KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU VÀ MỘT SÓ DỊCH CHIẾT RẼ CỦ NGHỆ TRẮNG S““ ĐỞTÍNHCHAMPASAK-LÀO (Trang 50)

7. Bố cục của luận văn gồ m3 phần

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm

Lấy 3 mẫu thân rễ nghệ trắng Lào tƣơi sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lƣợng không đổi. Độ ẩm của thân rễ nghệ trắng Lào là kết quả trung bình của 3 mẫu.

Kết quả xác định độ ẩm trung bình của mẫu đƣợc thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm thân rễ nghệ trắng Lào tươi

STT mo(g) m1(g) m2(g) (%) (%) 1 23,632 5,034 24,823 76,340 76,043 2 22,209 5,047 23,440 75,609 3 22,717 5,071 23,602 82,547 4 22,390 5,037 23,927 69,485 5 22,166 5,016 23,358 76,236

Nhận xét: Độ ẩm trung bình của thân rễ nghệ trắng Lào tƣơi là

76,043%. Giá trị độ ẩm này là rất cao nên sau khi thu hoạch cần phải sấy khô để không làm hỏng nguyên liệu.

3.1.2. Xác định hàm lƣợng tro

Lấy 3 mẫu bột thân rễ nghệ trắng Lào đã đo độ ẩm ở trên nung ở nhiệt độ 400 – 4500

C trong thời gian từ 4 – 5 giờ. Hàm lƣợng tro của thân rễ nghệ trắng Lào chính là hàm lƣợng tro trung bình của 3 mẫu.

Kết quả xác định hàm lƣợng tro trung bình của mẫu đƣợc thể hiện ở Bảng 3.2

Nhận xét: Hàm lƣợng tro thân rễ nghệ trắng Lào là 1,935%. Hàm lƣợng tro thấp chứng tỏ trong thân rễ nghệ trắng chứa rất ít kim loại.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro thân rễ nghệ trắng Lào STT mo(g) m1(g) m3(g) %Tro %TroTB 1 23,632 5,034 23,710 1,549 1,935 2 22,209 5,047 22,311 2,021 3 22,717 5,071 22,820 2,031 4 22,390 5,037 22,490 1,985 5 22,166 5,016 22,271 2,093

3.1.3. Kết quả thành phần và hàm lƣợng kim loại nặng

Kết quả thành phần và hàm lƣợng kim loại nặng đƣợc trình bày ở Bảng 3.3

Bảng 3.3. Thành phần và hàm lượng kim loại nặng trong thân rễ nghệ trắng Lào

STT Tên kim loại Kết quả (mg/kg) Tiêu chuẩn (mg/kg)

1 Cu 10,88 30

2 Zn 65,39 40

3 Pb 0,26 2

4 Hg KPH(<0,05) 1

5 As KPH(<0,05) 1

Nhận xét: Hàm lượng các kim loại nặng Cu, Zn, Pb, Hg, As của thân

rễ nghệ trắng Lào khô nằm trong khoảng cho phép theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho vệ sinh thực phẩm (theo quyết định của bộ y tế số 505/BYT-QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992) về hàm lượng kim loại nặng tối đa cho phép trong rau quả sấy khô. Trong khi đó hàm lượng kim loại Zn vượt tiêu chuẩn cho phép, nhưng không lớn lắm. Như vậy có thể sử dụng thân rễ nghệ trắng dùng làm nguyên liệu thực phẩm và dược phẩm.

3.2. KẾT QUẢ CHƢNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƢỚC CHIẾT TÁCH TINH DẦU NGHỆ TRẮNG LÀO TINH DẦU NGHỆ TRẮNG LÀO

3.2.1. Chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc

Cách tiến hành:

Cho thân rễ nghệ trắng Lào đã đƣợc thái hoặc xay nhỏ vào bình cầu. Mỗi lần cho khoảng 600g (bộ chƣng cất 2 1ít) cho thêm nƣớc cất đến khoảng 2/3 của bình cầu.. Kiểm tra độ kín của hệ thống. Tiến hành đun đến khi lƣợng tinh dầu thu đƣợc ở bên nhánh hứng không tăng lên nữa thì kết thúc quá trình chƣng cất.

Kết quả thể tích tinh dầu chiết ra đƣợc và hàm lƣợng tinh dầu qua các lần chiết tách đƣợc thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thể tích và hàm lượng tinh dầu qua các lần chiết

STT Khối lƣợng nguyên liệu (g) Thể tích tinh dầu (ml) Hàm lƣợng (%) Lần 1 600 1,45 0,2416 Lần 2 600 1,35 0,2250 Lần 3 600 1,40 0,2333 Lần 4 600 1,37 0,2283 Lần 5 600 1,50 0,2500 TB 0,2356

Nhận xét: Hàm lƣợng tinh dầu có trong thân rễ nghệ trắng Lào là 0,2356%

3.2.2. Đánh giá cảm quan tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Hình 3.1 Tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào sau khi làm khan

Bảng đánh giá cảm quan tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào đƣợc thể hiện ở Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Đánh giá cảm quan tinh dầu nghệ trắng

Tính chất Tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Màu Vàng nhạt

Mùi Thơm đặc trƣng

Vị Cay, nồng

3.2.3. Xác định tỷ trọng tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Cách tiến hành:

- Làm sạch và làm khô pinocmet, cân khối lƣợng pinocmet, ta có m. - Rót nƣớc đầy cho tới cổ bình, đậy nắp lại, lau khô bên ngoài bình, để ổn định nhiệt độ và cân khối lƣợng bình và nƣớc, ta có m1.

- Làm tƣơng tự nhƣ trên với tinh dầu nghệ trắng, ta có m2. - Tỷ trọng của tinh dầu đƣợc xác định bằng công thức:

Kết quả xác định tỷ trọng tinh dầu nghệ trắng qua các lần đo đƣợc thể hiện ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả xác định tỷ trọng tinh dầu nghệ trắng lào

STT m(g) m1(g) m2 (g) d

1 10,062 20,043 19,687 0,962

2 10,062 20,039 19,711 0,967

3 10,062 20,045 19,721 0,968

Tỷ trọng trung bình: 0,966

Nhận xét: Tỷ trọng trung bình của tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào là

0,966. Giá trị tỷ trọng này tương đương với các loại tinh dầu nghệ phổ biến trên thế giới và dự báo thành phần hóa học trong tinh dầu chủ yếu là các hydrocacbon và ancol.

3.2.4. Xác định chỉ số khúc xạ tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Cách tiến hành:

- Làm sạch và lau khô lăng kính bằng axeton. Nhỏ 1-3 giọt tinh dầu lên lăng kính phía dƣới, lấy đũa thủy tinh dàn mỏng, rồi đậy lăng kính trên xuống. Khi thấy nhiệt kế đúng 250C, nhìn vào thị kính để điều chỉnh hiện tƣợng tán sắc, vặn nút điều chỉnh màu sao cho ranh giới giữa hai miền sáng tối của thị trƣờng cắt đúng giao điểm của vạch chữ thập, Nhìn sang vạch chia độ và đọc chỉ số khúc xạ ở ngang với vạch chuẩn. Xác định lại ranh giới giữa sáng và tối, đọc lại chỉ số ít nhất ba lần, lấy trị số trung bình.

Chỉ số khúc xạ qua các lần đo của tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào đƣợc thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Chỉ số khúc xạ của tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

STT Lần 1 Lần 2 Lần 3

Chỉ số khúc xạ 1,472 1,473 1,471

Nhận xét: Chỉ số khúc xạ trung bình của tinh dầu rễ củ nghệ tráng là

1,472. Chỉ số này tương ứng với các giá trị trung bình chỉ số khúc xạ đã được nhiều tài liệu công bố.

3.2.5. Kết quả độ hòa tan của tinh dầu nghệ trắng Lào trong ethanol

Cách tiến hành

- Cho etanol tuyệt đối vào buret, sau đó ta nhỏ etanol vào bình tam giác có chứa sẵn 1 ml tinh dầu cho đến khi tinh dầu tan hoàn toàn. Thực hiện 3 lần với cùng một nồng độ etanol và tính thể tích trung bình etanol của 3 lần thí nghiệm.

- Thực hiện tƣơng tự thí nghiệm nhƣ với etanol tuyệt đối ở trên với các etanol 96%, 85%.

Kết quả xác định độ hòa tan của tinh dầu nghệ trắng trong etanol đƣợc thể hiện ở Bảng 3.8.

Nhận xét: Thể tích etanol 96% và 85 % hòa tan 1ml tinh dầu lần lƣợt là 2,1ml và 3,2ml. Từ độ tan khoảng ½ thể tích tinh dầu trong etanol 96% và 1/3 thể tích tinh dầu trong etanol 85% cho phép dự đoán tinh dầu nghệ trắng có chứa khá nhiều các cấu tử di-, tri tecpenoit. Chất lƣợng tinh dầu là tƣơng đối tốt.

Bảng 3.8. Kết quả độ hòa tan của tinh dầu nghệ trắng trong etanol

Tinh dầu nghệ trắng Etanol 96% Etanol 85%

Lần 1 1 ml 2,1 ml 3,1 ml

Lần 2 1 ml 2,2 ml 3,2 ml

Lần 3 1 ml 2,0 ml 3,3 ml

Thể tích trung bình của etanol để hòa tan tinh dầu nghệ trắng 1 ml

3.2.6. Xác định chỉ số axit tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Cách tiến hành

- Cân 0,5 g tinh dầu cho vào bình tam giác, cho thêm 10ml rƣợu etanol , lắc bình cho vào đó 5 giọt phenolphthalein trung tính. Tiến hành chuẩn độ dung dịch trong buret là KOH 0,1 N∕ rƣợu, cho đến khi xuất hiện màu hồng bền vững trong 30 giây.

Kết quả xác định chỉ số axit tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào đƣợc thể hiện ở Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả xác định chỉ số axit tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

STT m(g) V (ml) Ax

Lần 1 0,50 0,20 2,25

Lần 2 0,50 0,20 2,25

Lần 3 0,52 0,25 2,69

AxTB 2,39

Nhận xét: Chỉ số axit trung bình của tinh dầu nghệ trắng Lào là 2,39.

Đây là một chỉ số axit thấp, tinh dầu có chất lượng tốt, ít bị oxi hóa trong quá trình bảo quản và sử dụng.

3.2.7. Xác định chỉ số este tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Cách tiến hành

- Sử dụng kết quả ở chỉ số axit (sau khi xác định chỉ số axit). Cho thêm 10ml dung dịch KOH 0,5N ∕ rƣợu và dung dịch đã trung hòa

- Lắp ống sinh hàm khí vào và tiến hành đun cách thủy cho sôi nhỏ trong 1 giờ. Đun xong đẻ nguội, và chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,5N . cùng lúc tiến hành thí nghiệm kiểm chứng nhƣng thay dầu bằng một lƣợng nƣớc cất tƣơng ứng.

Kết quả xác định chỉ số este tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào đƣợc thể hiện ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả xác định chỉ số este tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào STT m (g) V1 (ml) V2 (ml) Es Lần 1 0,50 13,70 14,10 22,44 Lần 2 0,50 13,75 14,10 19,64 Lần 3 0,52 13,95 14,20 13,49 EsTB 18,52

Nhận xét: Chỉ số este trung bình của tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

là 18,52. Giá trị trung bình này chỉ ra rằng trong tinh dầu nghệ trắng có ít các cấu tử este tạo mùi thơm đặc trưng.

3.2.8. Xác định chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Chỉ số xà phòng hóa bằng tống số của chỉ số axit và số este và đƣợc thể hiện ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả xác định chỉ số xà phòng hóa tinh dầu nghệ trắng Lào

Lần 1 Lần 2 Lần 3

2,25+22,44 2,25+19,64 2,69+13,49

Xp 24,69 21,89 16,18

XpTB 20,92

Xp= Ax + Es

Nhận xét: Chỉ số xà phòng hóa trung bình tinh dầu nghệ trắng là

20,92.

3.2.9. Kết quả xác định thành phần hóa học tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Tinh dầu nghệ trắng sau khi đƣợc chƣng cất bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc làm khan bằng Na2SO4 khan đƣợc mang đi phân tích GC-MS tại “Trung tâm đo lƣờng chất lƣợng, số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng” số 2 Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng.

Sắc kí đồ biểu thị thành phần hóa học có trong tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào đƣợc thể hiện ở Hình 3.2.

Kết quả từ sắc kí đồ - khối phổ thu đƣợc cho thấy trong tinh dầu thu đƣợc từ thân rễ nghệ trắng Lào có nhiều cấu tử. Thành phần hóa học của tình dầu nghệ trắng đƣợc chiết bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc với một số cấu tử chính có thời gian lƣu, hàm lƣợng phần trăm đƣợc trình bày trong Bảng 3.12.

Nhận xét:

Từ Bảng 3.10 cho thấy bằng phương pháp GC-MS đã định danh được 30 cấu tử có trong tinh dầu rễ của nghệ trắng. Cấu tử có phần trăm cao nhất là 1,3-Cyclohexadiene, 5-(1,5-dimethyl-4-hexenyl)--2-methyl-, [S-(R*,S*)]- với 10,72%; tiếp theo đó là β-Myrcene với 10,70%; Eucalyptol với 9,71%. Các cấu tử còn lại có phần trăm từ 0,03% - 3,34%, đó là: α-Pinene; Camphene; β-Phellandrene; β-Pinene; α-Phellandrene; 4-Carene; 1,3,6-Octatriene, 3,7- dimethyl-; Cyclohexene, 1-methyl-4-(1-methylethylidene)-; Camphor;

Isoborneol; Borneol; 3-Cyclohexen-1-ol, 4-methyl-1-(1-methylethyl)-; 3- Cyclohexene-1-metanolαα4-trimethyl;2-Cyclohexen-1-ol,2-methyl-5- (1methylethenyl)-trans;Cyclohexene,1-methyl-4-(1-methylethylidene)-1-(1- methylethyl)-,(3R-trans)- ; Cyclohexane,1-ethenyl-1-methyl-2,4-bis(1- methylethenyl)-[1S-(1α2β4β)]; Caryophyllene; α-Caryophyllene; 1,6- Cyclodecadiene, 1-methyl-5-methylene-

8-(1-methylethyl)-,[s-(E,E)]-;Benzofuran,6-ethenyl-4,5,6,7-tetrahydro-3,6- dimethyl-5-isopropenyl-trans-;Cyclohexene,1-methyl-4-(5-methyl-1-

methylene-4-hexenyl)-, (S)-; Naphthalene,1,2,3,5,6,8a-hexahydro-4,7- dimethyl-1-(1-methylethyl)-(1S-cis)-; δ-Elemene; Ar-tumerone; Tumerone; Neocurdione; 6,10-Dimethyl-3-(1-methylethyl)-6-cyclodecene-1,4-dione.

Hình 3.2 Sắc kí đồ biểu thị thành phần hóa học tinh dầu thân rễ nghệ trắng Lào

Bảng 3.12. Kết quả định danh thành phần hóa học tinh dầu nghệ trắng Lào

STT RT Tên cấu tử MW Area

1 4.887 α-Pinene 136 0.55 2 5.138 Camphene 136 0.18 3 5.446 β-Phellandrene 136 0.07 4 5.571 β-Pinene 136 1.81 5 5.732 β-Myrcene 136 10.70 6 5.958 α-Phellandrene 136 0.15 7 6.102 4-Carene 136 0.11 8 6.443 Eucalyptol 154 9.71 9 6.492 1,3,6-Octatriene, 3,7-dimethyl- 0.25 10 7.176 Cyclohexene, 1-methyl-4-(1-methylethylidene)- 136 3.34 11 8.215 Camphor 152 0.55 12 8.475 Isoborneol 154 0.24 13 8.615 Borneol 154 0.12 14 8.741 3-Cyclohexen-1-ol, 4-methyl-1-(1-methylethyl)- 154 0.21 15 9.011 3-Cyclohexene-1-metanolαα4-trimethyl 154 0.43 16 9.649 2-Cyclohexen-1-ol,2-methyl-5-(1- methylethenyl)-trans 0.03 17 11.855 Cyclohexene, 1-methyl-4-(1-methylethylidene)- 1-(1-methylethyl)-,(3R-trans)- 0.45 18 13.171 Cyclohexane, 1-ethenyl-1-methyl-2,4-bis (1-methylethenyl)-[1S-(1α2β4β)] 1.36 19 13.958 Caryophyllene 204 0.87 20 14.926 α-Caryophyllene 204 2.88 21 15.488 1,6-Cyclodecadiene, 1-methyl-5-methylene- 8-(1-methylethyl)-, [s-(E,E)]- 1.52 22 15.983 1,3-Cyclohexadiene, 5-(1,5-dimethyl-4- hexenyl)- -2-methyl-, [S-(R*,S*)]- 10.72 23 16.063 Benzofuran, 6-ethenyl-4,5,6,7-tetrahydro- 216 3.13

STT RT Tên cấu tử MW Area 3,6-dimethyl-5-isopropenyl-trans- 24 16.142 Cyclohexene, 1-methyl-4-(5-methyl-1- methylene-4-hexenyl)-, (S)- 0.56 25 16.394 Naphthalene, 1,2,3,5,6,8a-hexahydro-4,7- dimethyl-1-(1-methylethyl)-(1S-cis)- 0.29 26 17.609 δ-Elemene 204 2.83 27 20.331 Ar-tumerone 1.12 28 20.447 Tumerone 1.29 29 21.647 Neocurdione 236 1.25 30 22.527 6,10-Dimethyl-3-(1-methylethyl)-6- cyclodecene-1,4-dione 236 0.71

3.3. KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH CHẤT TỪ THÂN RỄ NGHỆ TRẮNG LÀO VỚI CÁC DUNG MÔI N-HEXAN, ETYL AXETAT, DICLOMETAN, METANOL BẰNG PHƢƠNG PHÁP SOXHLET

3.3.1. Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột thân rễ nghệ trắng Lào

Sử dụng phƣơng pháp chiết Soxhlet với lƣợng bột thân rễ nghệ trắng Lào khoảng 10g, với lần lƣợt các dung môi n-hexan, etyl axetat, diclometan, metanol ở nhiệt độ theo nhiệt độ sôi của dung môi. Tiến hành chiết 5 mẫu với thời gian khác nhau, lần lƣợt là 4, 6, 8, 10, 12 giờ. Thu dịch chiết, hút 10ml mỗi dịch chiết, cân, xác định khối lƣợng riêng dịch chiết, từ đó tính đƣợc phần trăm khối lƣợng chiết ra. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi trên bếp cách thủy ở 800C đến cắn, gửi cắn đến “Trung tâm đo lƣờng chất lƣợng kỹ thuật, số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng”để xác định thành phần hóa học.

a. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả chiết bằng dung môi n- hexan

gian khác nhau.

Kết quả khảo sát ảnh hƣởng thời gian chiết đến khối lƣợng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexan đƣợc trình bày ở Bảng 3.13.

Hình 3.3. Dịch chiết n-hexan thân rễ nghệ trắng Lào qua các thời gian chiết khác nhau

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexan

Thời gian (h) m1 (g) V (ml) D (g/ml) d (g/ml) %m 4 10,052 124 0,6279 0,6295 1,9730 6 10,044 122 0,6279 0,6319 4,8586 8 10,015 120 0,6279 0,6335 6,7090 10 10,018 118 0,6279 0,6330 6,1092 12 10,071 116 0,6279 0,6329 5,9012 Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.15 cho thấy thời gian chiết từ 4 giờ lên 8 giờ khối lượng sản phẩm chiết tăng lên nhưng khi tiếp tục tăng thời gian chiết lên 10 giờ, 12 giờ thì khối lượng sản phẩm chiết liên tục giảm. Điều này có thể giải thích là do ban đầu khi được gia nhiệt khả năng hòa tan của các chất trong nguyên liệu vào dung môi lớn nên khối lượng chất chiết ra tăng lên. Sau một thời gian, các chất có trong nguyên liệu không thể tan vào dung môi thêm được nữa, khi đó quá trình hòa tan kém dần và quá trình bay hơi tăng lên nên khối lượng sản phẩm chiết giảm. Hơn nữa, những chất tan được trong dung

môi n-hexan là những chất kém phân cực, dễ bay hơi nên khi đun càng lâu thì lượng chất chiết ra càng hao hụt dần. Vì vậy, đối với dung môi n-hexan chúng tôi chọn thời gian chiết thích hợp là 8 giờ với tỉ lệ % khối lượng chiết ra là

6,7090 %.

b. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU VÀ MỘT SÓ DỊCH CHIẾT RẼ CỦ NGHỆ TRẮNG S““ ĐỞTÍNHCHAMPASAK-LÀO (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)