8. Bố cục của đề tài
2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các
nhà trường lập thành hồ sơ và quản lý tại văn phòng. Đối tượng khai thác sử dụng hồ sơ nhân sự, viên chức tại các trường THCS gồm có: ban lãnh đạo và viên chức nhà trường. Ban lãnh đạo khai thác, sử dụng hồ sơ với mục đích thanh tra, kiểm tra cán bộ, viên chức. Viên chức khai thác sử dụng hồ sơ của chính bản thân mình để biết được quá trình hoạt động tại cơ quan.
Đối tượng khai thác sử dụng hồ sơ học sinh chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Giáo viên là người quản lý lớp học, cập nhật thông tin vào hồ sơ cho học sinh. Giáo viên khai thác hồ sơ học sinh để biết được năng lực học tập và quá trình rèn luyện của học sinh để có những điều chỉnh phù hợp với việc quản lý lớp học. Học sinh sử dụng hồ sơ để biết được kết quả học tập và một số thông tin phục vụ cho các hoạt động khác của bản thân.
2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các Trường THCS Trường THCS
Cơ sở vật chất tại các trường học là tất cả các phương tiện sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập và các hoạt động điều hành, quản lý nhằm nâng cao chất lượng cho mọi hoạt động của nhà trường. Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn phục vụ cho mọi hoạt động của trường được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS bao gồm:
- Tủ đựng hồ sơ, tài liệu: Theo khảo sát tại trường THCS, Văn phòng của trường được bố trí duy nhất một tủ bảo quản hồ sơ, tài liệu dẫn đến tình
trạng thiếu không gian bảo quản hồ sơ, tài liệu.
- Bìa hồ sơ: được sử dụng là các bìa hồ sơ bằng nhựa, chưa phù hợp với quy định của bìa hồ sơ được quy định theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9251:2012 Bìa hồ sơ lưu trữ. Các thông tin được ghi trên bìa hồ sơ khá đơn giản bao gồm: tên trường, tên hồ sơ và năm học được in trên giấy A4 và dán vào bìa hồ sơ.
Có thể thấy, cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cán bộ trong cơ quan.
Tiểu kết
Trong chương 2, chúng tôi làm rõ thực trạng việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS bao gồm các nội dung: lập hồ sơ; quản lý hồ sơ, tài liệu và khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ.
Những nội dung tại chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi nhận xét và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Chương 3.
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI