IV. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VÀ VƯỚNG MẮC VỀ CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH ĐẦU TƯ VÀ
3. Khoảng trống và những vướng mắc của chính sách trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu RPH và RDD
RỪNG, KHOANH NUÔI, LÀM GIÀU RPH VÀ RDD
3.1. Các văn bản hiện hành chính sách đầu tư lâm sinh
Các văn bản chính sách cho các hoạt động lâm sinh trong RDD và RPH chủ yếu là Nghị định 75/2015/NĐ/CP, Nghị định 119/2016/NĐ-CP và Quyết định 38/2016/QĐ-TTg. Các chính sách cụ thể cho các hoạt động lâm sinh bao gồm:
- Trồng RPH và RDD, định mức là 30 triệu đồng/ ha mức đầu tư cụ thể được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
26
và cơ quan quyết định đầu tư trung ương tự cân đối bổ sung phần ngân sách còn thiếu theo dự toán được duyệt.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung, có định mức là 3 triệu/ha/6 năm; đối với rừng ven biển là 4 triệu đồng/ha/6 năm; có kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha cho năm đầu.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, định mức là 6,4 triệu/ ha/ 6 năm (1,6 triệu/ha/năm cho 3 năm đầu và 600 nghìn/ha/năm cho 3 năm tiếp theo)
3.2. Những tồn tại cho chính sách đầu tư lâm sinh
- Kinh phí cho các hoạt động lâm sinh như trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh… trong RDD và RPH thấp chỉ mang tính chất hỗ trợ đầu tư (chưa phải là đầu tư), vì vậy nhiều khu RDD không thể triển khai được các hoạt động này. Hơn nữa, những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không có kinh phí để bù vào các khoản thiếu của các hoạt động này khi chỉ nhận được hỗ trợ đầu tư. Ví dụ: Điều
6 Quyết định 38 quy định “…Trường hợp tổ chức (ngoài quốc doanh), hộ gia đình, cá nhân trồng
rừng phòng hộ: Phần còn thiếu (so với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/ha) theo dự toán thiết kế kỹ thuật thì tự bổ sung kinh phí để thực hiện”.
- Chưa có chính sách đầu tư cho các hoạt động “nuôi dưỡng rừng tự nhiên” và “làm giàu rừng tự nhiên” theo quy định tại Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh (Thông tư này chỉ quy định các hoạt động lâm sinh mà không quy định chính sách đầu tư)
- Một số quy định như nuôi dưỡng rừng tự nhiên” và “làm giàu rừng tự nhiên” không phù hợp đối với RDD. Các hoạt động lâm sinh này không được phép thực hiện ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt theo Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT. Trong thực tế thì cần phải có chính sách đặc thù đối với một số loài cây đặc biệt có nguy cơ bị tuyệt chủng chỉ phân bố ở các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong RDD. Ví dụ muốn phục hồi một số loài như Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensi), Thông Pà Cò (Pinus wangtungensis)… chúng chỉ phân bố rất hẹp ở các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu RDD trên núi đá đang bị đe doạ tuyệt chủng, có tái sinh tự nhiên rất kém. Bởi vậy, cần có chính sách mang tính đặc thù cho một số loài và một số khu RDD.
- Chính sách đầu tư cho các vườn ươm cây bản địa để phục vụ trồng rừng, làm giàu rừng, trồng bổ sung ở RDD và RPH theo Quyết định 38 là chưa phù hợp khi quy định vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư không quá 50%.