Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1279_234321 (Trang 72 - 77)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH, trong đó, tập trung vào thu BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thông qua mẫu khảo sát với 302 quan sát được lựa chọn ngẫu nhiên là các cá nhân đến giao dịch đóng phí BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh Đồng Nai và các chi nhánh trực thuộc. Mô hình được xây dựng từ khảo lược các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước bao gồm biến phụ thuộc là biến quyết định tham gia BHXH tự nguyện và 08 biến đôc lập. Kết quả hồi quy phân tích cho thấy:

- Biến Thu nhập bình quân có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao nhất đạt 0.608 với độ tin cậy 99% cho thấy đây là nhân tố có tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia BHXH tự nguyên của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và quyết định tham gia BHXH tự nguyên là mối quan hệ thuận chiều. Nói cách khác, khi thu nhập của người dân càng tăng thì càng có xu hướng tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết liên quan đến nấc thang nhu cầu của cá nhân của Maslow, khi cá nhân phải đạt được các yếu tố về nhu cầu tối thiểu, con người mới nghĩ đến việc đảm bảo an toàn và ổn định cho bản thân và các lý thuyết TRA, TPB. Kết quả này đồng thời cũng phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Thị Sinh (2019),

Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm, (2017), Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen và Phong Thanh Nguyen (2019). Điều này cho thấy việc khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện cần gắn liền với việc tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia thị trường lao động phi chính thức có cơ hội gia tăng thu nhập.

- Nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là trách nhiệm đạo lý được đo lường thông qua các biến quan sát phản ánh nhận thức của người tham gia về trách nhiệm đối với gia định và người thân. Đây là nhân tố liên quan đến nhận thức về lợi ích trong các mô hình lý thuyết TRA, TPB. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến TNDL là 0.224 - lớn thứ hai với mức ý nghĩa 1% cho thấy TNDL không chỉ có tác động thuận chiều mà còn là nhân tố có tác động quan trọng đến quyết định tham gia BXHTN tự nguyện của người dân. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư. Khi người dân nắm được những ý nghĩa mà BHXH tự nguyện mang lại cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội, người dân sẽ càng có khả năng tham gia BHXH tự nguyện cao hơn.

- Nhân tố có tác động mạnh thứ ba đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện là Kiểm soát hành vi với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.179 với độ tin cậy là 99%. Kết quả này cho thấy tồn tại mối quan hệ thuân chiều giữa kiểm soát hành vi với quyết định tham gia BHXH. Nếu người dân đánh giá việc tham gia BHXH tự nguyện là thuận tiện, dễ dàng thì người dân càng có xu hướng tham gia BHXH tự nguyện nhiều hơn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Thị Sinh (2019) với biến nhận thức về sự dễ dàng tham gia. Điều này cho thấy việc tạo thuận lợi về thủ tục, cách thức đóng phí… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Nhân tố thứ tư có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người dân tỉnh Đồng Nai còn là nhân tố ảnh hưởng xã hội. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố ảnh hưởng xã hội là 0.174 với mức ý nghĩa 1% cho thấy tồn tại mối

quan hệ thuận chiều, hay ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người dân tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu của Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen và Phong Thanh Nguyen (2019), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố thái độ về BHXH và quyết định tham gia BHXH tự nguyện.

- Nhân tố Thái độ đối với BHXH tự nguyện cũng có hệ số hồi quy là 0.128 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận. Nói cách khác, người lao động buôn bán nhỏ lẻ rất an tâm khi chính sách BHXH TN được nhà nước triển khai và bảo hộ và họ cảm thấy hữu ích nếu tham gia và xem đây là việc làm đúng đắn và vì vậy họ tin tưởng để tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014), Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen và Phong Thanh Nguyen (2019). Như vậy, nếu người tiêu dùng đánh giá rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là hữu ích đối với họ, thì theo lô gic của lý thuyết TRA và TPB, sẽ dẫn đến quyết định tham gia bảo hiểm của công ty.

- Nhân tố ý thức sức khỏe khi về già cũng là nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện với hệ số tự nguyện là 0.124 với mức ý nghĩa 1%. Mối quan hệ giữa nhân tố ý thức sức khỏe khi về già và tham gia BHXH tự nguyện được chứng minh qua các nghiên cứu của Le Canh Bich Tho, Truong Thi Thanh Tam, Vo Van Tuan (2017); Olsen (2003); Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Xuan Tho, Ho Huy Tuu (2014).

- Một trong hai nhân tố còn lại là Cảm nhận rủi ro không có ý nghĩa thống trong mô hình nghiên cứu. Trong đó cảm nhân rủi ro mặc dù mang dấu âm - phù hợp giả thuyết nhưng p-value > 1% nên không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018). Điều này được giải thích là do BHXH tự nguyện là do Nhà nước ban hành chính sách nên được người dân tin tưởng. Và phải tin tưởng thì người dân mới tham gia BHXH tự nguyện do Nhà nước ban hành.

- Kiến thức về BHXH tự nguyện là biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết quả này khá trái ngược với các nghiên cứu trước như nghiên cứu

của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu (2014). Nguyên nhân được giải thích là do việc người dân chưa nắm được đầy đủ các thông tin về chính sách BHXH tự nguyện nhưng có nhu cầu tìm hiểu do trách nhiệm đạo lý, do tác động của những người xung quanh, người dân vẫn sẽ đến BHXH để được tư vấn và tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, việc có đội ngũ nhân viên tư vấn cho người dân tham gia BHXH tự nguyện là rất quan trọng tại BHXH tỉnh Đồng Nai.

Kết luận chƣơng 4

Chương 4 đã thực hiện thống kê mô tả mẫu khảo sát cũng như các bước nghiên cứu theo quy trình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tự do trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về thái độ đối với BHXH, thu nhập bình quân, trách nhiệm đạo lý, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, ý thức sức khỏe khi về già là những nhân tố có ảnh hưởng tích cực thuận chiều đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tự do. Đây là cơ sở để đề tài đề xuất kiến nghị liên quan đến việc gia tăng thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 1279_234321 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w