Nội dung của hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Một phần của tài liệu 28070_1712202001938894LuanVan1 (Trang 37 - 39)

8. Bố cục luận văn

2.1.4.Nội dung của hoạt động tư vấn hướng nghiệp

a. Các hình thức vấnhướngnghiệp

+ Tư vấn thông tin hướng dẫn: nhằm giới thiệu nghề, nhóm nghề mà thanh thiếu niên định chon qua các bản mô tả nghề. Ở đây cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nhóm nghề đề ra đối với những phẩmchất cá nhân của con người, đông thời chỉ ra con đường để đạt được nghề nghiệp và

triển vọng nâng cao tay nghề.

+ vấn chẩn đoán: trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách của con

người một cách toàn diện được thực hiện bằng các bài kiểm tra như: tìm hiểu hứng thú xu hướng nghề, tìm hiểu kiểu thần kinh khí chất; trắc nghiệm tư

duy; trắc nghiệm trí nhớ;trắc nghiệm trí tưởng tượng không gian, trắc nghiệm

chú ý; trắc nghiệmkhả năng giao tiếp; trắc nghiệm khả năng kinh doanh… để

tìm hiểu hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề chuyên

biệtcủa con người.

+ Tư vấn y học: Người làm tư vấn đo đạc các chỉ số tâm sinh lý như thị

giác, thính giác, xúc giác, sự phối hợp cảm giác vận động, sự phối hợp hành

động. Nếu như người được tư vấn mắc một trong những bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn sẽ khuyên nên chọn một

nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng

thái sứckhỏecủa ngườiđó. Chẵnghạn,ngườirối loạn sắc giác sẽ không được chọnnhững ngành nghề giao thông vậntải, thông tin tín hiệu,…

+ Tư vấn hiệu chỉnh: được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ. Trong trường hợp này, kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân cần được xem xét và uốn nắn lại cho phù hợp với tình hình. Ví dụ: trên cơ sở những cứliệu

thu thập khi nghiên cứu nhân cách con người, cán bộ tư vấn sẽ khuyên thanh

thiếu niên nên chọn một nghề khác, phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý

của mình hơn.

Ngoài ra, người ta có thể chia tư vấn hướng nghiệp thành 2 loại: tư vấn sơbộ và tưvấn chuyên sâu.

+ Tư vấn bộ: loại này đơn giản có thể thực hiện ở nhiều trường vì không đòi hỏi phải có thiết bị, các phương tiện kỹ thuật. Chuẩn đoán những phẩm chất nhân cách của học sinh không cần đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp có tay nghề cao, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực tâm sinh lý, giáo dục học, y học, kinh tếhọc.

+ Tư vấn chuyên sâu: loại này phức tap vì việc tư vấn được tiến hành trên cơ sở khoa học thực sự, đảm bảo độ chính xác cao nhờ một số máy móc

hiện đại (ví dụ máy đo độ chính xác của các cử động, sự khéo léo vận động của 2 tay,..) Điều kiện để tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu là phải có độingũ

chuyên gia tư vấn hướngnghiệp được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao gồm các nhà tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học, bác sĩ có kinh

nghiệm thực tế. Đặc biệt phải có kiến thức sâu sắc về hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp chọn nghề, kỹ thuật tư vấn hướng nghiệp, biết sử dụng thành

thạo các phương pháp test chẩn đoán khả năng trí tuệ, khả năng vận động và nhân cách củahọc sinh.

b. Các nội dung vấn hướngnghiệp

+ Giúp học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp: các em biếtđược tính đa dạng phong phú của nghề, xu hướng phát triển của nghề, các yêu cầu của nghề, đặcbiệt là các yêu cầuvề tâm sinh lý, những điều kiện học nghề và vào

nghề,… Đồng thời qua quá trình tìm hiểu nghề, ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghềnghiệp.

+ Giúp học sinh tìm hiểu thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, vềthị trường lao độngở địa phương,cả nước và xa hơn nữa là trong khu

vực và trên thế giới; giúp học sinh tiếp cận dần về hệ thống thông tin về đào tạo nhân lực và việc làm, giúp các em quen dần với những tính chất, quy luật của thị trường lao động; giúp các em thấy được đòi hỏimới về nhân lựcphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để các em có trình độ tự chủ cao

hơn, có kỹnăng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm và sáng kiến trong lao động.

+ Giúp học sinh tự đánh giá hứng thú và năng lực nghề nghiệp của bản thân: Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề; hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù

hợp người của con người. Bên cạnh đó, để có thể gắn bó với nghề, đạt năng suất lao động cao, người lao động cần phải có năng lực chuyên môn thật sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề mình yêu thích.

Hơnnữa, nghềnghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu nănglực, do

đó giúp học sinh tự đánh giá và phát triển hứng thú, năng lực nghề nghiệp tương lai của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những hoàn cảnh riêng củatừng em một.

2.2. CƠSỞ LÝ LUẬN CỦA JOHN HOLLAND2.2.1. Lý thuyết mật mã Holland

Một phần của tài liệu 28070_1712202001938894LuanVan1 (Trang 37 - 39)