Khuyến nghị kế thừa và chuyển tiếp các chính sách đang thực hiện hiệu quả

Một phần của tài liệu Recommended-policies-for-investment-in-protected-areas_VN (Trang 30 - 31)

V. KHUYẾN NGHỊ KẾ THỪA, SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Khuyến nghị kế thừa và chuyển tiếp các chính sách đang thực hiện hiệu quả

THỰC HIỆN HIỆU QUẢ

Một số chính sách hiện đang được thực hiện rất hiệu quả, bằng chứng đã tạo ra được những thành tựu to lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thông RDD và RPH đã trình bày ở trên (mục III.3). Chính vì vậy, khi xây dựng chính sách mới cho đầu tư bảo vệ và phát triển RDD và RPH cần phải kế thừa và chuyển tiếp các nội dung của những chính sách này, cụ thể như sau:

- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, các chính sách hỗ trợ của Nghị định 75 đã và đang phát huy tích cực cho ngành lâm nghiệp, khuyến nghị kế thừa các hoạt động hỗ trợ đầu tư của Nghị định: (i) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; (ii) Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; (iii) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; (iv) Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ; (v) Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy; (vi) Hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ bảo vệ rừng quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP còn thấp so với định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành.

- Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 Về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biển đổi khí hậu, các chính sách hỗ trợ của Nghị định 119 đã và đang phát huy tích cực đối với rừng ven biển. Khuyến nghị tiếp tục kế thừa và chuyển tiếp các nội dung: (i) Mức kinh phí trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành; (ii) Loại rừng giao khoán là rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; (iii) Bên nhận khoán: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ổn định tại các xã có rừng ven biển; (iv) Áp dụng chính sách đầu tư trồng, chăm sóc rừng ven biển theo định mức kinh tế kỹ thuật và điều kiện trồng rừng cụ thể đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư; cấp đủ vốn theo tiến độ kế hoạch các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, bổ sung thêm bên giao khoán là UBND cấp xã và bổ sung bên nhận khoán là Cộng đồng dân cư và Tổ chức cho phù hợp với thực tiễn.

- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, đã phát huy tích cực đối với đầu tư bảo vệ và phát triển RDD và vùng đệm. Khuyến nghị tiếp tục kế thừa và chuyển tiếp các nội dung: (i) Đầu tư xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; (ii) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và trang thiết bị; (iii) Đảm bảo kinh phí sự nghiệp thường xuyên và hỗ trợ đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng; (iv) Hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm; (v) Ưu đãi đầu tư phát triển rừng đặc dụng và du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng, sử dụng nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động dịch vụ du lịch.

- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cầu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, đã được các BQL RDD và RPH áp dụng phổ biến và rộng rãi và đem lại hiệu quả tích cực trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khuyến nghị tiếp tục kế thừa và chuyển tiếp các nội dung: (i) Hỗ trợ trồng RDD và RPH, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; (ii) Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống vườn giống, trung tâm sản xuất giống chất lượng cao; (iii) Hỗ trợ vườn ươm cây bản địa.

31

Một phần của tài liệu Recommended-policies-for-investment-in-protected-areas_VN (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)