THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 39)

GIANG - PGD GÒ CÔNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 2.4.1. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tiêu dùng giai đoạn 2018 - 2020

Doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng trong giai đoạn 2018 - 2020 cho ta thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank - PGD Gò Công các năm qua có những chiều hướng tăng đột phá. Có thể thấy tuy chỉ chiếm phần trăm nhỏ trong

tổng doanh số cho vay, năm 2018 doanh số CVTD đạt 110.590 triệu đồng chiếm 22,01% trên tổng doanh số cho vay vào năm 2018. Đến năm 2019, doanh số CVTD đạt 137,515 triệu đồng chiếm 25,63% trên tổng doanh số CVTD năm 2019. Đến năm 2020, doanh số CVTD tiếp tục tăng lên đến 218.783 triệu đồng chiếm 37,26% trên tổng doanh số CVTD vào năm 2020.

Nhìn chung doanh số CVTD theo với mục đích mua, xây, sửa nhà đang ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số CVTD, từ năm 2018 đến 2020 doanh số CVTD theo mục đích mua, xây sửa nhà đã tăng lên đến 50.587 triệu đồng và chiếm 45,06% tỷ trọng trên doanh số CVTD. Theo mục đích tiêu dùng thì con số này vẫn không thua kém gì so với mục đích mua, xây sửa nhà khi chỉ trong 3 năm doanh số CVTD của mục đích tiêu dùng đã tăng lên đến 47.725 triệu đồng và chiếm 42,7% tỷ trọng trên doanh số CVTD. Còn về mục đích khác nhìn chung thì doanh số tuy có tăng nhưng tỷ trọng thì ngày càng chiếm tỷ trọng thấp dần trên doanh số CVTD.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng doanh số CVTD tại Sacombank - PGD Gò Công đang ngày càng trở nên phát triển vượt bậc, chỉ trong hai năm đã tăng khoảng 15%. Sự tăng trưởng của tỷ trọng cho vay tiêu dùng cao như vậy một phần cũng là xuất phát từ phía Ngân hàng đã ban hành ra những chính sách phù hợp khuyến khích người dân vay tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng là nhờ vào sự cố gắng đạt được chỉ tiêu đề ra của các cán bộ nhân viên. Và một phần nào đó cũng nhờ vào nền kinh tế đang dần phát triển, người dân cũng có cái nhìn thoáng hơn về việc đi vay.

ĐVT: Triệu đồng

■ Ngắn hạn

■ Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay tiêu dùng giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo HĐKD Sacombank - PGD Gò Công năm 2020)

Nhận xét:

Qua biểu đồ 2.1 chúng ta có thể thấy được rằng sự khác biệt rõ rệt giữa CVTD ngắn hạn và CVTD trung, dài hạn. Đối với các khoản vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp còn đối với các khoản vay ngắn hạn thì luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng đột biến vào năm 2020, doanh số này có sự biến động nhẹ qua các năm từ năm 2018 đến năm 2019 nhưng không đáng kể. Qua biểu đổ cũng như qua bảng 2.2 thì chúng ta thấy được doanh số CVTD ngắn hạn của năm 2018 là 62.925 triệu đồng chiếm 56,9% trên doanh số CVTD, còn về trung và dài hạn thì đạt 47.664 triệu đồng chiếm 43,1% trên doanh số CVTD. Đến năm 2019 thì doanh số CVTD ngắn hạn đạt 74.808 triệu đồng chiếm 54,4% trên doanh số CVTD và tăng 11.883 triệu đồng so với năm 2018, còn về doanh số CVTD trung và dài hạn năm 2019 đạt 62.706 chiếm 45,6% trên doanh số CVTD và tăng 15.042 triệu đồng so

(%) (%) (%)

với năm 2018. Vào năm 2020, doanh số CVTD ngắn hạn đạt 126.019 triệu đồng chiếm 57,6% trên tổng doanh số CVTD và tăng 51.211 triệu đồng so với năm 2019, doanh số CVTD trung và dài hạn năm 2020 đạt 92.763 triệu đồng chiếm 42,4% trên doanh số CVTD và tăng 30.057 triệu đồng so với năm 2019. Doanh số CVTD phân theo thời gian tăng đột biến phần nào do nhu cầu vay vốn của các đối tượng kinh tế khác nhau dẫn đến nhu cầu vay vốn khác nhau và mục đích vay cho mua sắm, mua và sửa chữa nhà cửa, các mục đích khác,... đã phần nào thúc đẩy người đi vay tìm đến NH để thỏa mãn nhu cầu, từ đó tạo một tiền đề làm cho doanh số cho vay của NH cũng ngày càng tăng cao và số lượng khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh số tăng.

Tổng kết lại chúng ta có thể thấy được rằng nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do hiện tại Tiền Giang là một tỉnh có tương đối ít các doanh nghiệp lớn hoạt động, kinh doanh chủ yếu của người dân thường nhỏ lẻ theo hộ sản xuất, theo cá thể. Bên cạnh đó nhu cầu vốn của khách hàng chủ yếu hướng đến lĩnh vực nông nghiệp và buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ tăng lên. Nhu cầu vốn chỉ chủ yếu chỉ để bổ sung vào các khoản chi phí vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, nhu cầu vốn tiêu dùng chủ yếu đáp ứng các nhu cầu xây và sửa chữa nhà cửa và đáp ứng về phương tiện đi lại. Nhận thức được vấn đề đó Sacombank đã đưa ra các gói sản phẩm vay tiêu dùng đa dạng nên khách hàng có thể tùy ý lựa chọn được thời hạn vay và phương án trả nợ linh hoạt.

2.4.2. Phân tích doanh số thu hồi nợ cho vay tiêu dùng

Doanh số thu hồi nợ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng tạo nợ xấu gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của Ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng số tiền vay vốn có hiệu quả thì Ngân hàng là bên được lợi vì có thể thu lại đầy đủ cả gốc lẫn lãi từ phía khách hàng vay. Bên cạnh đó chúng ta cần cân nhắc, chú ý đến doanh số thu hồi nợ, dù doanh số cho vay cao nhưng một phần

nào đó cũng phải đảm bảo công tác thu hồi nợ tốt để nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các khoản vay. Vì thế công tác thu hồi nợ luôn được Ngân hàng chú tâm thực hiện để đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.3: Doanh số thu hồi nợ giai đoạn 2018 - 2020

Doanh số thu nợ CVTD 56.152 11,92 72.148 14,28 99.586 18,26 • Phân theo mục đích sử dụng vốn Mua, xây sửa nhà 18.080 32,2 21.644 30 25.494 25,6 Tiêu dùng 30.153 53,7 39.032 54,1 56.066 56,3 Mục đích khác 8.085 144 11.471 15-9 18.025 18,1

• Phân theo thời gian

Ngắn hạn 35.656 63,5 44.298 61,4 59.353 59,6

Trung và dài hạn

Qua bảng 2.3 ta có thể thấy được rằng, doanh số thu nợ CVTD của PGD tăng dần qua các năm, năm 2018 doanh số thu nợ CVTD là 56.152 triệu đồng chiếm 11,92% trên tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2019, doanh số thu nợ CVTD đạt 72.148 triệu đồng chiếm 14,28% trên tổng doanh số thu nợ CVTD. Vào năm 2020 thì doanh số thu nợ CVTD đạt 99.586 triệu đồng và chiếm 18,26% trên tổng doanh số thu nợ CVTD.

Qua bảng thống kê số liệu ta có thể thấy được doanh số thu hồi nợ ngày càng tăng một phần là nhờ vào công tác thu hồi nợ của các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng đã thực hiện tốt. Một phần khác là do tình hình kinh tế đang dần ổn định các chủ công ty xí nghiệp đang mở và hoạt động ngày càng nhiều tại khu vực Gò Công, tạo một nguồn thu nhập mới cho người dân ở đây cũng như giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người dân tại đây. Nhờ có nguồn thu nhập mới mà công tác thu hồi nợ cũng trở nên dễ dàng hơn và đồng thời cũng thúc đẩy người dân đi vay mà vẫn có nguồn thu nhập ổn định để chi trả.

Qua bảng thống kê chúng ta có thể thấy được rằng tổng doanh số thu hồi nợ đều tăng từ năm 2018 đến năm 2020. So với năm 2018 thì doanh số thu hồi nợ của năm 2019 tăng từ 470.806 triệu đồng lên 504.904 triệu đồng, và cho đến năm 2020 thì con số này đạt được là 545.340 triệu đồng tăng 40.436 triệu đồng so với năm 2019.

Đối với sản phẩm cho vay xây nhà, sửa chữa nhà cửa thì chiếm tỷ trọng 32,2% mức doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng của năm 2018. Đến năm 2019 thì con số này tăng từ 18.080 triệu đồng lên đến 21.644 triệu đồng tăng 3.564 triệu đồng so với năm ngoái, mặc dù tuy có tăng là như vậy nhưng tỷ trọng chỉ đạt được 30%. Đến năm 2020 thì doanh số thu hồi nợ trong việc xây, sửa chữa nhà cửa đạt được là 25.494 triệu đồng tăng 3.850 triệu đồng số với năm 2019 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp đó là 25,6%.

Đối với sản phẩm tiêu dùng thì đạt 53,7% tỷ trọng của doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng của năm 2018.Con số này còn được tăng lên vào năm 2019 đó là từ

30.153 triệu đồng lên 39.032 triệu đồng tăng 8.879 triệu đồng và chiếm 54,1% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu dùng. Đến năm 2020 thì doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng đạt 56.066 triệu đồng tăng 17.034 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 56,3% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng.

Đối với các mục đích khác thì chiếm 14,4% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu dùng vào năm 2018 và con số này còn tăng thêm vào năm 2019 đó là từ 8.085 triệu đồng lên đến 11.471 triệu đồng tăng 3.386 triệu đồng và chiếm 15,9% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu dùng. Vào năm 2020 thì doanh số thu hồi nợ đạt được 18.025 triệu đồng tăng 6.554 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 18,1% tỷ trọng thu hồi nợ vay tiêu

dùng.

ĐVT: Triệu đồng

■ Ngắn hạn

■ Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.2: Doanh số thu hồi nợ giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo HĐKD Sacombank - PGD Gò Công năm 2020)

(%) (%) (%)

Tình hình doanh số thu nợ dựa theo thời hạn cũng tăng trưởng ổn định, cụ thể như sau:

Nhìn chung thì doanh số thu hồi nợ ngắn hạn luôn đạt tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn. Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 63,5% vào năm 2018. Đến năm 2019 thì tăng từ 35.656 triệu đồng lên đến 44.298 triệu đồng tăng 8.642 triệu đồng so với năm 2018 và chiếm 61,4% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng. Con số này còn được nâng cao lên đến 59.353 triệu đồng vào năm 2020, tăng 15.055 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 59,6% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay.

Đối với doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn thì vào năm 2018 chiếm 36,5% tỷ trọng. Đến năm 2019 thì tăng từ 20.495 triệu đồng lên đến 27.849 triệu đồng, tăng 7.354 triệu đồng so với năm 2018 và chiếm 38,6% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay. Vào năm 2020 thì tăng lên đến 40.232 triệu đồng, tăng 12.383 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm 40,4% tỷ trọng doanh số thu hồi nợ vay tiêu dùng.

Qua đó chúng ta có thể thấy tổng thể mức tăng trưởng của của doanh số thu hồi nợ từ năm 2018 đến năm 2020 tăng không đáng kể nhưng rất ổn định. Nguyên nhân phần lớn là do nguồn vốn cho vay cá nhân được sử dụng trong thời hạn ngắn nên thời gian thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Hiện tại tình hình thu hồi nợ suôn sẻ cũng là nhờ vào tình hình hoạt động kinh doanh riêng lẻ của cá thể khá tốt nên giúp cho việc thu hồi nợ trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Song song đó cũng là sự cố gắng Sacombank Tiền Giang- PGD Gò Công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn cũng như trả nợ với đa dạng sản phẩm trong cho vay tiêu dùng để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng để tiêu dùng và chọn ra thời hạn vay với phương án trả nợ linh hoạt.

2.4.3. Phân tích dư nợ cho vay

Dư nợ là một khoản tiền mà người đi vay vẫn còn nợ tại Ngân hàng, nếu doanh số cho vay phản ánh đến kết quả tín dụng thì dự nợ cho vay phản ánh đến thực trạng của hoạt động tín dụng. Một Ngân hàng có thể hoạt động tốt không thể

chỉ dựa vào doanh số cho vay mà là còn phải xét đến dư nợ cho vay của Ngân hàng đó. Dư nợ cho vay là số vốn mà Ngân hàng cho khách hàng nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo, Ngân hàng cần nên thắc chặt quản lý dư nợ, vì nó còn cho biết tình hình cho vay, thu nợ của Ngân hàng và vừa cho biết số nợ mà Ngân hàngcần phải thu từ phía người đi vay nên do đó nó có ý nghĩa vô cũng to lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động tín dụng của một Ngân hàng.

Bảng 2.4: Doanh số dư nợ giai đoạn 2018 - 2020

CVTD 5 • Phân theo mục đích sử dụng vốn Mua, xây sửa nhà 23.016 23,9 49.708 38,9 77.124 40,5 Tiêu dùng 51.715 53,7 57.758 45,2 87.217 458 Mục đích khác 21.572 22,4 20.317 159 26.089 13,7

• Phân theo thời gian

Ngắn hạn 56.338 58,5 78.459 61,4 123,209 64,7

Trung và dài hạn

Nhận xét:

Qua bảng 2.4 thì chúng ta có thể thấy được rằng,dư nợ cho vay tiêu dùng tăng dần qua các năm . Năm 2018 , dư nợ CVTD đạt 96.305 triệu đồng và chiếm 22,49% tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2019 thì con số này tăng lên đến 127.785 triệu đồng và chiếm 26,63% tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay và tăng 31.480 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020, chỉ tiêu dư nợ CVTD đạt 190.432 triệu đồng chiếm lên đến 37,55% tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay và tăng 62.647 triệu đồng so với năm 2019.

Nhìn chung thì mục đích tiêu dùng luôn chiếm tỷ lệ dư nợ cao nhất qua các năm từ 2018-2020. Năm 2018 đạt 51.715 triệu đồng chiếm 53,7% tỷ trọng dư nợ cho vay, năm 2019 đạt 57.758 triệu đồng chiếm 45,2% và năm 2020 đạt 87.217 triệu đồng chiếm 45,8%. Bên cạnh đó tốc độ tăng dư nợ ngành thương mại dịch vụ cũng rất cao, năm 2019 tăng 6.043 triệu đồng tương ứng tăng 11,68% so với năm

2018, năm 2020 tăng lên đến 29.459 triệu đồng tương ứng tăng 51% so với năm 2019.

Nguyên nhân làm cho dư nợ của mục đích vay tiêu dùng tăng cao đó là do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm ngày càng được nhiều người quan tâm đến, đầy hứa hẹn là đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn trong tương lai. Trong giai đoạn 2018 - 2020, đời sống người dân cũng như nền kinh tế có nhiều chuyển biến theo hướng tốt nên một phần nào đó đã thúc đẩy nhu cầu về tiêu dùng, mua sắm cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, việc cho vay tiêu dùng ngày nay trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn trước đây nên đã phần nào đó thúc đẩy được đông đảo người dân đi vay tiêu dùng. Do đó, dư nợ qua các năm sẽ bao gồm cả dư nợ của năm trước đó do chưa thu được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay cho nên mức dư nợ cho tiêu dùng có xu hướng tăng lên rất nhanh.

Bên cạnh đó, đóng góp cho sự gia tăng dư nợ cho vay là mục đích vay mua, sửa chữa nhà, mục đích này cótỷ trọng dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm. Năm 2018, dư nợ cho vay đạt 23.016 triệu đồng chiếm 23,9%, năm 2019 đạt 49.708

triệu đồng chiếm 38,9% tăng 26.692 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 đạt 77.124 triệu đồng chiếm 40,5% tăng 27.416 triệu đồng so với năm 2019.

Nhìn chung dư nợ vay mua, sửa chữa nhà cửa đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao, những khoản vay này thường được khách hàng sử dụng chi tiêu vào những sản phẩm có giá trị lớn như mua nhà dự án, vật tư,... Vì là những số tiền lớn nên độ rủi ro cao và vay trong khoảng thời gian dài nên PGD đã thắt chặt tín dụng theo Chỉ thị 01/2015/CT-NHNN năm 2015 và Chỉ thị 03/2017/CT-NHNN năm 2017 về đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toán điện tử và thẻ do NHNN ban hành.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w