Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 109 - 110)

2.5.2 .Hạn chế

3.2.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên

3.2. Tăng cường tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NT Mở Thủ đô

3.2.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Để việc tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và chương trình xây dựng NTM được bao quát và sâu rộng hơn nữa, địi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên của một cơ quan báo phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có cái nhìn đa chiều, sâu rộng về từng lĩnh vực. Mỗi một phóng viên theo dõi ngành phải có sự am hiểu sâu sắc về ngành mình được theo dõi thông qua các lớp đào tạo tập huấn của cơ quan cũng như Hội nhà báo.

Đối với phóng viên: Khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun mơn thông qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày hay các buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm của những nhà báo có tên tuổi ở từng thể loại báo chí khác nhau. Đối với những người có điều kiện, nên học tập chuyên sâu hơn trong lĩnh vực báo chí. Mặc dù, phóng viên theo dõi ở từng lĩnh vực khác nhau, khi bắt tay vào mảng mới phải có sự tìm hiểu kỹ về ngành để hiểu biết kỹ về lĩnh vực mình theo dõi có cách định hướng trong cơng tác tun truyền. Nếu như mình khơng hiểu rõ về ngành sẽ tạo ra sự khó khăn, vướng mắc khi truyền tải nội dung của các cơ quan. Để làm trịn nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo phải rèn luyện toàn diện cả đức, cả tài và cả sức. Ban biên tập của mỗi cơ quan báo chí cần thành lập nhóm

109

phóng viên xung kích bố trí đủ nhân lực cho từng mảng tuyên truyền về nông thôn mới và nông nghiệp, nông dân, nơng thơn. Ngồi việc tham gia các cuộc hội nghị của các sở, ban ngành về chương trình xây dựng NTM, phóng viên cần theo dõi sát các chính sách mới của Đảng và Nhà nước về NTM, qua đó nắm vững để tuyên truyền khơng bị sai lệch làm giảm uy tín của phóng viên cũng như tịa soạn báo nơi phóng viên cơng tác. Hiện nay, mỗi cơ quan có chế độ riêng cho phóng viên đi cơng tác ở nơi xa, nhưng cơ quan báo cần có chế độ chấm nhuận bút cao hơn cho các tác phẩm đi viết ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo để động viên, khích lệ đội ngũ phóng viên làm việc, tận tụy trong cơng việc.

Đối với biên tập viên: đây là bộ phận bếp núc của bất cứ tồn soạn báo chí nào, mặc dù khơng trực tiếp là người viết ra tác phẩm, nhưng họ là người trau chuốt lại những câu từ, thừa, thiếu lơ gíc của phóng viên theo quan điểm “văn mình, vợ người”. Tuy nhiên, để khơng sửa sai đi bản chất của tác phẩm, đòi hỏi đội ngũ biên tập viên cũng phải có trình độ chun mơn cao. Vì trong một tồn soạn báo, có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nên khơng thể địi hỏi biên tập viên nắm được hết những mảng, nhưng cần tuyệt đối trung thành với tác phẩm mà chỉ nâng tầm cho tác phẩm đó lên cao hơn nữa. Để làm được việc này, các tồn soạn báo hiện nay cũng có những chương trình đào tạo, tập huấn cho các biên tập viên giữa cơ quan thơng tấn báo chí với nhau để trao đổi kinh nghiệm, học tập và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thể hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 109 - 110)