Bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường thcs trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 54 - 63)

8. Bố cục của đề tài

3.2.6. Bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu

Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu có được tốt hay không trong đó trang thiết bị phục vụ cho việc lập hồ sơ là một bộ phận không thể thiếu. Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS vẫn còn nhiều hạn chế. Các trường THCS cần chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ việc quản lý hồ sơ, tài liệu một cách đồng bộ.

Trang thiết bị phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS bao gồm: tủ đựng hồ sơ, tài liệu; bìa bảo quản hồ sơ, giá hồ sơ . Tuy nhiên, về số lượng trang thiêt bị phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS còn khá hạn chế. Nhà trường cần bố trí kinh phí để đầu tư trang thiết bị đặc biệt là tủ bảo quản hồ sơ, tài liệu và sử dụng bìa hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Tiểu kết

Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS bao gồm: tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu; hoàn thiện bộ máy nhân sự; hoàn thiện hệ thống văn quản quy định về quản lý hồ sơ, tài liệu; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về quản lý hồ sơ, tài liệu.

Với những đề xuất trên, chúng tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý hồ sơ, tài liệu của các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ một cách tốt nhất, toàn diện nhất.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu là việc lưu giữ lại các hồ sơ, tài liệu tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành công việc cũng như nhu cầu khai thác và sử dụng. Hồ sơ tài liệu được quản lý tại đơn vị lập ra, cán bộ lập ra có trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu đó cho đến thời hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.

Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu là vô cùng quan trọng đối với cơ quan, tổ chức nói chung và các trường THCS nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra thực trạng về việc lập hồ sơ; quản lý hồ sơ, tài liệu và khai thác sử dụng hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực tế quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS thấy rằng bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những hạn chế trong công tác quản lý như: hàng năm chưa xây dựng danh mục hồ sơ; hồ sơ chưa đáp ứng đủ yêu cầu được quy định; đội ngũ cán bộ còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý hồ sơ, tài liệu; cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của trường.

Từ những thực trạng trên, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp năng cao chất lượng việc quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường THCS gồm:lãnh đạo quan tâm, chú trọng trong việc quản lý hồ sơ, tài liệu; hoàn thiện hệ thống văn quản quy định về quản lý hồ sơ, tài liệu; phổ biến các văn bản quy định về quản lý hồ sơ, tài liệu; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về quản lý hồ sơ, tài liệu cho cán bộ, viên chức; tăng cường công tác kiểm tra, thi đua khen thưởng về quản lý hồ sơ, tài liệu; bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hồ sơ, tài liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ;

2. Cục Lưu trữ Nhà nước (1992), Từ điển Lưu trữ Việt Nam; 3. Triệu Văn Cường (2016) Giáo trình Văn thư, Nxb. Lao động; 4. Nguyễn Thu Hương (2017), “Công tác quản lý hồ sơ của Tòa án Nhân dân cao cấp tại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

5. Dương Văn Khảm (2011), Từ điển giải thích nghiệp vụ Văn thư lưu trữ Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin;

6. Nguyễn Thị Hồng Liên (2020), “Quanr lý hồ sơ công việc tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

7. Trần Ngọc Liêu (2009), Tập bài giảng khoa học quản lý đại cương, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tr.18;

8. Mai Hữu Luân (2003), Lý luận quản lý Nhà nước, Nxb. Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.23;

9. Luật Lưu trữ 2011;

10. Hoàng Văn Mạnh (2020), “Quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ chuyên môn tại Văn phòng đăng kí đất đai Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

11. Nguyễn Doãn Phương Nam (2020), “Công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tại Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

12. Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về Công tác văn thư;

13. Vương Đình Quyền (2006), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội;

14. Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Quản lý hồ sơ, tài liệu tại các trường thcs trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)