Quy trình cho vay tiêu dùng tại Sacombank PGD Gò Công

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 36 - 39)

Sơ đồ 2.1 : Quy trình cho vay tại Sacombank - PGD Gò Công

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phòng khách hàng cá nhân Sacombank - PGD Gò Công)

Nôi dung các bước trong quy trình:

Bước 1: tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ vay.

Khi khách hàng có nhu cầu vay thì CVKH cá nhân phải hướng dẫn khách

các điều kiện vay vốn của Ngân hàng theo quy chế cấp tín dụng hiện hành. Neu xem xét thấy khách hàng có đủ điều kiện vay vốn thì hướng dẫn khách hàng cần cung cấp những hồ sơ pháp lý như sau: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận độc thân( nếu khách hàng chưa kết hôn ), giấy đăng ký kết hôn( nếu khách hãng đã có gia đình ),... để Ngân hàng có thể xác thực khách hàng và tiến hành đi thẩm định khách hàng tại nhà và tài sản khách hàng thế chấp.

Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

Một số thông tin quan trọng cần phải điều tra và làm rõ như sau:Thứ nhất là phỏng vấn trực tiếp người vay vốn, người hôn phối của người vay, gia đình người vay để có thể xác minh một cách chính xác nhất về khách hàng. Thứ hai là cần phải xác minh thực tế nơi tài sản khách hàng thế chấp và nhà ở của khách hàng, đồng thời xác minh cơ sở hoạt động cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ ba là cần phải nắm bắt và làm rõ kĩ càng những thông tin khách hàng cung cấp về hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng. Cần phải thu thập số liệu thông tin về khách hàng từ 2 đến 3 năm trước thời điểm xin vay vốn để có thể xác minh và đưa kết luận một cách nhanh chóng.

Bước 3: Phân tích, thầm định khác hàng và phương án vay vốn.

Chuyên viên khách hàng cá nhân cần phải tập trung nguyên cứu vào những vấn đề trọng tâm để phục vụ cho mục đích thẩm định như sau: về hồ sơ pháp lý của khách hàng cần phải chính xác, đầy đủ và minh bạch. Độ uy tính của khách hàng tại địa phương mà khách hàng sinh sống. Tình hình tài chính cũng như khả năng về tài chính của khác hàng có ổn định hay không, có đủ khả năng đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng hay không. Cần phải xem xét phương án vay vốn của khách hàng có hợp lý hay chưa, có phù hợp với tình hình kinh doanh, chăn nuôi thực tế của khách hàng. Và tiến hành phân tích các yếu tố và rủi ro có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

Bước 4: Kiểm tra và hoản chỉnh hồ sơ tín dụng

Chuyên viên khách hàng cá nhân cần phải lập đầy đủ hồ sơ tín dụng, hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,... và phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ( hình thức, nội dung, con dấu,.) CVKH cần phải lưu giữ hồ sơ một cách kĩ càng trong suốt quá trình theo dõi nợ, gia hạn nợ vào xử lý rủi ro,. cho đến hết nợ.

Bước 5: Quyết định cho vay.

Sau khi thẩm định và xét duyệt thấy phương án vay vốn thỏa mãn và đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc của Ngân hàng thì mới đưa ra quyết định cho vay. Căn cứ vào các chứng từ pháp lý và tờ trình thẩm định của CVKH, Ban lãnh đạo xem xét và đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng. Kết quả phản hồi sẽ được thông báo đến KH bằng văn bản.

Bước 6: Giải ngân.

Có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Quản lý sau cho vay nhằm xem xét khách hàng có sử dụng vốn với đúng mục đích vay hay không, có hiệu quả hay không. Số tiền vayđược giải ngân có phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

Bước 7: Kiểm tra giám sát.

Là quá trình thực hiện công việc sau khi cho vay nhầm đôn đốc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. đồng thời phải dự báo những rủi ro có thể phát sinh và phát hiện sớm khoản vay có vấn đề nhầm đề xuất ra giải pháp giải quyết kịp thời.

Bước 8: Thu hồi, gia hạn nợ và xử lý rủi ro.

Khi đến hạn thỏa thuận của hợp đồng tín dụng khách hàng phải chủ động trả nợ cho Ngân hàng. Đối với các khoản nợ dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thể thu hồi được nợ thì điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng đã xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến điểm tín dụng của khách hàng, do đó Ngân

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng danh số cho vay 502.39 4

ĩõô 536.480 ĩõô 587.094 ĩõô

Doanh số cho vay tiêu dùng 110.59 0 22,01 137.515 25,63 218.783 37,26 • Phân theo mục đích sử dụng vốn Mua, xây sửa nhà 47.996 43,4 62.019 45,1 98.583 45,06 Tiêu dùng 45.695 41,32 59.131 43 93.420 42,7 Mục đích khác 16.898 15,28 16.364 Ũ9 26.779 12,24

• Phân theo thời gian

Ngắn hạn 62.925 56,9 74.808 54,4 126.019 57,6

Trung và dài hạn

47.664 43,1 62.706 456 92.763 42,4

hàng phải căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý để xử lý theo thẩm quyền.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Khách hàng trả hết nợ gốc lẫn lãi thì Ngân hàng sẽ tiến hành tất toán tài khoản vay và đương nhiên hợp đồng tín dụng đã hết hiệu lực, đồng thời Ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp cho khách hàng nếu trong trường hợp khách hàng có tài sản thế chấp tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH GÒCÔNG 10598487-2335-011743.htm (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w