3.2 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Đề tài xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện dựa trên lý thuyết nền tảng là lý thuyết hành vi người tiêu dùng.
Lý do nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá
Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích
Tƣơng quan - Hồi quy tuyến tính bội
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu, phân tích kết quả nghiên cứu
Việc tham gia BHXH tự nguyên được xem như là một hành vi mua sản phẩm dịch vụ. nhưng có sự khác nhau về nhân tố ảnh hưởng trong các mô hình nghiên cứu. Các lý thuyết liên quan đến hành vi tiêu dùng, lý thuyết về thái độ, lý thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein -1987, mô hình hành vi dự định TPB của Ajzen -1991... được nghiên cứu để xây dựng mô hình. Trên cơ sở khảo lược các nghiên cứu trước, đặc biệt là mô hình trong nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
QDi = β0 + β1.TDi + β2.KSHVi + β3.TNDLi + β4.AHXHi + β5.CNRRi + β6.KTBHi + β7.YTSKi + β8.TNBQi + µi
Trong đó:
QD_Quyết định tham gia BHXH
TD_ Thái độ đối với việc tham gia BHXH KSHV_ Kiểm soát hành vi.
TNDL: Trách nhiệm đạo lý AHXH_ Ảnh hưởng xã hội
CNRR_ Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH KTBH_ Kiến thức về BHXH
YTSK_ Ý thức sức khỏe TNBQ_Thu nhập bình quân
β: hệ số hồi quy
µ: sai số
Giả thuyết nghiên cứu:
TD_ Thái độ là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của sản phẩm, thích-không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu. đối với với các sản phẩm bảo hiểm, thái độ của người tiêu dùng được hiểu là đánh giá về các lợi ích, sự hữu ích ... thích thú của họ mang tính chất ủng hộ hay phản đối việc mua các sản phẩm bảo hiểm.
Giả thuyết H1: Thái độ đối với việc tham gia BHXH và quyết định tham gia BHXH có quan hệ thuận chiều
KSHV_ Một người cho rằng sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ hội thì người đó cảm thấy càng có ít các cản trở đối với việc thực hiện hành vi và do đó sự kiểm soát hành vi của người đó càng lớn. Ajzen (1991) cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác). Mối quan hệ thuận chiều đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu cùng chủ đề của Le Canh Bich Tho, Truong Thi Thanh Tam, Vo Van Tuan (2017); Shurong HAN (2014); Huynh Minh Dat (2016); Pham Thanh Tung (2017); Truong Thi Phuong, Nguyen Thi Hien (2013).
Giả thuyết H2: Kiểm soát hành vi có quan hệ thuận chiều với quyết định tham gia BHXH
TNDL_Trách nhiệm đạo lý là nhân tố phản ánh nhận thức của người dân về việc chủ động chăm lo cho bản thân khi về già, giảm bớt gánh nặng các chi phí y tế, chăm sóc bản thân cho con cháu khi không còn tạo ra thu nhập. Đây được xem như là yếu tố phản ánh tình thương, trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện đối với người thân, gia đình và xã hội. Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư cho thấy tồn tại sự ảnh hưởng thuận chiều của trách nhiệm đạo lý đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện.
Giả thuyết H3: Trách nhiệm đạo lý có tác động tích cực đến quyết định tham gia BHXH
AHXH_ Ảnh hưởng xã hội phản ánh sự tác động của những người xung quanh về BHXH tự nguyện đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân. Việc người thân của họ khuyến khích tham gia BHXH TN và cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn định khi về già là điều tốt sẽ làm cho họ có xu hướng tham gia BHXH tự nguyện Bên cạnh đó, nếu bạn bè, người thân, những người xung quanh tham gia BHXH tự nguyện cũng tác động đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của một cá nhân.
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động thuận chiều đến quyết định tham gia BHXH
CNRR_ CNRR là nhân tố phản ánh sự cảm nhận của cá nhân về rủi ro xảy ra khi tham gia BHXH tự nguyện. Các loại rủi ro thường được người dân đưa ra phân tích như là rủi ro về tiền bạc, thời gian, công sức và những lợi ích mà chính sách mang lại. ảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện là sự lo sợ mất mát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý …. Rủi ro cảm nhận được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện (Horng và Chang, 2007).
Giả thuyết H5: Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH có ảnh hưởng nghịch chiều đến quyết định tham gia BHXH
KTBH_ Kiến thức về BHXH đo lường những hiểu biết của BHXH tự nguyện của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân đó. Kiến thức về BHXH được phản ánh thông qua việc nắm bắt thông tin, chính sách, thủ tục liên quan đến BHXH. Nếu một người có nhiều thông tin, kiến thức về BHXH tự nguyện sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia BHXH
Giả thuyết H6: Kiến thức BHXH có mối quan hệ thuận chiều với quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân
YTSK_ Ý thức sức khỏe khi về già và quan tâm về sức khỏe cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHXH tự nguyện. Phù hợp với phân tích yếu tố tuổi tác khi những người từ tuổi trung niên trở đi họ thường quan tâm đến thu nhập ổn định và sức khỏe nhiều hơn những người trẻ tuổi, do đó dường như rằng mức cảm nhận tầm quan trọng của mức độ quan tâm đến BHXH tự nguyện cũng mạnh mẽ hơn.
Giả thuyết 7: Hai nhân tố ý thức sức khỏe và quyết định tha gia BHXH thuận chiều.
TNBQ_Thu nhập bình quân của yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của một cá nhân. Theo Đổng Quốc Đạt, (2008). khẳng định: thu nhập là một trong những điều kiện quyết định cho việc tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức, thu nhập là nhân tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. Mức thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu ổn
định cuộc sống khi về già, khi thu nhập cao hơn họ càng muốn tham gia bảo BHXH tự nguyện nhất là những người có thu nhập trung bình. Bởi vì, nếu một người đã có thu nhập cao tức là những các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, vì thế họ chủ quan hơn, ít quan tâm hơn.
Giả thuyết H8: Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia BHXH
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Tác giả dựa trên các nghiên cứu trước trong phần khảo lược nghiên cứu để xây dựng thang đo mang tính kế thừa. Sau đó, do mỗi nghiên cứu có thời gian, địa điểm khác nhau, đặc điểm dân cư tại khu vực khảo sát khác nhau nên để đảm bảo chất lượng của thang đo, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia. Bảng khảo sát với thang đo dự kiến được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu là những người giữ chức vụ quản lý tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 2) và giảng viên hướng dẫn. Bảng Kết quả của phương pháp định tính như sau:
THANG ĐO ĐỀ XUẤT
Ý KIẾN CỦA
CHUYÊN GIA
MÃ HÓA BIẾN
TRONG NGHIÊN
CỨU Thái độ đối với việc tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện TD
1. BHXH tự nguyện là chính sách dành cho những người lao động tự tạo thu nhập, tham gia để được hưởng chế độ hưu trí khi về già, tôi cảm thấy thích thú về điều này
5/5 chuyên gia
đồng ý TD1
2. Tôi thấy an tâm khi chính sách BHXH tự nguyện được nhà nước tổ
5/5 chuyên gia
chức triển khai và bảo hộ.
3. Tôi thấy tham gia BHXH TN là
việc làm hữu ích. 5/5 chuyên gia
đồng ý TD3
4.Tham gia BHXH TN là việc làm hoàn toàn đúng đắn.
5/5 chuyên gia
đồng ý TD4
5. Tôi nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống.
5/5 chuyên gia
đồng ý TD5
6.Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH TN manglại
5/5 chuyên gia
đồng ý TD6
7. BHXH TN là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước tạo ra cơ hội hưởng lương hưu cho mọi người dân khi hết tuổi lao động.
4/5 chuyên gia không đồng ý với biến quan sát trên. Các chuyên gia cho cho rằng đây là hiểu biết của người tham gia khảo sát chứ không phải phản ánh thái độ. => Loại
bỏ
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI AHXH
8. Người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHXH TN.
5/5 chuyên gia
đồng ý AHXH8
9. Những người thân trong gia đình cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn định khi về già là điều tốt.
5/5 chuyên gia
10. Những người thân trong gia đình khuyến khích tôi tham gia BHXH tự nguyện
5/5 chuyên gia
đồng ý AHXH10
11. Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHXH TN có hoàn cảnh giống tôi.
5/5 chuyên gia
đồng ý AHXH11
12. Có rất nhiều người buôn bán nhỏ lẻ mà tôi biết tham gia BHXH TN
5/5 chuyên gia
đồng ý AHXH12
13. Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH luôn nói tốt về chính sách này
5/5 chuyên gia
đồng ý AHXH13
14. Việc tham gia BHXH tự nguyện của bất kỳ người dân nào theo tôi hiện nay là rất phổ biến
5/5 chuyên gia
đồng ý AHXH14
Ý THỨC SỨC KHỎE KHI VỀ GIÀ
15. Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe khi về già
5/5 chuyên gia
đồng ý YTSK15
16.Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của tôi
5/5 chuyên gia
đồng ý YTSK16
17. Tôi quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện để có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già
5/5 chuyên gia
TRÁCH NHIỆM ĐẠO LÝ
18. Tôi lo ngại khi về già phải sống phụ thuộc vào con cái và tôi phải sốngngày càng có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.
5/5 chuyên gia
đồng ý TNDL18
19. Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.
5/5 chuyên gia
đồng ý TNDL19
20. Tôi cho rằng tham gia BHXH TN là thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
5/5 chuyên gia
đồng ý TNDL20
21. Tôi nghĩ rằng tham gia BHXH TN là cách để tích lũy trong cuộc sống và đã tự lo cho mình khi hết tuổi lao động.
5/5 chuyên gia
đồng ý TNDL21
KIỂM SOÁT HÀNH VI KSHV
22. Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHXH tự nguyện
5/5 chuyên gia
đồng ý KSHV22
23. Nếu muốn, tôi có thể dẽ dàng đăng ký tham gia bảo hiểm XH tự nguyện trong tuần tới
5/5 chuyên gia
24. Tôi cảm thấy việc tham gia BHXH tự nguyện là không có cản trở nào cả 5/5 chuyên gia đồng ý KSHV24 KIẾN THỨC VỀ BHXH TỰ NGUYỆN KTBH
25. Tôi đã được nghe nói về BHXH TN thông qua báo, loa phát thanh ở Tổ, Thôn, Xóm; đài phát thanh, truyền hình.
5/5 chuyên gia đồng ý
KTBH25
26. Tôi đã được biết về BHXH TN qua những tờ gấp, áp phích, người quen.
5/5 chuyên gia đồng ý
KTBH26
27. Tôi hiểu rõ những điều khoản quy định trong Luật BHXH TN (độ tuổi,
mức phí, thủ tục đăng ký,…).
5/5 chuyên gia đồng ý
KTBH27
28. Tôi hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHXH TN.
5/5 chuyên gia đồng ý
KTBH28
29. Tôi biết về sự liên thông giữa BHXH BB và BHXH TN
5/5 chuyên gia đồng ý
KTBH29
CẢM NHẬN RỦI RO CNRR
30. Tôi cho rằng xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng đa dạng và phong phú khả năng rủi ro xã hội càng có chiều hướng gia tăng.
5/5 chuyên gia đồng ý
31. Tôi nghĩ rằng việc tham gia BHXH tự nguyện là rất rủi ro về tiền
bạc, thời gian và công sức 5/5 chuyên gia đồng ý
CNRR31
32. Tôi cảm thấy không chắc chắn về những lợi ích mà tôi có thể nhận được khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
5/5 chuyên gia đồng ý
CNRR32
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA
BHXH TN
QD
33. Tôi nghĩ tham gia BHXH TN là quan trọng đối với tôi và gia đình
5/5 chuyên gia đồng ý
QD33
34. Tôi quan tâm đến việc tham gia BHXH TN
5/5 chuyên gia đồng ý
QD34
35. Việc tham gia BHXH TN sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho tôi và gia đình
5/5 chuyên gia đồng ý
QD35
36. Tham gia BHXH TN là điều tôi hằng mong ước và khát khao.
5/5 chuyên gia đồng ý
QD36
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Sau khi thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia, nghiên cứu thực hiện khảo sát thử với 3 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đánh giá về mức độ phù hợp của thang đo với đối tượng phỏng vấn. Kết quả cả ba khách hàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đều cảm thấy thang đo là phù hợp, dễ hiểu, dễ trả lời với mức độ đồng ý từ 1 đến 5 tương ứng với từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
3.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi được sử dụng làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết cho phân tích định lượng (Phụ lục 3).
Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi là phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi giấy.
3.3.2.1 Mẫu nghiên cứu.
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi đối với khách hàng ở Thành phố Biên Hòa (bảng câu hỏi gồm 23 phát biểu, mỗi câu được đo lường dựa trên thang đo Liket năm mức điểm). Theo Trần Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích yếu tố thường ít nhất phát bằng 4 hay 5 lần số biến. Theo đề tài của tác giả có tổng cộng 19 biến quan sát, vậy phải cần tối thiểu là 95 mẫu.
Tuy nhiên theo Tabachnick và Fidell (1996), cho rằng kích cỡ mẫu phải đảm bảo theo công thức sau:
N>=50+8*m=50+8*19=202
Trong đó: n: Kích cỡ mẫu
m: Là số biến độc lập của mô hình
Vậy theo Tabachnick và Fidell (1996), dựa vào số lượng biến quan sát trong nghiên cứu này thì tác giả cần tối thiểu là 202 mẫu, vậy cỡ mẫu mà tác giả dự kiến là 500 là hoàn toàn phù hợp.
3.3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý, thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích tương quan hồi quy. Tác giả cũng thực hiện kiểm định bằng các phép kiểm định ANOVA,
Independent-sample T-test để kiểm định sự tác động của các biến định tính lên mô hình nghiên cứu thông qua kết quả xử lý số liệu bằng số liệu thống kê.
• Phân tích Cronbach’s Alpha
Cronbach’s alpha được sử dụng để đo lường tính nhất quán của các biến quan trọng trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm hay dùng để đánh