Các kiến nghị liên quan đến yếu tố thái độ đối với BHXH

Một phần của tài liệu 1279_234321 (Trang 81)

Các biến quan sát trong thang đo thái độ đối với BHXH đều được người tham gia BHXH tự nguyên tham gia khảo sát đánh giá cao, đặc biệt là việc người tham gia tin tưởng vào những quyền lợi mà chính sách BHXH tự nguyện mang lại cũng như tin tưởng vào chính sách về BHXH tự nguyện do nhà nước triển khai và bảo hộ. Trên cơ sở đó, người tham gia khảo sát đều cảm thấy thích thú và đánh giá BHXH có nhiều ý nghĩa, hữu ích cho cuộc sống của họ ở hiện tại và tương lai. Do đó, để nâng cao thái độ của người dân đối với BHXH tự nguyện từ đó thu hút dân chúng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn, BHXH tỉnh cần chú trong hơn nữa việc truyền tải thông tin về chính sách của Nhà nước liên quan đến BHXH, nhấn mạnh đến các lợi ích mà BHXH mang lại không chỉ cho cá nhân người tham gia, mà còn cho cộng đồng những người lao động khác. Điều này giúp người lao động hiểu rõ hơn, có thái độ tích cực, thích thú hơn, yên tâm hơn về BHXH tự nguyện, từ đó, tác động đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.

5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được mục tiêu nghiên cứu nhưng đề tài vẫn còn một số hạn chế chưa đạt được như sau:

Thứ nhất, mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện phi xác suất nên chưa mang tính đại diện cho tổng thể.

Thứ hai, mô hình nghiên cứu có hệ số R2 hiệu chỉnh là 80%, có nghĩa là các biến trong mô hình mới chỉ giải thích được 80% các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều này đồng nghĩa với việc còn 20% nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện chưa được đưa vào trong mô hìn.

Dựa trên các hạn chế nêu trên, đề tài để xuất hướng nghiên cứu liên quan đến việc gia tăng thêm mẫu nghiên cứu cũng như xác định mẫu dựa trên phương pháp xác suất nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Bên cạnh đó, cần thực hiện các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan để mở rộng mô hình nhằm xác định được thêm các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên thị trường phi chính thức tại tỉnh Đồng Nai.

Kết luận chƣơng 5

Dựa trên kết quả của chương 4, chương 5 đã rút ra kết luận trong nghiên cứu, làm cơ ở để xây dựng và đề xuất các kiến nghị khách quan nhằm giúp BHXH tỉnh Đồng Nai tăng khả năng thu hút khách hàng là những người lao động trên thị trường phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong nghiên cứu và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Quốc Bình (2013), "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Đồng Nai", luận văn thạc sĩ. Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu

(2014), Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1, 36 – 45

Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh (2019), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 153, 107 – 112

Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường, Tô Thị Hồng (2017), Các nhân tố ảnh hưởng việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động khu vực phi chính thức, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 3B

Phan Ngọc Luận (2016), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", luận văn thạc sĩ

Nguyễn Tuyết Mai (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Rạch Giá”, luận văn thạc sĩ. Hoàng Thu Thủy, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Các nhân tố

ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: trường hợp địa bàn tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản lý, tập 2, số 4, 2018.

Nguyễn Anh Thư (2015), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Diên Khánh”, luận văn thạc sĩ.

9. Luật số 58/2014/QH13 Luật bảo hiểm xã hội. 10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong

kinh tế - xã hội. NXB Thống kê TP.HCM.

11. Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam về Quyết định ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiệm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Tài liệu tiếng Anh

1. Ajzen, I., Fishbein, M. (1975), “Belief, Attitude, Intention, and Behavior”. 2. Ajzen, I. (1985), From intention to actions: A theory of planned behavior. 3. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior

and Human Decision Process, 50, 179-211.

4. Astrom, A. N., Rise, J. (2001), Young adults’ intention to eat healthy food: Extending the theory of planned behavior. Psychology & Health, 16, 223- 237.

5. Ha Hong Nguyen, Trung Thanh Nguyen, Phong Thanh Nguyen (2019), “The factors affecting the decision to participate in voluntary social insurance of Vietnamese employees: the case of Tra Vinh province”, Research in World Economy, Vol. 10, No. 431 - 437

6. Lin Liyue; Zhu Yu (2006), “multi-level analysis on the determinants of social insurance participation of China’s floating population: a case study of six cities”.

7. Min-Sun Horng and Yung-Wang Chang (2007), “The Demand for Non-Life Insurance in Taiwan.

8. Min, Q., Yaer, Z., & Hongyan, L. (2015), “Old age insurance participation among rural-urban migrants in China, Demographic research, 33(37), 1047-1066. 9. Lobb, A.E., Mazzocchi, M. and Traill, W.B. (2006), “Modelling risk

perception and trust in food safety information within the theory of planned behaviour”, Food Quality and Preference, Vol. 18, pp. 384–395

10. Tarkiainen, A., Sundqvist, S. (2005), Subjective norms, attitudes and intentions of Finnish consumers in bying organic food, British Food Journal, Vol.107, No.11: 808- 822.

11. Scholderer, J., Grunert, K. G., (2001). Does generic advertising work? A systematic evaluation of the Dannish campaign for fresh fish. Aquaculture and

PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỚI CHUYÊN GIA

Xin chào Quý Thầy/Cô, Quý Anh/Chị là chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Tôi là………., đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai”. Vì vậy tôi rất hân hạnh được thảo luận với Quý chuyên gia một số vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai. Theo hướng tiếp cận khi khách hàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn sẽ làm gia tăng thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, tác giả đã xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân dựa trên khảo lược các nghiên cứu trước.

Kính mong Quý chuyên gia trao đổi thẳng thắn các ý kiến của mình. Các ý kiến đóng góp từ Quý chuyên gia sẽ giúp hoàn thiện thang đo, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn về chủ đề nghiên cứu của đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Xin chào Quý Anh/Chị!

Trƣớc hết, xin gởi đến quý anh (chị) lời cảm ơn chân tình nhất. Tôi là học viên thạc sĩ tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, tôi đang tiến hành một nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai”. Kính mong anh/chị dành ít thời gian trả lời giúp chúng tôi một số câu phát biểu sau (bằng cách đánh dấu hoặc khoanh tròn vào ô thích hợp). Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hoặc sai, tất cả các ý kiến trả lời đều có giá trị, rất hữu ích cho việc nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và cộng tác chân tình của anh/chị.

Xin vui lòng chú ý: Bảo hiểm xã hội tự nguyện (viết tắt: BHXH TN) là chính sách BHXH dành cho người lao động có việc làm và có thu thập nhưng không thuộc

diện đóng BHXH bắt buộc, đối tượng chính mà chúng tôi nghiên cứu là những người hoạt động kinh doanh sản xuất tự do, không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

NỘI DUNG KHẢO SÁT

Anh (Chị) làm nghề thuộc công việc nào dƣới đây(đánh dấu vào ô lựa chọn) :

Nông dân

Buôn bán tạp hóa

□Buôn bán mỹ phẩm, quần áo, giày dép □Kinh doanh cà phê - nước giải khát □Dịch vụ ăn uống bình dân.

□Buôn bán thực phẩm hàng ngày

□Công việc kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ khác (...)

Dưới đây là những phát biểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực buôn bán nhỏ lẻ ở tỉnh Đồng Nai. Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị đối với các phát biểu dưới đây bằng cách khoanh tròn [O] vào ô thích hợp theo chỉ dẫn sau:

Nếu Anh/Chị:

1. Hoàn toàn không đồng ý thì Anh/Chị khoanh tròn số 1. Ví dụ: 1

2. Tương đối không đồng ý thì Anh/Chị khoanh tròn số 2. Ví dụ: 2

3. Bình thường thì Anh/Chị khoanh tròn số 3. Ví dụ: 3

4. Tương đối đồng ý thì Anh/Chị khoanh tròn số 4. Ví dụ: 4

5. Hoàn toàn đồng ý thì Anh/Chị khoanh tròn số 5. Ví dụ: 5

Anh/chị hãy lựa chọn một trong năm mức độ:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1. BHXH tự nguyện là chính sách dành cho những người lao động tự tạo thu nhập, tham gia để được hưởng chế độ hưu trí khi về già, tôi cảm thấy thích thú về điều này.

1 2 3 4 5

2. Tôi thấy an tâm khi chính sách BHXH tự nguyện được nhà nước tổ

chức triển khai và bảo hộ. 1 2 3 4 5

3. Tôi thấy tham gia BHXH TN là việc làm hữu ích. 1 2 3 4 5 4.Tham gia BHXH TN là việc làm hoàn toàn đúng đắn. 1 2 3 4 5 5. Tôi nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống. 1 2 3 4 5 6.Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH TN

mang lại .

1 2 3 4 5

7. BHXH TN là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước mang ý nghĩa lớn tạo ra cơ hội hưởng lương hưu cho mọi người dân khi hết tuổi lao động.

1 2 3 4 5

KỲ VỌNG CỦA GIA ĐÌNH

8. Người thân trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHXH TN.

9. Những người thân trong gia đình cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn định khi về già là điều tốt.

10. Những người thân trong gia đình khuyến khích tôi tham gia BHXH tự nguyện 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 CẢM NHẬN HÀNH VI XÃ HỘI

11. Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHXH TN có hoàn cảnh giống

tôi. 1 2 3 4 5

12. Có rất nhiều người buôn bán nhỏ lẻ mà tôi biết tham gia BHXH TN 1 2 3 4 5 13. Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH luôn nói tốt về chính

sách này

1 2 3 4 5

14. Việc tham gia BHXH tự nguyện của bất kỳ người dân nào theo tôi hiện nay là rất phổ biến

Ý THỨC SỨC KHỎE KHI VỀ GIÀ

15. Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe khi về già 1 2 3 4 5

16.Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của tôi 1 2 3 4 5

17. Tôi quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện để có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già

1 2 3 4 5

TRÁCH NHIỆM ĐẠO LÝ

18. Tôi lo ngại khi về già phải sống phụ thuộc vào con cái và tôi phải sống ngày càng có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.

1 2 3 4 5

19. Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.

1 2 3 4 5

20. Tôi cho rằng tham gia BHXH TN là thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.

1 2 3 4 5

21. Tôi nghĩ rằng tham gia BHXH TN là cách để tích lũy trong cuộc sống

và đã tự lo cho mình khi hết tuổi lao động.

1 2 3 4 5

KIỂM SOÁT HÀNH VI

22. Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHXH tự nguyện

1 2 3 4 5

23. Tôi dễ dàng đăng ký tham gia bảo hiểm XH tự nguyện 24. Tôi cảm thấy việc tham gia BHXH tự nguyện là thuận tiện

1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 KIẾN THỨC VỀ BHXH TỰ NGUYỆN

25. Tôi đã được nghe nói về BHXH TN thông qua báo, loa phát thanh ở Tổ, Thôn, Xóm; đài phát thanh, truyền hình.

1 2 3 4 5

26. Tôi đã được biết về BHXH TN qua những tờ gấp, áp phích, người quen.

1 2 3 4 5

27. Tôi hiểu rõ những điều khoản quy định trong Luật BHXH TN (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký,…).

1 2 3 4 5

29. Tôi biết về sự liên thông (cộng nối) giữa BHXH BB và BHXH

TN.(nghĩa là đang tham gia BHXH BB, nghỉ việc thì có thể tham gia BHXH 1 2 3 4 5 TN và ngược lại).

CẢM NHẬN RỦI RO

30. Tôi cho rằng xã hội càng phát triển, cuộc sống của con người càng đa 1 2 3 4 5 dạng và phong phú, khả năng rủi ro xã hội càng có chiều hướng gia tăng.

31. Tôi nghĩ rằng việc tham gia BHXH tự nguyện là rất rủi ro về tiền bạc, thời gian và công sức

32. Tôi cảm thấy không chắc chắn về những lợi ích mà tôi có thể nhận được khi tham gia BHXH tự nguyện

1 1 2 2 3 3 4 4 5 5

SỰ QUAN TÂM THAM GIA BHXH TN

33. Quyết định tham gia BHXH TN là quan trọng đối với tôi và gia đình 1 2 3 4 5

34. Tôi quyết định tham gia BHXH TN 1 2 3 4 5

35. Việc tham gia BHXH TN mang lại nhiều ý nghĩa cho tôi và gia đình

1 2 3 4 5

36. Tôi sẽ tiếp tục tham gia BHXH TN trong thời gian tới 1 2 3 4 5

PHẦN: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN - Họ và tên: ...

- Giới tính: Nam □ Nữ □

- Địa chỉ: ...……..

- Trình độ học vấn của Anh (Chị):………..

- Năm sinh: 19………

1. Dưới 3 triệu đồng □ 4. Từ 9 triệu đồng – dưới 12 tr đồng □ 2. Từ 3 tr đồng – dưới 6 tr đồng □ 5. Từ 12 triệu đồng – dưới 15 tr đồng □ 3.Từ 6 tr đồng – dưới 9 tr đồng □ 6. Từ 15 triệu đồng trở lên □

Nếu Anh (Chị) có những ý kiến đóng góp thêm thông tin trong bảng câu hỏi khảo sát, hãy ghi vào khoảng trống dưới đây:

... ...

...

Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian trả lời bảng khảo sát ý kiến này. Kính chúc Anh/Chị và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống./.

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU

Stt Họ Tên Chuyên Gia Chức Vụ Đơn Vị Công Tác

1 Trần Thế Anh Phó Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai 2 Nguyễn Xuân Đại Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu 1279_234321 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w