2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong sảnxuất chè tại tỉnh Thái Nguyên
2.2.2.1. Những hạn chế trong sản xuất chè a/ Về sản xuất chè nguyên liệu
Nhìn chung quy mơ sản xuất chè của hộ nhỏ, trình độ thâm canh thấp, vẫn sử dụng nhiều giống cũ, chất lượng sản phẩm thấp, khơng đồng đều, sử dụng nhiều phân bón, vẫn lạm dụng thuốc BVTV, đặc biệt đối với nhóm hộ tự do. Các hộ nhìn chung là thiếu thơng tin, ít được đào tạo tập huấn, thiếu vốn sản xuất chè.
Nhiều hộ nông dân đã liên kết và hợp tác với nhau sản xuất chè, sản phẩm chè an toàn và sản phẩm chè hữu cơ, nhưng lại gặp nhiều khó khăn như
năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá bán chỉ bằng hoặc cao hơn một chút, thậm chí thấp hơn so với sản phẩm thơng thường, người tiêu dùng khó phân biệt giữa chè an toàn, chè hữu cơ với chè thường,…
b/ Về chế biến chè
Tồn tỉnh có hơn 40 doanh nghiệp chế biến chè. Có 55.000 cơ sở chế biến chè quy mơ hộ gia đình, chế biến cơng nghiệp chiếm khoảng 40%. Sản phẩm chế biến chủ yếu là chè xanh và chè đen, công nghệ chủ yếu vẫn là nhập từ Liên Xô (cũ) và ấn Độ. Những tồn tại cần khắc phục của khâu chế biến chè:
– Cơng nghiệp chế biến chè cịn lạc hậu, phân tán. Chế biến thủ cơng 58%, chất lượng khơng đồng đều, khó kiểm sốt, sản phẩm chè chưa đa dạng, mẫu đơn giản.
– Các nhà máy chế biến chè công nghiệp chưa khai thác hết công suất. Vào thời vụ sản xuất chè, chỉ có 30% doanh nghiệp khai thác được hết cơng suất, cịn lại là sản xuất chè, đạt 60% công suất do thiếu nguyên liệu.
– Số doanh nghiệp sản xuất chè đen còn nhiều. Đa số các nhà máy chế biến chè đều mua bán thành phẩm, rất ít vùng nguyên liệu cho mỗi nhà máy.
– Hệ thống máy móc thiết bị của các doanh nghiệp là đa dạng (nguồn gốc từ Trung quốc, đài Loan, Liên xô cũ, Việt Nam). Tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%. Các dây chuyền chế biến tại các doanh nghiệp hầu hết là công nghệ cũ, đầu tư trùng lặp (cả chè đen và chè xanh). Tiêu chí cho chọn mua máy móc thiết bị là: rẻ; phổ biến; dễ sử dụng; dễ tìm phụ tùng thay; đảm bảo chất lượng chè.
Nhìn chung các doanh nghiệp đã có quan tâm đến việc cải tiến công nghệ nhưng chưa đều, chưa có chiến lược liên kết với các cơ quan nghiên cứu cơng nghệ và chỉ có số ít doanh nghiệp có hợp đồng thu mua ngun liệu cho nơng dân.
c/ Về tiêu thụ chè
Sản phẩm Trà chủ yếu tiêu thụ nội tiêu (chiếm tới 70% sản lượng), tỷ lệ sản lượng chè xuất khẩu đạt 25,89 % sản lượng chè chế biến, xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, giá thấp. Những tồn tại cần khắc phục của khâu tiêu thụ chè:
- Sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu khơng chủ động được thị trường. Chưa có thương hiệu và chưa có sản phẩm đặc biệt cao cấp. Chưa có hệ thống quản lý chất lượng chè. Chưa có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong và ngồi tỉnh.
- Thị trường tiêu thụ nội địa là chính (70%), sản phẩm chủ yếu là chè dời, chất lượng chưa cao, hàm lượng chế biến thấp, mẫu mã đơn điệu.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen, chè nguyên liệu, giá thấp. Mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người trồng chè còn rất lỏng lẻo, không bền vững.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất chè
Tồn tại các hạn chế trên chủ yếu do các nguyên nhân chính sau:
+ Cơng tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển cây chè trong nhiều năm trước đây thả nổi, thiếu quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho từng địa phương. Việc trồng và sản xuất chè chủ yếu do dân tự lo là chính cho nên khi gặp khó khăn người dân tự ý chặt phá vườn chè, làm giảm sút diện tích và sản lượng
+ Việc phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chưa thực hiện tốt: Giống chè là yếu tố quan trọng số một quyết định năng suất và sản lượng chè. Hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn sử dụng giống chè Trung du lá nhỏ cho năng suất, chất lượng thấp. Công tác giống đã được quan tâm nghiên cứu, chọn tạo nhưng vẫn chưa thể cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất chè.
+ Quy trình kỹ thuật canh tác vẫn cịn bất cập, vườn chè chưa được thâm canh đầy đủ.
+ Diện tích vườn chè cũ, năng suất thấp cịn lớn. Cần có biện pháp trồng mới, trồng lại bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao.
+ Mối liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến còn lỏng lẻo. Hiện nay một số nhà máy đã đầu tư trực tiếp cho vùng nguyên liệu để tạo vùng nguyên liệu riêng cho mình, nhưng số lượng cịn ít, hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá còn phổ biến.
+ Vấn đề thương hiệu cho sản phẩm Trà chất lượng cao, chè an toàn, chè đặc sản chưa được quan tâm đúng mức. Tuy đã có nhãn hiệu chè tập thể “chè Thái Nguyên” và thương hiệu chè Tân Cương, Trại Cài, La Bằng…nhưng tỉnh chưa có bộ tiêu chuẩn sản phẩm và các chế tài xử lý về vi phạm bản quyền thương hiệu nên nhiều người sản xuất chè chất lượng thấp nhưng lại rao bán với thương hiệu chè đặc sản làm giảm uy tín của các sản phẩm chất lượng tốt.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho hợp tác xã nông nghiệp thương mại và dịch vụ phú nam 1, xã Phú Đô, huyện Phú Lương.
Là một HTX mới thành lập, với một tổ chức đi vào hoạt động như HTX nông nghiệp thương mại và dịch vụ với hoạt động sản xuất chính là sản xuất, tiêu thụ chè, khi trước đó trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều HTX sảnxuất chè, chè hữu cơ đã có thương hiệu và có vị trí đứng trên thị trường cũng gặp khơng ít khó khăn. Địi hỏi người quản lý cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các mơ hình sản xuất chè của các HTX khác.Từ thực tế địa phương, qua nhiều lần tham khảo, cũng như sự khuyến khích của chính quyền địa phương các cấp, giám đốc HTX nông nghiệp thương mại và dịch vụ phú nam 1, nhận thấy cây chè là một cây chủ lực của địa phương, cây đặc sản của tỉnh. Từ những kinh nghiệm trước đó và các thơng tư chính sách của nhà nước khuyến khích thành lập, duy trì và phát triển HTX thì bà Nguyễn Thị Hồng đã huy động sự tham gia của một số anh chị em trong xã xây dựng HTX nông nông nghiệp thương mại và dịch vụ phú nam 1, với tổng số lượng thành viên hiện nay là 12 thành viên và khoảng 16 ha đất trồng chè.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU