Phản ánh những khó khăn về nguồn vốn khi xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 64 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Phản ánh những khó khăn về nguồn vốn khi xây dựng NTM

Phát biểu trong buổi tọa đàm về xây dựng NTM, giữa Báo Hànộimới và Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy ngày 4-9-2014, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, hiện nay, khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM của các địa phương là nguồn vốn cho xây dựng NTM rất eo hẹp bởi việc đấu giá đất khó khăn. Ngoài nguyên nhân thị trường bất động sản đóng băng, quy trình đấu giá đất vẫn còn bộc lộ nhiều phức tạp và có những bất cập...

Vốn cho chương trình xây dựng NTM, luôn là vấn đề nan giải nhất của các địa phương, nếu như không có kinh phí thì không thể thực hiện được thành công tác tiêu chí về NTM. Để phản ánh về vấn đề thiếu vốn, báo

Hànộimới có nhiều bài viết tuyên truyền về việc này, số báo ra ngày 12-7- 2013, có bài: Thị xã Sơn Tây, thiếu vốn nhiều công trình đắp chiếu, phản ánh về tình trạng một loạt các công trình đầu tư xây dựng NTM của xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) do không có vốn, nên hầu hết các công trình đều dang

64

dở như công trình chợ Sơn Đông với diện tích gần 3.000m2, với số vốn 4,1 tỷ đồng và khởi công từ năm 2012 và đã thi công phần móng, nhưng đến nay phải dừng lại vì không có vốn để tiếp tục đầu tư. Công trình nhà đa năng của trường Tiểu học Sơn Đông đã xây xong phần tường nhưng cũng dừng lại vì chưa bố trí được vốn. Loạt bài về nguồn vốn xây dựng NTM, khơi thông bằng cách nào?, bài 1 ra ngày 8-7-2014, có bài: Chƣa đạt chuẩn vì thiếu kinh phí,

phản ánh về tình trạng 3 huyện của Hà Nội từ năm 2011 đến nă 2014 vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí. Xã Phùng Xá của huyện Mỹ Đức, xã Hồng Sơn, xã Sơn Đông (thị xã Sơn Đông), các địa phương này đều kêu khó vì khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM chủ yếu là những tiêu chí khó đạt về cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa. Chẳng hạn như xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tâ), theo đề án NTM được phê duyệt, xã có 80 tỷ đồng lồng ghép, nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí vốn, trong đó nguồn vốn của xã là 51 tỷ đồng, nhưng trông chờ vào nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng thời điểm này do bất động sản đang đi xuống, không đấu được, dẫn tới xã không có nguồn kinh phí để thực hiện các dự án theo đề án đã được phê duyệt.

Bài 2 ra ngày 9-7-2014, Liên kết doanh nghiệp và ngƣời dân, kinh phí đóng vai trò quan trọng để hoàn thành các tiêu chí NTM, do nguồn vốn đối ứng của thành phố còn hạn chế, chuyển về các địa phương chưa kịp tiến độ. Để giải quyết việc này, cần huy động nguồn vốn xã hội hóa, có sự chung tay góp sức của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với người dân lại với nhau chẳng hạn như Công ty xuất nhập khẩu Hà Anh (Đông Anh) cho nông dân vay vốn, trả chậm bằng phân bón, đây cũng là cách mà doanh nghiêp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân. Các địa phương cần phải tuyên truyền, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn về hỗ trợ xây dựng NTM trong lúc kinh tế đang khó khăn là rất cần thiết. Số báo ra ngày 24-11-2014, có bài: Thiếu vốn cho xây dựng NTM: mắc ở đấu giá đất. Bài toán về vốn

65

đặt ra với các địa phương càng trở lên nóng bỏng trong khi những khó khăn trong đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn kinh phí tại nhiều địa phương, đặc biệt là các xã vùng bãi lại chậm được tháo gỡ… Trong xây dựng NTM, Hà Nội có chủ trương cho phép đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn thực hiện chương trình. Tuy nhiên, đối với các xã vùng bãi, việc đấu giá gần như không thực hiện được do không đáp ứng được các thủ tục. Số báo ra ngày 3- 10-2014, huyện Gia Lâm-chậm tiến độ vì thiếu vốn. Triển khai chương trình xây dựng NTM, huyện Gia Lâm phấn đấu đến năm 2015 có 13 xã (chiếm 65% số xã) đạt tiêu chí NTM và đến hết năm 2020 hoàn thành xây dựng NTM. Thế nhưng, đến nay, huyện mới có 2/20 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM guồn vốn thực hiện xây dựng NTM của huyện chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh phí đã đầu tư chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn rất hạn chế. Tính đến hết quý II-2014, tổng vốn huy động xây dựng NTM của huyện Gia Lâm là 1.439 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách thành phố gần 63,5 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 1.020 tỷ đồng, ngân sách xã gần 130 tỷ đồng; vốn lồng ghép 43,8 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp gần 92 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp hơn 54 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 35,3 tỷ đồng… Như vậy, có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là ngân sách nhà nước (chiếm trên 80%), các nguồn huy động khác còn rất hạn chế, vốn nhân dân đóng góp chỉ chiếm khoảng 4%.

Mảng về vấn đề thiếu vốn trên Đài PT-TH Hà Nội cũng được đăng tải

thường xuyên với những khó khăn, vướng mắc tại nhiều địa phương. Phóng sự ra ngày 15-3-2013, có bài: Huyện Chƣơng Mỹ: Huy động sức dân, tháo gỡ khó khăn về vốn. Triển khai xây dựng NTM. nhiều xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ sôi nổi đóng góp ngày công, tiền của làm đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng... làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh phong trào này, huyện Chương Mỹ vẫn đứng trước nhiều khó khăn, đặc biệt trong huy động vốn. Mặc dù là huyện ven đô nhưng điều

66

kiện kinh tế xã hội của nhiều xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ vẫn còn không ít khó khăn. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Văn Doanh, so với bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, các tiêu chí trên địa bàn huyện đạt được còn rất thấp. Ngay xã điểm Thụy Hương đến nay mới đạt 18/19 tiêu chí, 1 tiêu chí chưa đạt là chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Ba xã Hồng Phong, Đại Yên, Đông Sơn mới đạt 7/19 tiêu chí; 2 xã đạt 6/19 tiêu chí; 3 xã đạt 5 tiêu chí; 21 xã còn lại mới đạt 3, 4 tiêu chí. Vướng mắc lớn nhất hiện nay của Chương Mỹ là vốn cho xây dựng NTM. Ngoài nguồn đóng góp của người dân, vốn của thành phố và huyện, để xây dựng NTM, các xã chủ yếu trông vào đấu giá đất. Tuy nhiên, đến nay ở hầu hết các xã, ngay cả xã điểm Thụy Hương, vẫn chưa triển khai được nên thiếu vốn để xây dựng hạ tầng trầm trọng. Phóng sự đã chỉ ra những điểm bất cập của chương trình xây dựng NTM tại huyện Chương Mỹ, hầu như các xã đều thiếu vốn để xây dựng những công trình hạ tầng cơ sở, ngay đối với xã Thụy Hương một trong 11 xã điểm của Trung ương về xây dựng NTM cũng đang thiếu trầm trọng nguồn vốn.

Phóng sự trên chuyên mục: “Nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển” ra ngày 19-10-2013 có bài: Xã Liên Bạt (Ứng Hòa) gỡ vƣớng cho xây dựng NTM. Xã Liên Bạt được chọn để đầu tư thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010-2013. Tuy nhiên, do thiếu về nguồn vốn là một trong những thách thức lớn nhất đối với xã Liên Bạt trong xây dựng NTM để thực hiện các tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, quan trọng nhất là phải thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị đất đai…Trong chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” phóng sự 2 ra ngày 10-10-2014 có bài: Hà Nội tháo gỡ khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng NTM, phản ánh về một số địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhưng gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chí còn lại của NTM. Một số tiêu chí cần nhiều vốn như chợ nông thôn, cơ sở vật chất trường

67

học, nhà văn hóa…với lượng kinh phí lớn, ngoài phần đối ứng của thành phố, hầu hết các huyện cũng như xã đều loay hoay trong việc thu nguồn vốn này từ đâu. Các xã chỉ trông chờ vào nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng hầu như không thực hiện được vì bất động sản đang đi xuống mà người dân không có nhu cầu về đất đai, nhà ở nhiều như các năm khác, dẫn tới khó khăn khi giải quyết bài toán này. Chẳng hạn như huyện Quốc Oai-thiếu vốn cho xây dựng NTM. Tiến độ triển khai các dự án chậm trên địa bàn huyện là do thiếu nguồn vốn. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực xây dựng NTM ở các xã còn rất nhiều khó khăn bởi phụ thuộc chủ yếu vào công tác đấu giá quyền sử dụng đất, song việc này rất khó thực hiện, nhất là đất xen kẹt trong khu dân cư.

Phóng sự ra ngày 2-8-2015 trên chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” có bài: Nguồn lực cho xây dựng NTM ở Hà Nội còn khó khăn. Hiện Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số xã đạt NTM, nhưng trong quá trình triển khai nhiều địa phương vẫn khó khăn về nguồn vốn. Trong khi đó, ý thức của một bộ phận người dân cũng như chính quyền địa phương ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách, nên việc huy động nguồn vốn còn nan giải. Nhiều địa phương còn máy móc khi xây dựng NTM, đặc biệt là các công trình cần nhiều vốn, chợ nông thôn, nhà văn hóa trung tâm, cơ sở vật chất nhà văn hóa thôn...Phóng sự cũng nêu lên các kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ khó khăn về nguồn lực như: Các địa phương kiến nghị thành phố nên ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm. Theo Ban chỉ đạo chương trình 02 Thành ủy, để tháo gỡ khó khăn về nguồn lực xây dựng NTM cho các huyện, thị xã, thành phố sẽ hỗ trợ một phần đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, các sở ban ngành tạo điều kiện giảm bớt thủ tục hành chính cho các huyện xây dựng kế hoạch đấu giá đất để tạo nguồn vốn; huy động sự đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)