Khoảng trống của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

Một phần của tài liệu Recommended-policies-for-investment-in-protected-areas_VN (Trang 28 - 30)

IV. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VÀ VƯỚNG MẮC VỀ CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH ĐẦU TƯ VÀ

5. Khoảng trống của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

RỪNG, THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG

5.1. Hiện trạng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

- Hiện nay, Việt Nam được coi là đang thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và đã được quy định tại Điều 59 Nghị định 156 thay thế cho các chính sách trước đây. Ba lĩnh vực thực hiện tốt chi trả DVMTR là:

+ Các hệ thống thuỷ điện áp dụng 36 đồng/kwh điện;

+ Các hệ thống nước sạch áp dụng 52 đồng/m3, nước công nghiệp áp dụng 50 đồng/m3;

+ Du lịch sinh thái: “tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ”

- Đối tượng được hưởng chi trả DVMT rừng cũng đã được xác định khá rõ ràng theo quy định tại Chương V, Nghị định 156 (dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng).

- Đối với thuê môi trường rừng được thực hiện ở RDD và RPH theo quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định 156, mức giá được quy định như sau:

“Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng; Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.”

29

- Còn lúng túng đối với đối với việc xác định rõ ràng ranh giới chi trả DVMTR với thuê môi trường rừng trong các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trong RPH và RDD, cùng quy định mức tối thiểu 1% doanh thu.

- Quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định 156 về mức giá thuê môi trường rừng chưa rõ ràng nếu căn cứ vào “tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng” thì không phù hợp vì thời hạn cho thuê không quá 30 năm. Ở đây cần phải quy định mức giá căn cứ vào tổng doanh thu thực hiện hàng năm của bên thuê môi trường rừng.

- Du lịch sinh thái gần các khu RDD có sử dụng dịch vụ hệ sinh thái nhưng chưa có chính sách chi trả, như: suối, thác nước… bắt nguồn từ khu RDD, điển hình ở VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Hoàng Liên, VQG Xuân Sơn…

- Cho đến nay đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa thực hiện được là các khu công nghiệp sử dụng nguồn nước, các doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản.

6. MỘT SỐ KHOẢNG TRỐNG VỀ QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ KHÁC

- Các quy định còn thiếu: đối với hệ thống RDD còn thiếu một số các quy định sau:

+ Tiêu chí các phân khu chức năng trong RDD. Vì thiếu tiêu chí này nên việc phân khu chức năng không theo hệ thống;

+ Chưa có quy định chuyển hạng các khu RDD, ví dụ chuyển hạng từ khu dự trữ thiên nhiên thành VQG.

+ Chưa có chính sách mang tính chất đặc thù đối với các Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm: rừng bảo tồn di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đối với các khu rừng tín ngưỡng ngoài việc giao cho cộng đồng dân cư, cần có chính sách đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho loại rừng đặc biệt này..

- Cơ sở hạ tầng: theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg quy định chi tiết ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhưng chưa hoàn thiện, ví dụ: đường giao thông nội bộ phân khu dịch vụ - hành chính chỉ đầu tư có bề rộng 1,5 m là không hợp lý. Các quy định hiện hành là chưa chi tiết, ví dụ tại điểm

a, khoản 6, Điều 87 Nghị định 156 đường giao thông từ đường hiện có tới văn phòng BQL rừng

nhưng không có đường giao thông nội bộ.

- Nghiên cứu khoa học: có chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học, nghiên cứu bảo tồn DDSH,… nhưng triển khai rất hạn chế, chưa có chính sách ưu tiên các hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Giám sát đa dạng sinh học: Hiện nay, chính sách đầu tư cho “theo dõi diễn biến rừng” đang thực hiện rất tốt trên toàn quốc. Tuy nhiên,chưa có chính sách đầu tư giám sát DDSH trong hệ thống RDD, tiến tới giám sát DDSH trong hệ thống RPH nơi có giá trị bảo tồn cao.

- Du lịch ở RDD và RPH: Quyết định 24/2012/QĐ-TTg tại khoản 5 Điều 6 ngân sách nhà nước đầu tư “công trình hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường”. Tuy nhiên, chính sách mới theo Nghị định 156 thì không đề cập chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu/ cơ sở hạ tầng cho du lịch sinh thái trong RPH. Khoản 1 Điều 23 Nghị định 156 về xây dựng đề án du lịch sinh thái phù hợp với phương án QLRBV được phê duyệt không phù hợp với những nơi đã và đang thực hiện.

- Đào tạo nhân lực: Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho chủ rừng nhưng không có nội dung đào tạo về DDSH, BTTN. Đối với nguồn nhân lực BQL RPH và RDD thì không chỉ dừng lại ở hỗ trợ đầu tư đào tạo mà phải là chính sách đầu tư đào tạo.

30

Một phần của tài liệu Recommended-policies-for-investment-in-protected-areas_VN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)