Báo chí có chức năng quản lý, giám sát, phản biện xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 39 - 41)

1.3 .Vai trị của báo chí tun truyền về xây dựng NTM

1.3.3 .Báo chí có vai trị trong định hướng thơng tin

1.3.4. Báo chí có chức năng quản lý, giám sát, phản biện xã hội

Chức năng là tổng hợp của vai trị và tác dụng. Có thể coi là những nhiệm vụ trọng tâm nhất, cơ bản nhất mà một sự vật, hiện tượng phải đảm nhiệm để nó là chính nó chứ khơng phải là một thực thể nào khác [TS. Đỗ Chí Nghĩa: Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2012. tr.17].

Chức năng quản lý, giám sát xã hội là một trong những chức năng trọng yếu, làm nên vị thế của báo chí trong đời sống xã hội.

Ở nhiều nước phương tây người ta quan niệm báo chí là quyền lực thứ tư, một thứ quyền lực độc lập và đầy uy lực. Ở Việt Nam báo chí là cơng cụ của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Với mục tiêu thống nhất về xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân xã hội chủ, cơng bằng, văn minh, báo chí khơng phải là một thứ quyền lực tách bạch hay đối trọng với hệ thống quyền lực đã có. Tuy nhiên, báo chsi vẫn có sức mạnh thật sự sức mạnh của phương tiện thông tin hữu hiệu và phổ biến nhất trong thời đại bùng nổ thơng tin. Báo chí khơng làm thay chức năng của hệ thống quản lý nhà nước, quản lý xã hội chuyên trách mà là phương tiện hỗ trợ thiết yếu, tham gia hoạt động quản lý, giám sát với một vị trí khơng thể thay thế được nhất là trong bối cảnh hiện đại.

Chức năng quản lý, giám sát xã hội của báo chí cịn thể hiện ở việc báo chí có khả năng to lớn trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đi đơi với biểu dương những điển hình tiên tiến. Lấy chống để xây, xây để chống, báo chí phanh phui những mặt trái của đời sống xã hội, đồng thời đề ra những giải pháp tháo gỡ, khắc phục.

Những nhà báo quả cảm cũng sẵn sang đối đầu với hiểm nguy khi chỉ mặt, nêu tên những kẻ thối hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước, kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy đảng, bộ máy xã hội…Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, dư luận cịn nhớ những tác phẩm báo chí nổi tiếng như: Về ngơi nhà

39

của đồng chí Tơ Duy của Trần Đình Bá đăng trên báo Quân đội nhân dân nêu

lên hiện tượng một nhà lãnh đạo hàm Bộ trưởng sở hữu số diện tích nhà đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay loạt bài về tiêu cực của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Hà Trọng Hịa trên các báo Tuần tin tức, Tiền Phong…Công chúng cũng nhớ

đến một nữ nhà báo của báo chí Cơng an thành phố Hồ Chí Minh đã lặn lội một mình về Đồng Tháp để phanh phui những tiêu cực của ông Giám đốc coi trời bằng nửa con mắt, vốn đầy quyền thế và không thiếu ô dù che chắn…Sự xung

trận của báo chí cho thấy sức mạnh của tính cơng khai, sức mạnh của phương tiện truyền thông trong thời đại cả xã hội coi trọng thơng tin lớn đến mức nào. [TS. Đỗ Chí Nghĩa: Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội . Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2012. tr.23, 24]

Giám sát xã hội của báo chí là q trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế…

Ở bất kỳ chế độ xã hội nào, để duy trì quyền lực của giai cấp lãnh đạo, nhà nước đều ban hành những chủ trương chính sách pháp luật để người dân phải tuân thủ. Thực hiện chức năng của mình, báo chí khơng chỉ là phương tiện truyền tải, tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Báo chí cịn đăng tải những thơng tin phản hồi từ phía nhân dân để nhà nước kịp thời phát hiện những sai sót nhằm sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Do đó, với chức năng giám sát, phản biện xã

40

hội, báo chí đã kịp thời đăng tải hàng loạt các vụ tham nhũng, cũng như các sự việc liên quan sai trái của đời sống xã hội. Chẳng hạn như: vụ tham nhũng tại PMU 18 thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hay một loạt các bài đăng tải về xây dựng trái phép ở Mỹ Đình “con voi chui qua lỗ kim”…Trong các vụ án này, nếu khơng có phương tiện thơng tin đại chúng đăng tải kịp thời và tham gia đấu tranh chắc chắn rằng sẽ khơng tạo được phản ứng tích cực từ nhân dân. Qua cách phản ánh của báo chí mà nhà nước đã có những giải pháp kịp thời sửa đổi, khắc phục những yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước, lấy lại niềm tin cho người dân…Điều này cho thấy vai trị hết sức quan trọng của báo chí đối với đời sống xã hội với chức năng phản biện, giám sát và quản lý xã hội của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)