IV. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VÀ VƯỚNG MẮC VỀ CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH ĐẦU TƯ VÀ
4. Khoảng trống và những vướng mắc của chính sách vùng đệm
ĐỆM
4.1. Các văn bản hiện hành chính sách vùng đệm hiện hành
- Nghị định 117 về tổ chức quản lý hệ thống RDD (trước đây) và Nghị định 156 (hiện hành) đều quy định cần phải xây dựng Dự án đầu tư phát triển vùng đệm (Điều 16, Nghị định 156)
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020, trong đó Điều 8 Hỗ trợ phát triển cộng đồng các khu RDD, quy định:
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.
2. Khoản kinh phí này được chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ);
27
hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa …). 3. Ban quản lý rừng đặc dụng được giao quản lý kinh phí này theo quy định của quản lý kinh phí
sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tư vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng phê duyệt (không phải lập dự án đầu tư). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác. Cộng đồng dân cư tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ dân chủ cơ sở.
- Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi
ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng với Mục đích “Tạo cơ sở cho
việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chia sẻ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng với cộng đồng địa phương theo nguyên tắc đồng quản lý nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân sống ở trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm khu rừng đặc dụng”.
Trong thời gian qua, các chính sách đầu tư và phát triển vùng đệm đã quan tâm tới sự tham gia của người dân. Tại Quyết định 24/2012/QĐ-TTg đã quan tâm tới sự chủ động của cộng đồng với quy định “Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tư vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất”, đồng thời gắn với Chia sẻ lợi ích giữa kế hoạch bảo vệ RDD của BQL rừng với kế hoạch hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng thôn bản. Quyết định 126/QĐ-TTg đã triển khai thí điểm ở Vườn quốc gia Bạch Mã, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, trong đó cho phép người dân sử dụng một số loài lâm sản ngoài gỗ, đồng thời gắn quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng với bảo vệ rừng đặc dụng .
4.2. Một số khoảng trống chính sách vùng đệm
- Có quy định xây dựng dự án đầu tư phát triển vùng đệm, nhưng hầu hết các khu RDD chưa xây dựng được dự án này, hoặc có xây dựng được nhưng không thực hiện được (ví dụ như VQG Cúc Phương, VQG Yok Đôn), chỉ có Xuân Thuỷ thực hiện được, còn các khu khác không có. Một số lý do chưa xây dựng và triển khai được các dự án phát triển vùng đệm:
+ Trước đây không làm rõ nguồn kinh phí đầu tư và hỗ trợ đầu tư ( hiện đã được quy định theo Luật Đầu tư công);
+ Ngân sách các tỉnh hạn hẹp, chưa quan tâm đến phát triển vùng đệm của các khu RDD, đặc biệt là các phân hạng không phải là VQG;
+ Năng lực quản lý dự án của các BQL RDD hạn chế.
- Kinh phí hỗ trợ đầu tư 40 triệu/năm/thôn là quá ít không đủ xây dựng được công trình nhỏ nhất (như cầu nhỏ hoặc cống nhỏ), trong khi đó không được lồng ghép với các dự án khác.
- Đối với RPH có các vấn đề phức tạp liên quan đến cộng đồng dân cư xung quanh nhưng chưa có chính sách hỗ trợ, cụ thể như:
+ Không có quy định về vùng đệm đối với RPH, mặc dù RPH cũng cần được bảo vệ ổn định lâu dài tương tự như RDD.
+ Dân cư sinh sống xen kẽ nhiều do tính chất hầu hết các khu RPH không liền vùng thành những mảng rừng lớn mà hình thành từ các dải rừng hẹp hoặc các mảng rừng dạng khảm.
+ Chưa có chính sách ưu tiên các hoạt động khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, hộ gia đình sống xen kẽ RPH. Các hoạt động khoán bảo vệ rừng dàn trải đồng đều cho các cộng đồng xung quanh RPH.
+ Chưa có chính sách đầu tư/ hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng người dân sống xen kẽ RPH giống như vùng đệm của RĐD.
+ Chưa có các quy định xây dựng dự án phát triển vùng đệm RPH giống như vùng đệm của RDD.
28
- “Các vấn đề về phụ nữ và giới” chưa được quan tâm đúng mức trong việc lập kế hoạch hoặc triển khai các hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển cộng động ở vùng đệm các khu RDD. Hơn nữa, những chia sẻ lợi ích và vấn đề giới đối với cộng đồng sống xem kẽ giữa các khu RPH chưa được chú ý trong các chính sách đầu tư phát triển RPH.
-
Hình 6. Rất ít phụ nữ tham gia tuần tra bảo vệ rừng trong tổ bảo vệ rừng ở Trạm Kiểm lâm Hòn Giao - VQG Bidoupp-Nú Bà