Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 29 - 31)

Valla và Escorbiac (2006) nghiên cứu tập trung vào một số yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Anh như nghiên

cứu của các tác giả Aspachs và cộng sự (2005). Nghiên cứu này cho rằng các yếu tố quyết định thanh khoản ngân hàng cụ thể và yếu tố kinh tế vĩ mô của tính thanh khoản của các ngân hàng Anh. Họ giả định rằng tỷ lệ thanh khoản phụ thuộc vào các yếu tố sau: xác suất có được sự hỗ trợ từ cho vay cuối cùng, tăng trưởng cho vay, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất ngắn hạn và Lợi nhuận ngân hàng có tương quan âm với khả năng thanh khoản. Ngược lại, quy mô ngân hàng có thể tương quan âm hoặc dương với khả năng thanh khoản.

Nghiên cứu của Vodova. P (2011) sử dụng dữ liệu bảng (2001 - 2009) và phân tích hồi quy cho 4 hệ số thanh khoản khác nhau để xác định các nhân tố tác động đến thanh khoản. Các biến được đưa vào mô hình được lựa chọn từ những nghiên cứu có liên quan trước đây. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước Cộng hòa Czech nên tác giả đã loại trừ một số biến không phù hợp như biến cố chính trị, tác động của cải cách kinh tế và chế độ tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố tác động cùng chiều với thanh khoản bao gồm: an toàn vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và đặc biệt là tỷ lệ nợ không thu hồi được, với lập luận rằng do cho vay không thu hồi vốn được nên ngân hàng hạn chế cho các khoản vay mới. Kết quả nghiên cứu của Vodova, P (2011) cũng cho thấy khủng hoảng tài chính, lạm phát và tốc độ tăng GDP có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

Deléchat và cộng sự (2012) sử dụng một nhóm gồm khoảng 100 ngân hàng thương mại trong khu vực, các tác giả đã chứng minh thanh khoản chịu tác động bởi quy mô ngân hàng, lợi nhuận, mức độ phát triển vốn và tài chính.

Vodova (2013) vấn đề thanh khoản của một số ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy, thanh khoản là rất quan trọng đối với hoạt độngcủa thị trường tài chính và các lĩnh vực ngân hàng. Do đó bài viết này nhằm xác định các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Hungary. Các dữ liệu bao gồm các giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Kết quả phân tích hồi qui dữ liệu bảng cho thấy thanh khoản ngân hàng thể hiện mối quan hệ cùng chiều vớitỷ lệ vốn/tổng tài sản (CAP), lãi suất cho vay (IRL) và lợi

nhuận ngân hàng (ROE) và thể hiện mối quan hệ ngược chiều với tổng tài sản (SIZE), lãi suất biên (IRM), lãi suấtchiết khấu (MIR) và lãi suất giao dịch liên ngân hàng (IRB). Trong khi, mối quan hệ giữa GDP và thanh khoản là không rõ ràng.

Moussa (2015) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến thanh khoản của các ngân hàng tại Tunisia. Bài nghiên cứu sử dụng một mẫu của 18 ngân hàng giai đoạn từ 2000-2010. Biến phụ thuộc (tài sản thanh khoản/ tổng tài sản, Cho vay /huy động). Thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng, thấy được rằng lợi nhuận (ROA, ROE, NIM), vốn/tổng tài sản (CAP), chi phí hoạt động/tổng tài sản (CEA), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), có tác động đáng kể với thanh khoản ngân hàng. Trong khi, Tổng tài sản (SIZE), cho vay/tổng tài sản (TLA), chi phí tài chính/cho vay (CFC), huy động/tổng tài sản (D/A) không có một tác động đáng kể nào đến thanh khoản.

Ibrahim, S. S. (2017) nghiên cứu ảnh hưởng tính thanh khoản đến khả năng sinh lời tại các NHTM ở Iraq giai đoạn 2005 - 2013. Kết quả phân tích hồi quy OLS cho thấy: Hệ số thanh toán chung có tác động cùng chiều và hệ số thanh toán nhanh có tác động ngược chiều, điều này hàm ý rằng nếu thanh khoản ngân hàng trong ngắn hạn được đảm bảo thì có thể gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng nhưng nếu trong ngắn hạn, ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản có khả năng thanh toán ngay như tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác... sẽ làm giảm cơ hội kiếm lời từ các tài sản khác trên thị trường. Bên cạnh các tỷ số thanh toán, quản trị thanh khoản của một ngân hàng còn được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu khác. Hệ số an toàn vốn, hệ số cho vay và hệ số thanh toán chung được sử dụng để kiểm định vấn đề này, trong đó hệ số cho vay và hệ số đầu tư càng cao thì càng giúp ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận, nhưng đối với hệ số an toàn vốn, nếu ngân hàng giữ tỷ lệ này quá cao thì nguồn vốn đầu tư vào các hợp đồng kinh doanh có rủi ro thấp sẽ mang lại suất sinh lợi thấp.

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 29 - 31)