4.3. Đánh giá thực trạng các hoạt động marketing của HTX Phú Nam 1
4.3.6. Những tồn tại trong tổ chức hoạt động marketing tại HTX Phú Nam 1
- Tổ chức sản xuất chè tại HTX còn thiếu liên kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa xã viên với xã viên và theo chiều dọc giữa xã viên với HTX theo chuỗi giá trị.
- Chưa đầu tư đồng bộ dây chuyền công nghệ trong khâu chế biến để sản xuất ra sản phẩm chè có chất lượng cao. Việc áp dụng kỹ thuật chế biến chè tại HTX vẫn chủ yếu dựa vào phương thức truyền thống, mẫu mã đơn điệu, chất lượng không ổn định. Do chất lượng sản phẩm chè không đồng nhất, mỗi xã viên chế biến theo cách khác nhau nên chất lượng không đồng đều cả về
nội chất và ngoại hình. Từ đó dẫn đến năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm chè chưa cao.
- Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng riêng đặc trưng từng vùng chè chưa đạt, chưa có hệ thống giám sát nội bộ cho vùng chè an toàn.
- Các mặt hàng chè chế biến chưa thực sự đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, hiện nay HTX chưa đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho chè cũng như đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chưa quan tâm đúng mức đến bao bì, nhãn mác của sản phẩm chè nhằm đáp ứng thị hiếu cũng như cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến người tiêu dùng hoặc tìm hiểu, sử dụng các loại bao bì thân thiện với mơi trường.
- HTX Phú Nam 1 và các xã viên hiện nay chưa chủ động được thị trường tiêu thụ vì sản lượng chè chế biến cịn ít, khơng có phương tiện và vốn để dự trữ sản phẩm chè nên giá bán thường bị phụ thuộc vào thương lái theo thời vụ. Chè của HTX hiện được tiêu thụ chủ yếu tại các điểm thu gom nhỏ lẻ, chợ truyền thống. Đa phần các điểm thu mua sản phẩm chè trên địa bàn là tự phát hoặc trong các chợ nông thôn huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ.
- HTX chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác khảo sát thị trường, tiếp thị, quảng bá sản phẩm chè; kiến thức về thị trường và kỹ năng bán hàng còn hạn chế… vì thế khó tiếp cận khách hàng và có được những đơn hàng lớn.