Đối với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 85 - 86)

Mục đích của cung tiền M2 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tốc độ cung tiền M2 trong thời gian qua lại quá cao (bình quân trên 25,3%/năm), trong khi tốc độ tăng trưởng GDP lại không tương xứng, chỉ có 6,24%. Sự mất cân đối lớn giữa cung tiền M2 và tốc độ tăng trưởng GDP là nguyên nhân gây ra lạm phát cao, nhất là thời kỳ khủng hoảng tài chính. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng chính sách cung tiền M2 cần phải gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, qua đó cung tiền vừa làm tăng khả năng thanh khoản cho các NHTM và vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHNN cần đa dạng hóa hơn nữa các công cụ tái cấp vốn, đồng thời khuyến khích các NHTM tăng cường phát triển các sản phẩm tài chính phái sinh nhằm giúp các NHTM giảm bớt lợi nhuận tập trung từ tín dụng và thu hút nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức khác. Đối với các NHTM nhỏ, không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì NHNN hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của NHNN rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

Trong thời gian qua, việc trích lập dự phòng rủi ro ngân hàng còn hạn chế do bản thân các ngân hàng đã cố tình bỏ qua việc trích lập dự phòng vì nếu lập dự phòng thì làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đi. Do vậy, các ngân hàng tìm cách che giấu các khoản nợ xấu, hoặc nợ xấu được cơ cấu lại hoặc đảo nợ để tránh lập dự phòng. Mặt khác, các ngân hàng cũng đang chạy đua với nhau để được công bố lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của mình nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư, hoặc gia tăng giá trị cổ phiếu. Điều này hàm ý rằng các NHNN cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của mỗi ngân hàng nhằm buộc các ngân hàng

phản ánh nợ xấu cũng như trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách trung thực, từ đó có biện pháp xử lý nợ xấu triệt để.

NHNN cần giảm bớt các công cụ hành chính, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường trong việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động của các NHTM phù hợp với các quy luật của thị trường. Đặc biệt là vấn đề hỗ trợ thanhkhoản, NHNN cần quy định rõ lại hoạt động hỗ trợ thanh khoản: Việc NHNN trong thời gian qua sẵn sàng đứng ra hỗ trợ thanh khoản, mặc dù giúp ổn định hệ thống, nhưng lại tạo tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng và không thúc đẩy họ quyết tâm xử lý thu hồi nợ xấu để gia tăng khả năng thanh khoản. Việc ban hành quy định về cơ chế cho vay đặc biệt đối với các ngân hàng mất khả năng chi trả cũng cần phải được xem xét lại. Về nguyên tắc, việc cho vay hỗ trợ thanh khoản (thông qua kênh tái cấp vốn) chỉ được xem xét đối với các ngân hàng được đánh giá là chỉ mất thanh khoản tạm thời. Đối với các ngân hàng được đánh giá là đã mất khả năng chi trả và vốn chủ sở hữu âm, thì không thể cho vay cho dù là tái cấp vốn hay cho vay đặc biệt và cần phải xử lý như trường hợp 3 ngân hàng (OceanBank, GPBank, VNCB ) mà NHNN mua 0 đồng. Kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy việc hỗ trợ thanh khoản của NHNN vào các ngân hàng này chỉ giúp ngân hàng tiếp tục tăng tài sản và nguồn vốn (hạng mục tài sản khác), không phải cho vay nền kinh tế. Theo Ủy ban giám sát của NHNN, việc các ngân hàng yếu kém vẫn tăng tổng tài sản cho dù không tăng dư nợ tín dụng sẽ có nguy cơ làm tăng chi phí xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, các quy định giám sát hệ thống ngân hàng cần phải giảm bớt các biện pháp giải quyết tình thế mang tính đối phó phụ thuộc vào mục tiêu của Chính phủ để tránh việc can thiệp một cách đột ngột, gây ra những tác động ngược và áp lực đối với hoạt động của các NHTM. Đồng thời, NHNN cần có các biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các NHTM trong việc tuân thủ các quy định giám sát.

5.2.2 Đối với các NHTM tại Việt Nam- Quản lý tốt các tài sản thanh khoản.

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 85 - 86)