Phân tích doanh sốthu hồi nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 43 - 48)

Doanh số thu hồi nợ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng tạo nợ xấu gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của Ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng số tiền vay vốn có hiệu quả thì Ngân hàng là bên được lợi vì có thể thu lại đầy đủ cả gốc lẫn lãi từ phía khách hàng vay. Bên cạnh đó chúng ta cần cân nhắc, chú ý đến doanh số thu hồi nợ, dù doanh số cho vay cao nhưng một phần

nào đó cũng phải đảm bảo công tác thu hồi nợ tốt để nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các khoản vay. Vì thế công tác thu hồi nợ luôn được Ngân hàng chú tâm thực hiện để đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.3: Doanh số thu hồi nợ giai đoạn 2018 - 2020

Doanh số thu nợ CVTD 56.152 11,92 72.148 14,28 99.586 18,26 • Phân theo mục đích sử dụng vốn Mua, xây sửa nhà 18.080 32,2 21.644 30 25.494 25,6 Tiêu dùng 30.153 53,7 39.032 54,1 56.066 56,3 Mục đích khác 8.085 144 11.471 15-9 18.025 18,1

• Phân theo thời gian

Ngắn hạn 35.656 63,5 44.298 61,4 59.353 59,6

Trung và dài hạn

Qua bảng 2.3 ta có thể thấy được rằng, doanh số thu nợ CVTD của PGD tăng dần qua các năm, năm 2018 doanh số thu nợ CVTD là 56.152 triệu đồng chiếm 11,92% trên tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2019, doanh số thu nợ CVTD đạt 72.148 triệu đồng chiếm 14,28% trên tổng doanh số thu nợ CVTD. Vào năm 2020 thì doanh số thu nợ CVTD đạt 99.586 triệu đồng và chiếm 18,26% trên tổng doanh số thu nợ CVTD.

Qua bảng thống kê số liệu ta có thể thấy được doanh số thu hồi nợ ngày càng tăng một phần là nhờ vào công tác thu hồi nợ của các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng đã thực hiện tốt. Một phần khác là do tình hình kinh tế đang dần ổn định các chủ công ty xí nghiệp đang mở và hoạt động ngày càng nhiều tại khu vực Gò Công, tạo một nguồn thu nhập mới cho người dân ở đây cũng như giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người dân tại đây. Nhờ có nguồn thu nhập mới mà công tác thu hồi nợ cũng trở nên dễ dàng hơn và đồng thời cũng thúc đẩy người dân đi vay mà vẫn có nguồn thu nhập ổn định để chi trả.

Qua bảng thống kê chúng ta có thể thấy được rằng tổng doanh số thu hồi nợ đều tăng từ năm 2018 đến năm 2020. So với năm 2018 thì doanh số thu hồi nợ của năm 2019 tăng từ 470.806 triệu đồng lên 504.904 triệu đồng, và cho đến năm 2020 thì con số này đạt được là 545.340 triệu đồng tăng 40.436 triệu đồng so với năm 2019.

Đối với sản phẩm cho vay xây nhà, sửa chữa nhà cửa thì chiếm tỷ trọng 32,2% mức doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng của năm 2018. Đến năm 2019 thì con số này tăng từ 18.080 triệu đồng lên đến 21.644 triệu đồng tăng 3.564 triệu đồng so với năm ngoái, mặc dù tuy có tăng là như vậy nhưng tỷ trọng chỉ đạt được 30%. Đến năm 2020 thì doanh số thu hồi nợ trong việc xây, sửa chữa nhà cửa đạt được là 25.494 triệu đồng tăng 3.850 triệu đồng số với năm 2019 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp đó là 25,6%.

Đối với sản phẩm tiêu dùng thì đạt 53,7% tỷ trọng của doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng của năm 2018.Con số này còn được tăng lên vào năm 2019 đó là từ

30.153 triệu đồng lên 39.032 triệu đồng tăng 8.879 triệu đồng và chiếm 54,1% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu dùng. Đến năm 2020 thì doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng đạt 56.066 triệu đồng tăng 17.034 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 56,3% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng.

Đối với các mục đích khác thì chiếm 14,4% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu dùng vào năm 2018 và con số này còn tăng thêm vào năm 2019 đó là từ 8.085 triệu đồng lên đến 11.471 triệu đồng tăng 3.386 triệu đồng và chiếm 15,9% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu dùng. Vào năm 2020 thì doanh số thu hồi nợ đạt được 18.025 triệu đồng tăng 6.554 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 18,1% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu

dùng.

ĐVT: Triệu đồng

■ Ngắn hạn

■ Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.2: Doanh số thu hồi nợ giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo HĐKD Sacombank - PGD Gò Công năm 2020)

(%) (%) (%)

Tình hình doanh số thu nợ dựa theo thời hạn cũng tăng trưởng ổn định, cụ thể như sau:

Nhìn chung thì doanh số thu hồi nợ ngắn hạn luôn đạt tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn. Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 63,5% vào năm 2018. Đến năm 2019 thì tăng từ 35.656 triệu đồng lên đến 44.298 triệu đồng tăng 8.642 triệu đồng so với năm 2018 và chiếm 61,4% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng. Con số này còn được nâng cao lên đến 59.353 triệu đồng vào năm 2020, tăng 15.055 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 59,6% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay.

Đối với doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn thì vào năm 2018 chiếm 36,5% tỷ trọng. Đến năm 2019 thì tăng từ 20.495 triệu đồng lên đến 27.849 triệu đồng, tăng 7.354 triệu đồng so với năm 2018 và chiếm 38,6% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay. Vào năm 2020 thì tăng lên đến 40.232 triệu đồng, tăng 12.383 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 40,4% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng.

Qua đó chúng ta có thể thấy tổng thể mức tăng trưởng của của doanh số thu hồi nợ từ năm 2018 đến năm 2020 tăng không đáng kể nhưng rất ổn định. Nguyên nhân phần lớn là do nguồn vốn cho vay cá nhân được sử dụng trong thời hạn ngắn nên thời gian thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Hiện tại tình hình thu hồi nợ suôn sẻ cũng là nhờ vào tình hình hoạt động kinh doanh riêng lẻ của cá thể khá tốt nên giúp cho việc thu hồi nợ trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Song song đó cũng là sự cố gắng Sacombank Tiền Giang- PGD Gò Công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn cũng như trả nợ với đa dạng sản phẩm trong cho vay tiêu dùng để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng để tiêu dùng và chọn ra thời hạn vay với phương án trả nợ linh hoạt.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w