Những điểm giống và khác nhau giữa hai cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Những điểm giống và khác nhau giữa hai cơ quan báo chí

* Điểm giống nhau:

Đây là 2 cơ quan báo chí của Thành ủy và UBND thành phố nên cùng chung một mục đích tuyên truyền về những kết quả, thuận lợi khó khăn trong chương trình xây dựng NTM của Thủ đô. Đây là 2 cơ quan báo chí có số lượng độc giả lớn trên địa bàn Thủ đô. Cả nội dung và hình thức 2 cơ quan báo đều cải tiến theo hướng báo chí hiện đại, dung lượng chữ mỗi tác phẩm ngày càng giảm để thuận lợi cho độc giả.

Cả 2 cơ quan báo đều thực hiện nghiệm vụ tuyên truyền đưa nghị quyết của Đang,r chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và có đối tượng bạn độc rộng rãi trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Báo hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính nhưng luồn giữ đúng định hướng tuyên truyền và được cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý báo chí đánh giá là những tờ báo bám sát nhiệm vụ, vai trò của mình và luôn giữ đúng lập trường trong cách tuyên truyền, không để sai sót quá lớn trong các bài báo đăng.

*Điểm khác nhau:

Mỗi cơ quan báo chí đều có cách thể hiện khác nhau, thời điểm từ năm 2010 đến năm 2013, báo Hànộimới ra chuyên trang 1 tháng 4 trang, trong đó bao gồm 1 bài chính, 2 bài phụ và 5-6 tin. Tuy nhiên, từ năm 2013 do kinh phí hạn chế, thành phố chỉ hỗ trợ cho bên báo HNM mới 2 tháng/1 tháng. Báo HNM cũng đã đổi mới cách làm, ngoài bài chính, 2 bài phụ đã có thêm chuyên mục về những địa phương làm tốt.

54

Đối với Đài PT-TH Hà Nội đây là thể loại báo hình, nên có cách thể hiện hoàn toàn khác so với báo viết, ngoài sử dụng ngôn ngữ, các tin, phóng sự trên đài còn kèm theo lời bình, hình ảnh, tiếng động. Từ năm 2013 đến nay Đài PT-TH Hà Nội ra mắt thêm chuyên đề tuyên truyền riêng về NTM của Hà Nội là “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” Nội dung tuyên truyền của Đài cũng thay đổi dần để làm cho các bản tin cũng như phóng sự trở nên phong phú và đỡ nhàm chán hơn, trong đó ngoài bài phóng sự chính có 2-3 tin đi kèm trong chuyên đề khi phát tới độc giả.

2.2. Báo chí Hà Nội về những thành tựu bƣớc đầu xây dựng NTM ở Thủ đô

Xác định nhiệm vụ quan trọng của chương trình xây dựng NTM, Thành ủy Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của NTM. Điều này được khẳng định qua một loạt các tác phẩm đăng trên hệ thống báo chí Hà Nội.

Tuyên truyền về kết quả đạt được trong xây dựng NTM là một trong những nội dung chính, phản ánh xuyết suốt của 2 cơ quan báo là Hànộimới và Đài PT-TH Hà Nội, được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau với trục trung tâm là thành tựu của chương trình xây dựng NTM. Từ những cách làm hay, những chính sách đúng đắn của Thành ủy khi áp dụng vào thực tế, cách tuyên truyền của mỗi địa phương khác nhau để trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn thành phố. Qua hàng loạt các tác phẩm, báo Hànộimới, Đài PT-TH Hà Nội đã truyền tải cho người đọc một bức tranh sinh động về công cuộc xây dựng NTM của Thủ đô, từ nhiều địa phương đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đường làng ngõ xóm trật trội đến đời sống của họ không ngừng được nâng cao nhờ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi đến người dân tự nguyện hiến đất, đập tường để mở rộng các tuyến đường.

Tuyên truyền về thành tựu xây dựng NTM, báo Hànộimới đã phản ánh khá toàn diện theo cả bề rộng và chiều sâu như: bài Din mạo mới đang hình thành (đăng ngày 18-1-2013) hoặc bài Khi nhà nƣớc và nhân dân

55

cùng làm (đăng ngày 18-1-2013), bước đầu phản ánh những kết quả bước đầu của Chương trình xây dựng NTM, tạo ra một bức tranh tổng thể về khu vực nông thôn. Đồng thời khẳng định, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chương trình xây dựng NTM có nhiều khởi sắc và hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với lòng dân.

Ngày 22-7-2013, Đài PT-TH Hà Nội có phóng sự: Mỹ Đức tích cực xây dựng NTM. Sau 2 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới", huyện Mỹ Đức đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong năm 2013, huyện Mỹ Đức tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong hành động và sự đồng thuận trong xã hội. Huyện đã chỉ đạo mở 160 lớp học cho đội ngũ, cán bộ đảng viên với 46.565 lượt người tham dự; mở 2 hội nghị báo cáo cho 268 báo cáo viên cơ sở, phát hành 1.500 cuốn tài liệu tìm hiểu về xây dựng NTM do Ban Tuyên giáo Thành ủy biên soạn; phát hành 600 chương trình với 1839 tin bài trên hệ thống Đài truyền thanh huyện, Đài PT-TH Hà Nội phát 21 phóng sự về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, cả 21/21 xã trong huyện đã phê duyệt xong quy hoạch, 100% số xã đã được phê duyệt Đề án. Hiện trên địa bàn huyện có 2/21 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 3/21 xã đạt và cơ bản đạt 10 đến 13 tiêu chí.

Về vấn đề tuyên truyền những địa phương làm tốt trong chương trình xây dựng NTM, báo Hànộimới cũng đã có nhiều bài viết để động viên, khích lệ tinh thần cho các huyện, thị xã. Bài kinh nghiệm làm đƣờng siêu rẻ ở Đan Phƣợng (ngày đăng 31-5-2013). Bài viết đã tập trung nêu lên những cách làm hay của huyện Đan Phượng, từ việc huy động sức dân, từ việc hỗ trợ của thành phố về vật liệu, xây dựng, người dân hô hào nhau mỗi nhà đóng góp sức, người của vào thực hiện xây dựng đường làng ngõ, xóm. Ngoài phần đóng góp theo khẩu của mỗi gia đình, những gia đình nào khá giả sẽ đóng góp thêm, hộ nào

56

không có tiền, đóng góp bằng ngày công lao động. Toàn bộ người dân đứng lên làm chủ đầu tư xây dựng con đường của mình, nên đường không chỉ to đẹp mà còn khang trang và mất rất ít tiền so với các công trình khác. Nhờ vào phong trào huy động sức dân, nên Đan Phượng đã trở thành huyện đầu tiên của thành phố về xây dựng NTM. bài Mê Linh thành công nhờ vào sức dân (ngày đăng 19- 7-2013), bài viết tập trung nêu lên những cách làm của huyện Mê Linh, trong đó chính quyền địa phương dựa vào sức dân là chính từ việc bàn bạc, công khai, dân chủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Người dân được làm chủ, nên họ rất tích cực với việc xây dựng, kiến thiết hạ tầng nông thôn. bài huyện Thƣờng Tín huy động mọi nguồn lực cho NTM

(đăng ngày 3-1-2014), chương trình xây dựng NTM ngoài phần hỗ trợ của nhà nước thì vốn phần lớn là huy động sức dân và xã hội hóa. Do đó, huyện Thường Tín đã có nhiều cách làm trong việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp vì trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên dựa vào lợi thế này, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân và doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng NTM.

Đài PT-TH Hà Nội, ngày 10-5-2014, phát sóng trên chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” có bài: “Đông Anh phát huy sức mạnh trong xây dựng NTM”. Từ năm 2010 đến nay, Đông Anh đã đầu tư gần 400 dự án với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng phục vụ nâng cấp hạ tầng giao thông. Chủ tịch UBND xã Cổ Loa Nguyễn Quốc Trung cho biết, sau khi phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” được phát động, xã đã tích cực vận động bà con hiến đất, đóng góp ngày công lao động, ủng hộ vật chất để làm đường giao thông. Toàn xã có 118 hộ gia đình hiến trên 978m2 đất thổ cư và 3.240m2 đất nông nghiệp, đóng góp 17.198 ngày công và ủng hộ trên 7 tỷ đồng phục vụ công tác xây dựng NTM…

Ngày 6-11-2014, Đài PT-TH Hà Nội có phóng sự: “Kinh nghiệm xây dựng NTM tại Đa Tốn-Gia Lâm”. Phóng sự phản ánh về việc sau 4 năm

57

thực hiện, đến năm 2014, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm đã đạt được 19/19 tiêu chí và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, UBND TP trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM. Có được kết quả này là cả một chặng đường nỗ lực của đảng ủy, chính quyền và chính những người dân nơi đây. Căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Ban chỉ đạo đã tiến hành đánh giá thực trạng nông thôn của xã để xây dựng Đề án xây dựng mô hình điểm nông thôn mới xã Đa Tốn. Trong 19 tiêu chí Quốc gia, lúc đầu Đa Tốn đã đạt 7 tiêu chí, cơ bản đạt 4 tiêu chí, chưa đạt 8 tiêu chí. Cùng với nhiệm vụ xây dựng Đề án, Ban chỉ đạo xã đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã. Từ tháng 7/2010 đến hết năm 2013, xã đã tổ chức 15 hội nghị chuyên đề về NTM, ngoài ra, các hội nghị của các ngành, đoàn thể đều có nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM. Hàng tháng, Đảng ủy đều có nghị quyết chỉ đạo các phần việc liên quan đến xây dựng NTM. Ban chỉ đạo, Ban quản lý thường xuyên tổ chức giao ban, đánh giá kết quả xây dựng NTM, đồng thời, tìm ra những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Các chi bộ có nghị quyết về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ đối với xây dựng NTM trên địa bàn cụm dân cư.

Ngày 2-12-2014, Đài phát phóng sự: “Đan Phƣợng đồng lòng trong xây dựng NTM”. Hiện nay, Ðan Phượng là huyện dẫn đầu thành phố về hoàn thành xây dựng đường giao thông xóm ngõ, giao thông thủy lợi nội đồng. Toàn huyện đã thi công xong hơn 2.000 tuyến đường giao thông ngõ, xóm và giao thông nội đồng, với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng (chỉ trong vòng hai tháng theo dự toán được duyệt). Ðây là sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt, sâu sát của cán bộ, sự vào cuộc trách nhiệm, nhiệt tình của đội ngũ đảng viên trong huyện đã tạo được sự tin tưởng và đồng lòng của nhân dân để cùng chung tay xây dựng NTM. Phóng sự phản ánh nhờ vào cách làm sáng tạo, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa từ người dân đến doanh nghiệp đóng góp trong chương trình xây dựng NTM. Huyện đã có cách chỉ đạo riêng, chuyển đổi những vùng trồng rau màu

58

sang trồng hoa chất lượng cao, người dân góp sức người, sức của vào xây dựng NTM. Chỉ trong một thời gian ngắn huyện Đan Phượng đã trở thành huyện dẫn đầu của thành phố Hà Nội về đạt các tiêu chí NTM. Không những thế, đời sống người dân ngày một nâng cao, đường làng ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, mở ra một diện mạo NTM trên địa bàn huyện.

Phát sóng trên chuyên mục “Nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển” Đài PT-TH Hà Nội ra ngày 7-10-2015 có bài: “Thanh Trì phấn đấu cán đích huyện NTM”. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Thanh Trì xác định đích đến cuối cùng là nâng cao đời sống người dân và việc xây dựng nông thôn mới phải thật sự trở thành phong trào quần chúng rộng khắp với sự vào cuộc đầy đủ, quyết liệt của các cấp, ngành, đặc biệt là nhân dân - chủ thể thụ hưởng thành quả xây dựng NTM. Trong 5 năm đã có hơn 1.700 tỷ đồng được huy động để đầu tư xây dựng NTM vận động các doanh nghiệp trên địa bàn và người dân cùng tham gia đóng góp xây dựng NTM. Huyện hỗ trợ người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao thu nhập. Chỉ một thời gian, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, với mức thu nhập 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,8% xuống còn dưới 1%.

Qua đây, có thể thấy, tiếng nói của báo chí đã phân tích và tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến trong xã hội. Đồng thời, báo cũng đã thu thập và đăng kèm các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, người dân về vấn đề xây dựng NTM. Tuyên truyền để người dân hiểu được xây dựng NTM là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

2.3. Báo chí Hà Nội về những bất cập xây dựng NTM ở Thủ đô

Ngày 4-9-2014, trong buổi tọa đàm về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy chương trình xây dựng NTM do Báo Hànộimới phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, Chu Phú Mỹ phát biểu: Sau gần 4 năm xây dựng NTM, nông thôn Hà Nội đã

59

có những thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục khó khăn, 60 xã phấn đấu về đích năm 2014 và 161 xã về đích năm 2015 đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn; 50 xã đã hoàn thành NTM năm 2013 cũng còn rất nhiều việc phải làm để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Mặc dù Hà Nội là địa phương có số xã hoàn thành xây dựng NTM đứng đầu cả nước nhưng các xã đã hoàn thành xây dựng NTM đang rất trăn trở trong việc giữ vững và nâng cao tiêu chí “thu nhập bình quân đầu người”. Hiện ở các xã này, nhiều dự án chuyển đổi sản xuất được đặt ra tại Đề án xây dựng NTM vẫn còn “giậm chân tại chỗ” khiến các địa phương lúng túng, khó duy trì, nâng cao mức sống bền vững cho nhân dân. Sản xuất nông nghiệp một số nơi nhất là vùng xa trung tâm vẫn mang tính truyền thống là chính, do đó thu nhập còn thấp, không ổn định. Một số huyện có diện tích đất nông nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phân khu của Thành phố nên không thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ có thể sản xuất độc canh cây lúa, thậm chí có địa phương còn bỏ hoang. Số lượng mô hình, nhất là số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả chưa nhiều, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; việc tổ chức nhân ra diện rộng còn hạn chế….

Xác định được những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng NTM, nên trong công tác tuyên truyền báo Hànộimới cũng như Đài PT-TH Hà Nội ngoài phần tuyên truyền những việc làm được, còn tập trung tuyên truyền những bất cập trong xây dựng NTM, để cùng các địa phương tháo gỡ, khó khăn vướng mắc.

2.3.1. Phản ánh những khó khăn về đất đai, dồn điền đổi thửa

Đây là nhóm nội dung xuất hiện với số lượng nhiều nhất trên 2 cơ quan báo chí nghiên cứu, đất đai yếu tố trung tâm, đột phá của nông nghiệp với nhiều vấn đề có liên quan. DĐĐT được coi là cuộc cách mạng trong chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu biến ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, thuận lợi cho việc hình thành những vùng sản xuất, hàng hóa quy

60

mô lớn. Hà Nội đã chọn công tác này là bước đột phá để hình thành cánh đồng mẫu lớn, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, liên quan đến đất đai sẽ có nhiều vấn đề bức xúc, nhiều nơi cán bộ chưa làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân không hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dẫn tới kiện cáo, bỏ ruộng, thậm chí còn biểu tình. Đây không phải là tiêu chí trong xây dựng NTM, nhưng DĐĐT là một trong số những vấn đề trọng tâm của chương trình 02 Thành ủy.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)