Nêu những bất cập về cơ chế, chính sách xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nêu những bất cập về cơ chế, chính sách xây dựng NTM

Nội dung của nhóm vấn đề này rất rộng chủ yếu nêu lên cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội sau khi ban hành các quyết định hỗ trợ cho nông

68

dân thực hiện công tác xây dựng NTM. Để làm rõ vấn đề này, các báo cũng đã tập trung nêu lên những thuận lợi, khó khăn và bất cập cần giải quyết khi áp dụng vào cơ sở. Trên báo Hànộimới đã tập trung nêu lên những vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau. Số báo ra ngày 12-4-2013, có bài: Phát triển nông nghiệp, hạ tầng nông thôn: Nhiều bất cập, khó khả thi. Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015, UBND TP đã ban hành Quyết định 16 quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2016. Thế nhưng, sau gần một năm, việc thực hiện Quyết định 16 đang gặp nhiều vướng mắc... Ngày 6-7-2012, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 16 với 6 nội dung, lĩnh vực gồm: Chính sách khuyến khích DĐĐT (Điều 4); sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản (Điều 5); xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, nông sản (Điều 6); đầu tư cơ sở vật chất giết mổ gia súc, gia cầm tập trung (Điều 7); chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp (Điều 8) và chính sách kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, xóm đạt chuẩn NTM (Điều 9). Các huyện đều nêu lên những vướng mắc, đó là việc thực hiện bốn điều 5, 6, 7, 8 của Quyết định 16 rất lúng túng, nhiều thủ tục khó thực hiện, trong khi hướng dẫn của các sở về những nội dung này rất chậm, thiếu tính khả thi. Kết quả thực hiện Quyết định 16 giữa các địa phương không đồng đều, một số huyện làm được khối lượng lớn nhưng nhiều huyện làm ít, không có khối lượng để thanh toán hoặc giải ngân chậm. Báo đã chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện các điều trong chính sách hỗ trợ của thành phố. Số báo ra ngày 21-6-2013, có bài: Chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Hà Nội-nhiều bất cập cần điều chỉnh, cũng tập trung nêu lên những vướng mắc của Quyết định 16 còn chưa sát với thực tế nên khó khăn khi đi vào cuộc sống. Theo điều 8 về chính sách hỗ trợ 100% lãi suất cho vay vốn tín dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp và

69

phát triển trong thời hạn 3 năm để người dân mua máy móc. Nhưng chính sách này đã không phát huy được hiệu quả vì nông dân khó khăn khi làm thủ tục để vay tiền của ngân hàng.

Cũng về những khó khăn trong thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, số báo ra ngày 5-6-2015 báo Hànộimới có bài:

Thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp xây dựng hạ tầng nông thôn, thủ tục rƣờm rà làm khó nông dân. Ở đây tác giả đã đề cập đến khía cạnh những mặt tích cực của chính sách, sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 16 của thành phố đã giúp ngành nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao sản lượng, giá trị canh tác; hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi, giao thông nông thôn cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, việc triển khai chính sách nêu trên vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số điểm thiếu tính khả thi. Đơn cử như chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, số lượng hồ sơ được chấp thuận thụ hưởng chính sách rất thấp. Cụ thể, đến nay mới có 9 cơ sở ở các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thạch Thất đề nghị hỗ trợ lãi suất nhưng đối chiếu với quy định chỉ 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn, 8 cơ sở còn lại chưa đáp ứng được yêu cầu như công trình xây dựng đã lâu, một số hộ cải tạo lại nhưng hồ sơ báo cáo là xây dựng mới nên gặp khó khăn trong việc xác định tổng mức đầu tư cũng như điều kiện về cơ sở vật chất để sản xuất giống…Thậm chí các địa phương rất lúng túng trong quá trình triển khai chính sách do nhiều thủ tục khó thực hiện, mất thời gian và phức tạp.

Chính sách hỗ trợ cho xây dựng NTM của Trung ương cũng như Hà Nội luôn là nguồn động lực để các địa phương thực hiện thắng lợi cho công cuộc xây dựng NTM. Tuy nhiên, nhiều khi chính sách khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn vướng mắc, để giúp các địa phương đề nghị lên với cấp trên, Đài

90

có bài: Nguồn lực cho xây dựng NTM ở Hà Nội còn khó khăn, phản ánh về tình trạng một số địa phương trên địa bàn thành phố đang gặp khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn. Do kinh phí để xây dựng NTM của xã quá lớn từ 200-250 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn ở các xã đều gặp khó do bất động sản đi xuống, các xã chỉ trông chờ vào nguồn đấu giá đấu, nhưng không thực hiện được.

Nhìn chung ngôn ngữ sử dụng trong 2 cơ quan báo chí đều mang tính chất dễ hiểu, sử dụng văn phong trong sáng, có độ tin cậy cao nhưng vẫn phản ánh những vấn đề của đời sống chính trị xã hội, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của độc giả.

Cách trình bày:

Để một tác phẩm báo chí thành công ngoài việc nội dung đa dạng phong phú, ngôn ngữ dễ hiểu thì cách trình bày đóng vai trò quan trọng. Việc sử dụng hình ảnh đi kèm bài sẽ làm cho bài báo có giá trị hơn rất nhiều so với nội dung toàn chữ.

Khảo sát ở 2 cơ quan báo cho thấy, để gây chú ý cho người đọc, báo đã dùng nhiều hình ảnh minh họa, đặc biệt là bài đinh, hình ảnh đi kèm thường rất to, sinh động, tít bài to, đậm. Ngoài ra, những bài có vấn đề sự kiện lớn, báo cũng thường sử dụng các box bài đi kèm thể hiện nhiều nội dung đa chiều của những người được phỏng vấn về cùng một chủ đề nào đó. Việc sử dụng hình ảnh trên Đài PT-TH Hà Nội mang tính chất sôi động hơn với lợi thế về hình.

Điển hình cho cách trình bày sinh động, hấp dẫn, báo đã sử dụng các loạt bài với tiêu điểm khác nhau. Ngày 2-12-2013 có loạt bài: Công tác dồn điền đổi thửa ở Hà Nội: Liệu có về đích đúng hẹn. Ngày 14-4-2014, Báo Hànộimới có loạt bài: Xây dựng NTM ở Hà Nội: Gian nan ở phía trƣớc, mỗi loạt bài thường có từ 3-5 bài, thể hiện những vấn đề còn khó khăn, bức xúc ở cơ sở trong việc xây dựng NTM.

91

Hình ảnh trên Đài PT-TH Hà Nội mang thể hiện đậm nét hơn, đặc biệt là trên chuyên mục “Nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển” và chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển”. Đây là chuyên trang viết về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM của Thủ đô, nên chuyên mục cũng như chuyên đề không ngừng nâng cao chất lượng cả về nội dung lẫn hình ảnh để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của độc giả xem truyền hình. Trong các tác phẩm truyền hình, ngoài lời bình, hình ảnh đóng vai trò quan trọng tạo ra sự phấn kích cho người xem. Vì vậy, trong mỗi phóng sự khi phát sóng, ngoài lời bình, phóng viên đều sử dụng 3-5 hình ảnh đi kèm để minh chứng cho lời bình trong bài viết.

Mỗi cơ quan báo chí đều có cách trình bày riêng sao cho phù hợp với đối tượng bạn đọc mà báo hướng tới, với cách trình bày sử dụng nhiều hình ảnh, đồ họa hoặc mở nhiều cổng thông tin trong bài viết sẽ làm cho độc giả dễ hiểu hơn về thông tin mà bài báo đang hướng tới. Việc này không chỉ làm đẹp bài viết mà còn tạo hứng thú cho người đọc trong cuộc cạnh tranh thông tin giữa các loại hình báo chí đa dạng và phong phú như hiện nay.

2.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thông tin về những bất cập xây dựng NTM ở Thủ đô. bất cập xây dựng NTM ở Thủ đô.

2.5.1. Thành công

Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta , đang từng ngày làm thay đổi diện mạo nông thôn , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân . Chính vì vậy , ngay sau khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp , nông dân , nông thôn , Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình 02/CT-TU ngày 2-11-2011 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM và nâng cao đời sống người dân , Hà Nội đã vượt

92

qua không ít khó khăn , thách thức để từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM . Với quyết tâm chí nh tri ̣ cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, Chương trình xây dựng NTM được triển khai quyết liệt và đồng bộ. Công tác tuyên truyền đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM. Hà Nội đã xác định công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu, phải đi trước một bước và phải được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.

Những vấn đề bức xúc ở cơ sở từ khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM đặc biệt là về đất đai, DĐĐT, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, trường học. Các cơ chế, chính sách của Trung ương cũng như thành phố được mổ xẻ phân tích, khi áp dụng vào thực tế có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đều được báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ. Việc này không những giúp cơ sở đề nghị với chính quyền các cấp nhằm sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế địa phương còn giúp các nhà lãnh đạo thấy được bất cập tại cơ sở với mục đích tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh chương trình xây dựng NTM. Do đó, đến cuối năm 2015 Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM, với 201/386 xã đạt chuẩn quốc gia NTM.

Nhiều bài viết phản ánh thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần thông tin định hướng dư luận và cung cấp thông tin để Ban Chỉ đạo Chương trình 02 kịp thời ban hành những biện pháp trong chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ khó khăn xây dựng NTM góp phần vào chuyển biến sâu sắc và cơ bản về nhâ ̣n thức trong xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ , đảng viên và nhân dân, giúp họ thay đổi nhâ ̣n thức, hiểu rõ viê ̣c xây dựng đề án, dự án, quy hoạch xây dựng NTM là của chính địa phương mình, địa phương phải làm, phải chịu trách nhiệm và hiệu quả, lợi ích khi chính người dân được thụ hưởng. Báo chí Thủ đô đã chú tro ̣ng tập trung tuyên truyền các mô hình NTM điển hình , những cách làm hay ta ̣o thành phong trào hưởng ứng của người dân tham gia

93

đóng góp công sức và tiền của vào công cuô ̣c xay dựng NTM với hàng trăm các bài viết về hiến đất làm đường, góp tiền xây dựng NTM, tập trung dồn điền đổi thửa thành công ở Sóc Sơn, Sơn Tây, Đan phượng, Mê Linh, Thạch Thất... Báo chí còn có nhiều bài viết phỏng vấn, đặt bài các chuyên gia, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của Trung ương và Hà Nội về xây dựng NTM, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hạn chế, chấn chỉnh những điều cơ sở hiểu sai, làm sai…

Các nội dung đó được tuyên truyền có hiệu quả đến với độc giả và để cho nhiều địa phương cũng như cá nhân mỗi bản thân độc giả thấy được lợi ích của việc xây dựng NTM từ đó mỗi người góp sức cùng với chính quyền địa phương từng bước đưa bộ mặt nông thôn ở quê hương mình ngày càng khang trang, sạch đẹp. Nhìn chung, báo chí đã phản ánh được không khí chung tay xây dựng NTM, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương; phản ánh được không khí phấn khởi, vào cuộc với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, thể hiện được quyết tâm của Đảng, nhà nước trong thực hiện một chương trình của Quốc gia, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng NTM.

Về hình thức thể hiện, các báo đều sử dụng hệ thống các thể loại, chuyên trang, chuyên mục và hình thức truyền tải báo chí hiện đại, phù hợp với đông đảo đối tượng bạn độc, ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả mọi nơi, góp phần thành công vào cho mỗi tác phẩm báo chí khi thể hiện trên mặt báo.

2.5.2.Hạn chế

Mặc dù đã có những thành công nhất định trong việc thể hiện các nội dung về xây dựng NTM, đặc biệt nêu lên những bất cập của việc thực hiện 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Báo đã thể hiện đúng vai trò của mình nâng cao sức chiến đấu của mình và nêu những gương điển hình

94

tiên tiến, các địa phương làm tốt về xây dựng NTM. Tuy nhiên, những mảng đề cập đến trong các bài tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở các vấn đề như: DĐĐT, cơ chế chính sách, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, trường học.

Nhiều mảng bức xúc tại cơ sở vẫn chưa được các báo đề cập đến như: các tiêu chí về giảm nghèo, nhiều địa phương chạy theo thành tích, để đạt được NTM phải giảm hộ nghèo xuống còn 3%, nhưng thực chất nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo còn cao trên 10%, nên chỉ trong một thời gian ngắn 1-2 năm không thể thực hiện được tiêu chí này. Đối với những xã làng nghề, điều này có thể đạt được, song đối với các xã thuần nông, để nâng cao tiêu chí này không hề đơn giản vì người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, một loạt các tiêu chí khác như đạt danh hiệu làng văn hóa, trong thôn, xóm không để xảy ra tình trạng tệ nạn ma túy, sinh con thứ 3….Những vấn đề này báo chí vẫn chưa tích cực tuyên truyền mặc dù còn nhiều bất cập ở địa phương.

Các bài viết chưa mang tính thời sự cao, báo Hànộimới trong 1 tuần chỉ đăng 1 trang viết về NTM, Đài PT-TH Hà Nội, với tần suất phát sóng tương đối ít từ 1-2 số/tuần. Qua thực tế cho thấy, có những vấn đề thực tế diễn ra ngay tại cơ sở như người dân bỏ ruộng không cấy ở xã Kim Lũ (Sóc Sơn), nhưng do tính chất của chuyên trang cũng như chuyên mục mà cả báo Hànộimới cũng như Đài PT-TH Hà Nội chỉ đưa tin ngắn ngọn, sau đó mới viết bài phản ánh hoặc phóng sự.

Về hình thức thể hiện, các báo mới chỉ tập trung đưa các bài phản ánh, phóng sự mang tính chất chung chung. Việc sử dụng các bài phản ánh đáp ứng phù hợp với số đông độc giả nhưng lại gây ra tình trạng các bài đều na ná giống nhau và phản ánh ở cùng một khía cạnh, nên không khỏi sự trùng lặp trong các nguyên nhân gây ra khó khăn tại cơ sở khi thực hiện chương trình xây dựng NTM. Chẳng hạn như các địa phương đều kêu khó về nguồn vốn, một số địa phương có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn của Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)