Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu 1279_234321 (Trang 60 - 62)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.2Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hƣởng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

TT Thang đo Ký hiệu Số biến quan sát Cronbach' s Alpha Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất Kết quả

1 Thái độ đối với việc tham gia

BHXH TD 6 0.923 0.597 Đạt

2 Ảnh hưởng xã hội AHXH 7 0.944 0.777 Đạt

3 Ý thức sức khỏe khi về già YTSK 3 0.812 0.532 Đạt

4 Trách nhiệm đạo lý TNDL 4 0.894 0.703 Đạt

5 Kiểm soát hành vi KSHV 3 0.905 0.789 Đạt

6 Kiến thức về BHXH TN KTBH 5 0.925 0.687 Đạt

7 Cảm nhận rủi ro CNRR 3 0.887 0.759 Đạt

8 Quyết định tham gia BHXH QD 4 0.876 0.661 Đạt

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát

Đầu tiên, các thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến quan sát và mối tương quan giữa những biến. Theo Hoàng Trọng và Nguyễn Mộng Ngọc (2013), các thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo tối thiểu đạt

0.6 và hệ số tương quan biến - tổng phải đạt từ 0.3 trở lên. Kết quả tóm tắt được trình bày trong bảng 4.2.

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo 8 yếu tố độc lập phản ánh dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH - biến phụ thuộc trong nghiên cứu đều đạt được độ tin cậy (xem chi tiết tại phụ lục 4). Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo thấp nhất là 0.812 và cao nhất là 0.944 đều lớn hơn mức tối thiểu là 0.6. Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến quan sát của các thang đo đều được giữ lại. Cụ thể:

- Thang đo thái độ đối với việc tham gia BHXH (TD) có 6 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.923 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.597 cho thấy mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát.

- Thang đo Ảnh hưởng xã hội (AHXH) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.944 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.777, cho thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy để thực hiện EFA.

- Thang đo Ý thức sức khỏe khi về già (YTSK) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.812 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.532 lớn hơn 0.3, đủ điều kiện để thực hiện EFA.

- Thang đo Trách nhiệm đạo lý (TNDL) có 04 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.894 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.703, đạt độ tin cậy để phân tích EFA.

- Thang đo kiểm soát hành vi (KSHV) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.905 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.789. Kết quả này cho thấy việc sử dụng thang đo với 3 biến quan sát để đo lường kiểm soát hành vi đạt độ tin cậy.

- Biến độc lập kiến thức về BHXH TN gồm 5 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.925 và có hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0.687, cho thấy đạt điều kiện để phân tích EFA.

0.887 và hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất là 0.759. Kết quả này cho thấy thang đó CNRR đạt độ tin cậy để thực hiện phân tích nhân tố khám phá.

- Biến phụ thuộc Quyết định tham gia BHXH gồm 4 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.876 và hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0.661, thỏa các điều kiện để thực hiện EFA.

Một phần của tài liệu 1279_234321 (Trang 60 - 62)