Yếu tố thu nhập bình quân là yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Do đó, muốn thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Đồng Nai cần có chính sách tuyên truyền, xác định đối tượng người lao động trên thị trường phi chính thức có nguồn
thu nhập cao, ổn định để giới thiệu và tư vấn về dịch vụ BHXH tự nguyện. Nguyên nhân là do phải có thu nhập cao, đảm bảo các nhu cầu cần thiết của cuộc sống, con người mới quan tâm nhiều đến nhu cầu bảo vệ, bảo hiểm.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trên thị trường phi chính thức gia tăng thu nhập như xem xét cắt giảm các thủ tục pháp lý hành chính về đăng ký kinh doanh, đưa ra các ưu đãi về lãi suất để nhóm kinh doanh tự do có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần có chính sách xem xét hỗ trợ cho đối tượng người nông dân trên địa bàn tham gia vào BHXH tự nguyện vì theo thống kê của BHXH tỉnh Đồng Nai (2019), tỷ lệ nông dân tham gia BHXH tự nguyện tại đơn vị là rất thấp chỉ chiếm 2% tổng nông dân trên địa bàn. Vì vậy cần có chính sách tạo thuận lợi cho hộ nông dân đa dạng hóa nguồn thu nhập, tạo ra nguồn thu nhập tương đối và ổn định để tạo điều kiện khuyến khích nhóm khách hàng nông dân tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH tự nguyện tỉnh Đồng Nai. Theo Bùi Sĩ Lợi (2020), chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc hỗ trợ phí đóng BHXH tự nguyện ở một mức nhất định nhằm đảm bảo tính công bằng, tuy nhiên ưu tiên những đối tượng dễ uyết bị tổn thương như: Người nghèo, cận nghèo, người 50% thu nhập thấp, người khuyết tật, người dân tộc thiểu XH, số, lao động nông nghiệp, nông thôn... đảm bảo để ính những người thực sự có nhu cầu tham gia, hộ có thu 5% nhập ổn định, song thu nhập của họ còn hạn chế, chưa inh đủ kinh phí để duy trì việc đóng BHXH tự nguyện có hiều cơ hội tham gia BHXH tự nguyện, cần tránh việc hỗ ính trợ cào bằng không đủ sức khuyến khích người dân tập tham gia hoặc hỗ trợ quá múc tạo ra việc ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.