 1 48 1345 0,0 1 45 1280 34 2,66 Xã Trung Minh 4 190 2592 21 0,8 4 220 3094 23 0,74 Tổng số 50 1553 28351 196,9 0,7 50 1501 28258 197,5 0,7
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thẩm địnhcác chương trình tín dụng nói chung và thẩm địnhcác chương trình tín dụng được Ngân hàng CSXH ủy thácnói riêng đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của Hội LHPN các cấp. Ngoài ra, công tác này đã và đang đóng góp phần lớn vàosự phát triển kinh tế, đời sống của các hộ gia đình, đặc biệt là các hội viên hộiphụ nữ.
Trong thờigian thực tập, đề tài đã tìm hiểuthu thập thông tin cần thiết để viết luận văn với đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định các chương trình tín dụng của Hội
LHPN tỉnh Hòa Bình”, Nghiên cứu đã cho thấy các vấn đề tổng quan về thẩm định các
chương trình tín dụngnhư: khái niệm, mục đích, yêu cầu của thẩm định, Đặc biệt nghiên cứu sâu về quy trình và nguồn thông tin để thẩm định.
Căn cứ vào các văn bản Nghị định số: 78/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ “về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”; Văn bản Thỏa thuận số: 2912/VBTT, ngày 07/11/2006 giữa Hội LHPN Việt Nam với Ngân hàng Chính sách xã hội "V/v thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác", Văn bản số: 1114/NHCS-TD, ngày 22/4/2007 về việc “Hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Ngân hàng CSXH với các tổ chức CT - XH”, Hội LHPN tỉnh Hòa Bình được nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) 09 chương trình tín dụngđang thực hiện.
Thực hiện các văn bản giữa Ngân hàng CSXH và Hội LHPN tỉnh Hòa Bình về việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong những năm qua, công tác phối hợp quản lý nguồn vốn giữa Ngân hàng CSXH và Hội LHPN tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể: Trong năm 2012 các chương trình cho vay của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác có tổng dư nợ là trên 1,5 ngàn tỷ đồng đến nay năm 2014 tổng dư nợ đã là trên 1,8 ngàn tỷ đồng. Cho thấy số lượng vốn ủy thác ngày càng tăng lên, tạo điều kiện cho các tổ TK&VV, các hộ được vay vốn nhiều hơn. Tuy nhiên 3 năm gần đây số tổ TK&VV và số hộ vay vốn có xu hướng giảm xuống từ 2948 tổ xuống
78
còn 2917 tổ, từ 3019 hộ giảm xuống 2847 hộ, là do cuộc sống của các tổ, hộ đã được cải thiệnrõ rệt.
Phương thức quản lý các tổ của Hội LHPN cấp tỉnh được duy trì tương đối ổn định với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm không đổi đều là 0,3%.Song qua bảng cũng thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn của Hội LHPN thành phố qua 3 năm lại ngày càng cao, với tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 là 0,45%, năm 2013 là 1,03% và tới tháng 12/2014 là 1,23%.Tỷ lệ này tăng bình quân qua 3 năm là 65,9% cho thấy đây là một vấn đề cấp bách đối với Hội LHPN thành phố, vì vậy đề tài đã tập trung nghiên cứu nguồn vốn ủy thác do Hội LHPN thành phố quản lý.
Phân tích dư nợ ủy thác của Hội LHPN thành phố Hòa Bình qua 3 năm có thể thấy rõ: đa số các Hội LHPN xã/ phường như xã Sủ Ngòi đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn ủy thác, song vẫn còn một số xã/ phường như P. Thái Bình chưa làm tốt công tác quản lý nguồn vốn ủy thác với tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm đang ở mức quá cao.Nguồn vốn ủy thác do Hội LHPN P. Thái Bình quản lý là tương đối có hiệu quả trong năm 2012, với 2 tổ TK&VV, 89 hộ vay và tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là 0,35%. Tuy nhiên đến năm 2013 và 2014 thì bên cạnh sốtổ, số hộ vay vẫn được duy trì, thì tỷ lệ nợ quá hạn lại ở mức quá cao lần lượt là 12,52% và 16,98%. Do đó đề tài chọn xã Sủ Ngòi và P. Thái Bình là hai đối tượng để nghiên cứu trách nhiệm Hội LHPN cấp xã/ phường trong phân cấp quản lý vốn ủy thác.
Hoạt động vốn ủy thác của Hội LHPN P. Thái Bình đã có nhiều bất cập trong 2 năm 2013, 2014 với nguyên nhân là do tồn tại tình trạng vay ké của các hộ dân. Theo Báo
cáo hoạt động vốn ủy thác do Hội LHPN P, Thái Bình năm 2014: Tổng số tiền mà Hội LHPN quản lý được Chủ tịch Hội LHPN P. Thái Bình vay ké và vay chung của 15 hộ dân là 123,6 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ cho thấy sai phạm trong hoạt động quản lý nguồn vốn ủy thác của Hội LHPN P. Thái Bình. Mà cụ thể ở đây là do cách thức quản lý, tư cách người cán bộ của Hội LHPN đã góp phần tạo nên những sai phạm trên. Chủ tịch Hội LHPN P. Thái Bình và Tổ trưởng tổ TK&VV tổ 16 đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ, chức vụ và uy tín để ép buộc hộ vay cho vay ké sau khi hộ vay nhận tiền của ngân hàng. Bên cạnh đó tìm hiểu cũng cho thấy Hội LHPN P. Thái Bình còn có một số sai phạm như: Chủ tịch Hội LHPN P. Thái Bình và tổ trưởng tổ TK&VV đã thực hiện những sai phạm
79
như: Tự ý thu lãi của hộ vay nhưng không cho hộ vay ký tên trên bảng kê mẫu số 13/TD của Ngân hàng CSXH và không phát biên lai hoặc sử dụng biên lai trắng cho hộ vay.
Ngược lại với cách thức quản lý đó, Hội LHPN xã Sủ Ngòi lại quản lý nguồn vốn hiệu quả. Cụ thể đối với Hội LHPN xã Sủ Ngòi, cán bộ của Hội đã thường xuyên kiểm tra hoạt động của 4 tổ TK&VV. Phối hợp chặt chẽ với ban quản lý 4 tổ để đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận. Đặc biệt Hội LHPN xã Sủ Ngòi đã có cách xử lý rất hợp lý đối với trường hợp nợ quá hạn còn tồn tại trong Hội. Đó là dùng chính khoản tiền tiết kiệm mà các tổviên trong tổ TK&VV đã được huy động lập nguồn vốn tiết kiệm, để chi trả cho các trường hợp khi đến kì phải trả nợ mà chưa có tiền để trả nợ. Đặc biệt có sự giám sát của Hội LHPN nên các tổ trưởng của 4 tổ cũng không sử dụng tiền lãi, tiền gửi của tổ viênvào việc riêng, hay dùng tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm, nợ gốc của tổ viên này cho tổ viên khác.
Tóm lại, sau khi tìm hiểu 6 công đoạn trong quy trình thẩm định các chương trình tín dụng mà Hội LHPN xã/ phường được ủy thác thực hiện. Có thể thấy rõ công tác quản lý chất lượng nguồn vốn của Hội LHPN các xã/ phường phụ thuộc lớn vào chính Chủ tịch Hội LHPN xã/ phường, cũng như Ban quản lý tổ TK&VV (cụ thể là tổ trưởng và tổ phó ban quản lý). Nếu Chủ tịch Hội LHPN xã/ phường thực hiện đúng vai trò, chức trách, nhiệmvụcủa mình thì các công đoạn được thực hiện đảm bảo đúng theo quy định. Đồng thời Hội LHPN có sự phối hợp chặt chẽ, cũng như kiểm tra giám sát Ban quản lý các tổ TK&VV thì sẽ không tồn tại những sai phạm như vay ké, vay chung, vay xâm tiêu… của cáchộ vay. Và qua đó, tổ viên tổ TK&VV, hộ vay, có thể yên tâm hơn trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay.
Đề tài cũng đã đánh giá chung về quy trình thẩm định; Chất lượng thẩm định các chương trình tín dụng tại Hội LHPN các cấp; Ðánh giá về vai trò trách nhiệm của tổ TK&VV, hộ vay để từ đó đưa ra các giải pháp.Giải pháp về tập hợp tư liệu thông tin: Đối với những thông tin liên quan đến hộ vay vốn, cán bộ Hội LHPN các cấp không chỉ căn cứ vào các tài liệu hộ vay gửi đến mà cần phải trực tiếp phỏng vấn hộ vay để chất vấn các thông tin không chính xác. Đồng thời, có thời gian kết hợp với việc khảo sát nơi sinh sống của hộ vay vốn nhằm điều tra hộ sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán; Giải pháp về nguồn nhân lực: Hội LHPN các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh và cấp thành phố nên chú ý tiếp tục thực hiện công tác bổ xung, tuyển dụng mới những cán bộ có năng lực thực sự. Cán bộ được tuyển chọn cần có sự kết hợp giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, mà tiên quyết trong thẩm địnhchính là tư cách
80
đạo đức; Giảipháp về trang thiết bịcông nghệ: HộiLHPN cũng cần tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho thẩm địnhsao cho mỗi cán bộ Hội LHPN xã/ phường đều được trang bị một máy vi tính và toàn bộ hệ thống được nối mạng, Giải pháp về phí dịch vụ ủy thácvà đề xuất sổ tay hướng dẫn quy trình kiểm tra giám sát.
Kiến nghị
Ngân hàng CSXH
* Đối với Ngân hàng CSXH Việt Nam
Đề nghị Ngân hàng CSXH Việt Nam xem xét, cải tiến một số quy trình, quy định nghiệp vụ hoặc mức cho vay chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay. Sát nhập các chương trình tín dụng có đối tượng và quy trình gần giống nhau nhằm giảm bớt số lượng các chương trình tín dụng chính sách mà vẫn đảm bảo việc cung ứng vốn cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Đề nghị Ngân hàng CSXH nghiên cứu chế độ phụ cấp đối với Hội LHPN cấp xã/ phường và trưởng thôn/xóm (xã), ban quản lý tổ TK&VV tham gia hoạt động với Ngân hàng CSXH để nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Đềnghị Ngân hàng CSXH Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện đề án hiện đại hóa công nghệ và mở rộng việc ứng dụng tin học trong các nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định các chương trình tín dụng để giảm bớt khối lượng cho cán bộ, tăng cường công tác cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tại các đơn vị cơ sở.
Đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ Ngân hàng CSXH có kiến thức, năng lực tâm huyết với sự nghiệp của ngành, đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đảm bảo cung cấp các tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh để các chương trình tín dụng thực sự là công cụ hữu hiệu thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
* Đối với Ngân hàng CSXH Hòa Bình
Đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH sớm có ý kiến với các Bộ, Ngành, Chính phủ sớm triển khai cho vay đối với hộ vay mới thoát nghèo nhằm thực hiện mục
81
tiêu giảm nghèo bền vững; bổ sung thêm đối tượng vay; nghiên cứu chính sách vay vốn tạo việc làm chuyển đổi nghề đối với hộ dân tại các xã không thuộc vùng khó khăn.
Đề nghị Ngân hàng CSXH ưu tiền vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố Hòa Bình, đặc biệt là 09 chương trình vốn vay đang thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục vụ cho mục tiêu nâng cao điều kiện sống, giải quyết việc làm cho hộ gia đình, người lao động, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2015.
Tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn ở những địa bàn quản lý nguồn vốn hiệu quả, khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ TK&VV hoạt động tốt, có hiệu quả.
Để hoạt động nhận ủy thác của các cấp Hội đạt được hiệu quả hơn cần chú trọng