Kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank Tiền Giang PGD

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 72 - 77)

ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng nhằm khai thác tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng giúp cho PGD có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra và đồng thời phần nào cũng hạn chế được rủi ro trong thẩm định và tránh bị động do thông tin khách hàng cung cấp, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank Tiền Giang - PGD GòCông Công

Hiện nay, nền kinh tế đang có chiều hướng đi xuống do đại dịch bệnh Covid - 19 bùng phát, môi trường kinh tế xã hội chịu nhiều biến động, hệ thống Ngân hàng còn nhiều thiếu sót do đó Ngân hàng cần ban hành cũng như triển khai các cơ chế, chính sách của NHNN và Sacombank một cách có hiệu quả, nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề và thỏa lấp những lỗ hổng nhằm nâng cao chất lượng CVTD.

Ngoài việc giữ vững các khách hàng hàng hiện có, Ngân hàng còn đưa ra các chiến lược nhằm mục đích mở rộng cũng như đa dạng hóa khách hàng. Cần nhanh

chóng mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nhu cầu về vốn của họ rất cao. Đồng thời mở rộng CVTD và nâng cao chất lượng CVTD.

Ngoài ra Ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm CVTD nhằm mục đích thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, chỉ rõ cho khách hàng thấy những lợi ích mà sản phẩm dịch vụ tại Ngần hàng mang lại.

Bên cạnh đó, Sacombank cần khảo sát thị trường để có thể điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng CVTD, đáp ứng các nhu cầu ngày một nhiều hơn đồng thời nâng cao sự hài lòng của khách hàng về Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng tạo một chỗ đứng vững chắc cho Ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.

Ngân hàng còn phải đưa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp với CBTD, cải tiến chế độ tiền lương, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân hay tập thể xuất sắc, đưa ra các tuần lễ thi đua để nâng cao năng suất lao động, phát huy tối đa khả năng của các cán bộ nhân viên. Đồng thời cũng ban hàng các chính sách kỹ luật, xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi cố ý sai phạm nhằm hạn chế rủi ro CVTD phát sinh, đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng hiện đại.

Nghiệp vụ tín dụng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, theo dõi các tài khoản ngoại bang và cập nhật sổ sách thật khoa học, dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hiện nay, Cho vay tiêu dùng đang ngày càng trở nên phổ biến và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NHTM nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Gò Công nói riêng. Nhìn chung, có thể thấy được rằng tình hình CVTD tại PGD tuy có tăng nhưng chưa đáng kể trong giai đoạn 2018 - 2020. Qua đó nội dung chương 3 đã nêu lên các định hướng hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu cụ thể của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Gò Công trong những năm tới. Chương 3 đã nêu lên sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng, cơ sở đề xuất giải pháp và nêu lên các giải pháp cụ thể.

KẾT LUẬN

Ngày nay, CVTD đang ngày càng cho thấy vị thế quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM. Một phần là vì CVTD có mức độ đóng góp ngày càng nhiều vào lợi ích của các NHTM trong giai đoạn hiện nay, ngoài ra đây còn là một nghiệp vụ cơ bản, hồ sơ vay đơn giản nên rất được lòng khách hàng, khoản vay nhỏ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nên CVTD đang ngày càng cho thấy độ phổ biến trên thị trường hiện nay, nên bất cứ NHTM nào cũng không thể thiếu loại hình cho vay này. Ngoài ra nó còn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động cho vay của mỗi Ngân hàng.

Thủ tục vay đơn giản nên vẫn còn xuất hiện nhiều lỗ hổng dẫn đến tổn hại không đáng có cho Ngân hàng, Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong CVTD nhưng phần lớn là do chất lượng dịch vụ CVTD của Ngân hàng còn yếu kém.

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Gò Công đã cố gắng hết sức để phát triển loại sản phẩm cho vay này, họ nhận thức được tầm quan trọng cũng như khả năng phát triển của CVTD tại khu vực, từ đó họ đã có những bước đi vô cùng thận trọng nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Gò Công. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, công tác nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng CVTD tại PGD luôn được quan tâm hàng đầu và đạt được một số kết quả tích cực. Ngoài ra, chất lượng cho vay tiêu dùng tại PGD Gò Công vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng xấu đến từ phía tình hình kinh tế vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, làm cho chỉ tiêu nợ xấu tại PGD tăng lên, chưa kiểm soát một cách chặt chẽ đã tác động mạnh đến hiệu suất cho vay cũng như thu hồi nợ của PGD. Còn một nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng CVTD đó là từ phía Ngân hàng, chất lượng chuyên viên tín dụng còn có vấn đề, quy trình CVTD chưa thực hiện tốt, giám sát nội bộ vẫn còn lỏng lẻo, vẫn còn nhiều lỗ hổng trong khâu cho vay tạo điều kiện cho kẻ gian trục lợi,... Bài luận văn đã

đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD cho PGD dựa trên những cơ sở thực tiễn và những mặt hạn chế còn tồn động.

Tuy thời gian thực hiện khóa luận có hạn nhưng dưới sự giúp đỡ đến từ phía nhà trường và sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc và với sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ tại Sacombank - PGD Gò Công đã giúp cho em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Bài vẫn còn nhiều thiếu sót nên em mong thầy cô có thể chỉ bảo và đưa ra ý kiến để em có thể hoàn thiện bài khóa luận này hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TPHCM;

Trần Thị Hiền (2015), Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy;

Nguyễn Thành Sơn (2011), Chất lượng tín dụng và tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn, Hà Nội: Hanoi Spring;

Lý Cẩm Hồng (2014), Nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn;

GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình nguyên lý & nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê;

PGS.TS Mai Văn Bạn (2011), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Đại học Thăng Long, NXB Tài Chính;

TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê;

Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;

Cronin. J. J. & Taylor, S. A. (1992). “Measuring Service Quality: a reexamination and extensid,∖ Journal of Marketing Vol. 56. July. 1992.

Ngân hàng Nhà nước (2015), Chỉ thị số 01/CT-NHNN, truy cập tại <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-01-CT-

NHNN-2015-chinh-sach-tien-te-va-dam-bao-hoat-dong-ngan-hang-an-toan- hieu-qua-267488.aspx> [ truy cập ngày 09/09/2021].

Ngân hàng Nhà nước (2017), Chỉ thị số 03/CT-NHNN, truy cập tại <

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-03-CT- NHNN-ve-dam-bao-an-ninh-an-toan-trong-thanh-toan-dien-tu-va-the-nam- 2017-346953.aspx> [truy cập ngày 09/09/2021].

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Tiền Giang - PGD Gò Công năm 2018 - 2020

Các quy chế về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank Tiền Giang - PGD Gò Công

Một số trang website

www.sacombank.com.vn http://www.banker.vn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w