2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Một số giải pháp và bài học cho phát triển HTX nông nghiệp
Hiện nay, các HTX kiểu mới cần lột xác, thay đổi tư duy, khắc phục tình trạng "bình mới, rượu cũ". Đồng thời cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX thành lập mới, cũng như đa dạng hóa hình thức hợp tác, liên kết 4 nhà, liên kết vùng sản xuất để hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, hiện
nay việc “chỉ tay” cần phải liên kết 4 nhà là đúng và ai cũng nói được, nhưng bằng cách nào và cần điều kiện gì để các bên liên kết được với nhau thì khơng thấy mấy ai bàn thảo? Ai cũng hô hào cần đẩy mạnh phát triển HTX,
nhưng không ai nghĩ ra những hướng đi cụ thể cho HTX; chưa có nơi nào chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới HTX.
Thực trạng các HTX nông nghiệp vẫn yếu và hoạt động kém hiệu quả chưa tạo niềm tin xã viên. Vì vậy, vấn đề củng cố, nâng cao năng lực các HTX đang trở nên cần kíp. Nhà nước, địa phương cần nghiên cứu có chế độ, chính sách khả thi với các HTX như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ đất làm trụ sở cho các HTX, hỗ trợ vốn, giống khi gặp thiên tai, dịch bệnh, có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để thu mua, chế biến nông sản.
Để HTX nông nghiệp phát triển bền vững, phát triển HTX phải gắn với việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; xây dựng nông thôn mới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với bước đi thích hợp cho từng HTX, từng địa phương và trong từng thời gian nhất định, đó là:
- Tổ chức lại bộ máy quản lý HTX theo hướng gọn, nhẹ có chất lượng, khuyến khích cán bộ quản lý HTX trẻ, có tâm huyết và được đào tạo chun mơn bài bản. Các tổ chức nhà nước cần hỗ trợ các hợp tác xã trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước mắt cần thành lập ngay các trung tâm đào tạo cho các thành viên Ban quản lý HTX để nâng cao nhận thức, chuyên môn
và các kỹ năng trong chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 – Để họ tham gia được vào tiến trình đổi mới HTX thì trước tiên họ phải biết, hiểu, tích lũy kiến thức và kỹ năng và sau đó là thực hiện.
- Tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến hợp tác xã, như: về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hợp tác xã; cần tạo điều kiện cho các HTX được vay vốn, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để các HTX phát triển các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông - lâm - ngư nghiệp. Để hợp tác xã nông nghiệp ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các hợp tác xã.
- Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo hợp tác xã lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt hợp tác xã để hưởng ưu đãi. Các chính sách của nhà nước phải tạo điều kiện tốt để hợp tác xã thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.
- Cần thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp với số lượng vốn đủ lớn kết hợp với vốn vay từ các ngân hàng giải ngân để tăng nguồn và số lượng vốn vay đầu tư sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất v.v..
- Phát triển, liên kết hợp tác các HTX nông nghiệp, giữa HTX nơng nghiệp với các loại hình HTX khác và với doanh nghiệp. Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Hợp tác xã nông nghiệp phải được tổ chức ở những khâu nào mà hợp tác xã làm thì tốt hơn hộ gia đình, tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanh nghiệp Nhà nước. Do đó lựa chọn khâu nào để hợp tác xã làm là hết sức quan
trọng. Kinh nghiệm của nhiều nước chỉ ra rằng bốn khâu: cung ứng vật tư, hàng hóa tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với hợp tác xã. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các