2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sảnxuất chè ở tỉnh Thái Nguyên
2.2.1.1. Khái quát chung tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. chè, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Tồn tỉnh hiện có trên 16.000 ha chè,
đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 doanh nghiệp và 55.000 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, vùng chè nguyên liệu được chia làm hai vùng. Vùng nguyên liệu để chiến biến chè xanh bao gồm các huyện: Thành phố Thái Nguyên, Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Sông Cầu, Võ Nhai, với diện tích 12.400 ha, chiếm 73% diện tích chè của cả tỉnh. Trong đó, chè xanh đặc sản có gần 4.000 ha, với các địa danh nổi tiếng như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà - Hùng Sơn (Đại Từ), Trại Cài - Minh Lập (Đồng Hỷ), Sông Công và Phúc thuận (Phổ Yên). Vùng chè nguyên liệu để chế biến chè đen bao gồm phần lớn chè của Định Hóa, Phú lương với diện tích 4.000 ha, chiếm 27% diện tích chè tồn tỉnh. Chè được tiêu thụ cả thị trường trong và ngồi nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản
Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nơng dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất chè hàng hóa tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh.
Trong những năm trước đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn sản phẩm gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết được.
Chè được trồng ở tất cả các huyện và thị xã của tỉnh Thái Nguyên. Nhưng diện tích trồng chè phân bố không đều giữa các huyện, 3 huyện có diện tích trồng chè ít nhất là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và thị xã Sơng
Công. Huyện tập trung chè nhiều nhất là huyện Đại Từ, do đất đai và khí hậu, điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, mặt khác người dân ở Đại Từ cũng có kinh nghiệm, truyền thống trồng chè từ lâu đời.
Trong những năm qua, tỉnh không ngừng xây dựng, phát triển những khu công nghiệp, hệ thống thương mại dịch vụ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, mặt khác q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ vì vậy diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị hạn chế. Tuy vậy, diện tích trồng chè vẫn tăng lên hàng năm do tỉnh xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực.
Do quỹ đất nơng nghiệp của tỉnh có hạn, khơng thể phát triển diện tích mãi được. Mặt khác, phương hướng chính trong phát triển cây chè là nâng cao chất lượng. Do vậy, tỉnh không phát triển thêm diện tích chè, mà chủ yếu là trồng thay thế, trồng lại bằng giống mới. Các giống mới, năng suất cao, chịu bệnh tốt sẽ được thay thế cho các giống cũ năng suất thấp.
Tuy nhiên, cái khó khăn nhất hiện nay là diện tích chè của tỉnh khơng tập trung, vẫn còn manh mún, số hộ tham gia sản xuất chè rất đông (66.000 hộ) nên số hộ có quy mơ vài héc-ta khơng nhiều.
2.2.1.2. Các vùng chuyên canh chè trong tỉnh
Phát triển sản xuất chè, có hai hình thức: quảng canh và thâm canh. Trong đó, quảng canh là hình thức sản xuất chè, nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ sản xuất chè, lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Thâm canh là hình thức sản xuất chè, tiên tiến nhằm mục đích tăng sản lượng nơng sản bằng cách tăng độ phì nhiêu của đất thơng qua đầu tư thêm vốn và kỹ thuật vào sản xuất chè,.
Vốn là cây trồng chủ lực của tỉnh, để phát triển sản xuất chè theo hướng sản xuất chè, hàng hóa thì việc đầu tư thâm canh sản xuất chè là cần thiết bao gồm đầu tư về vốn, giống, kỹ thuật chăm sóc…để nâng cao năng suất, chất lượng. Các vùng chuyên canh chè lớn trong tỉnh bao gồm: huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa.
2.2.1.3. Tình hình sử dụng phân bón cho chè, các giống chè mới
Hiện nay, để trồng chè có hiệu quả kinh tế, địi hỏi phải sử dụng phân bón trên tất cả các loại đất, về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào, kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ, nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu hoạch sản phẩm, cần phải tính tốn cả lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng xen, lượng tồn tại trong cơ thể của cây chè
Trong quá trình cân đối đạm (N), việc bón đạm dạng vi sinh, hoặc dưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao nhất kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đạm, lân và ka li cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Rất ít chế phẩm sinh học và thảo mộc được sử dụng trong sản xuất chè, chè. Một điều đáng lưu ý là hầu hết người trồng chè không tuân thủ thời gian cách ly. Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết người trồng chè hiện nay chỉ để thời gian cách ly khoảng 7-10 ngày.
Nhiều người trồng chè ở Thái Nguyên ít chú ý tới bảo hộ lao động. Nhiều hộ nông dân sau phun thuốc đã không thu gom bao bì đựng thuốc, mà bỏ trên nương chè, nhất là các nương chè không gần nhà ở.
Giống chè mới được chuyển đổi: Giống chủ lực được chuyển đổi là giống chè LDP1, bên cạnh đó là các giống chè như TRI777, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT95, Bát Tiên… Các giống chè mới được chuyển đổi đã thúc đẩy khả năng đầu tư thâm canh theo hướng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. Hàng năm tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ cho nơng dân trồng chè, đặc biệt là các kiến thức về giống.
2.2.1.4. Tình hình thu hái và chế biến chè
Khâu chế biến sản phẩm chè chủ yếu tập trung ở hộ gia đình, tự sản xuất chè, và tự chế biến nên chất lượng chè chưa được nâng cao
Với cây chè, quá trình chế biến hết sức quan trọng, nó quyết định cho 1 giá trị sản phẩm. Có thể nói rằng, cơng nghệ chế biến ra một sản phẩm chè tại Thái Nguyên liên tục được đổi mới, nâng cao.
Hiện nay, gần như 100% số hộ trồng chè đã đầu tư mua sắm được máy chế biến chè, một số cơ sở chế biến chè như HTX chè Tân Hương (T.P Thái Nguyên) đã đầu tư tôn quay inox thay cho tôn quây đen. Ưu điểm của tôn inox không bị gỉ như tơn đen, qua đó chất lượng chè cũng cao hơn.
Các doanh nghiệp chế biến chè chưa có sự gắn kết mật thiết “cùng hưởng, cùng chịu” với nông dân, ngược lại trong mùa thu hoạch cao điểm, một số doanh nghiệp còn ép cấp, ép giá chè và cũng chưa có doanh nghiệp nào cam kết bao tiêu sản phẩm ổn định cho bà con.
2.2.1.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Trà ở tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh có truyền thống sản xuất chè, chè Tân Cương đã được nhiều địa phương trong cả nước biết đến. Thị trường chè khá rộng, sản phẩm chè Thái Nguyên không chỉ tham gia vào thị trường chè xuất khẩu của cả nước mà có thị trường nội địa cũng khá rộng.
Chè tiêu thụ nội địa chủ yếu là chè xanh chế biến bằng phương pháp thủ công, giá bán tương đối ổn định. Sản phẩm chè tiêu thụ trong nước đã bắt đầu có những loại chè đặc biệt, cao cấp (chè đặc sản chế biến bán công nghiệp của Tân Cương, một số sản phẩm chè của nhà máy chè Hồng Bình…), tuy nhiên khối lượng cịn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội và các tỉnh lân cận, vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè đen. Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu là Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…
Đa số các DN chế biến chè chưa có vùng ngun liệu (trừ nhà máy chè
Sơng Cầu, Quân Chu, gần đây có DN chè Vạn Tài...) chưa có hợp đồng thu
mua nguyên liệu hợp lý và chặt chẽ với nơng dân, do đó khơng chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến với công suất dây chuyền đã trang bị. Hộ nông dân tự canh tác, thu hái và chế biến vẫn mang tính phổ biến, nhất là những vùng sâu, vùng chè đặc sản.
Hiện tại, sản phẩm Trà của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu không chủ động được thị trường: giá bán thấp, chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với vị thế của chè, quản lý thương hiệu chè chưa được áp dụng nghiêm ngặt và thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Hợp tác giữa các DN, giữa DN với các cơ quan nhà nước, Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhau. Từ cung cấp thông tin, đề xuất, kiến nghị, tuyên truyền quảng bá, v.v…. Bao bì, mẫu mã, sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, hợp thị hiếu, sản phẩm sạch, v.v… đã được đề cập nhiều song chưa có những giải pháp ứng dụng mang tính đột phá.