Mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 63 - 65)

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam, luận văn sử dụng khung lý thuyết xây dựng mô hình hồi quy bội với 07 biến độc lập đóng vai trò biến giải thích cho biến phụ thuộc LIQ (Đại diện cho trạng thái thanh khoản của NHTM tại Việt Nam)

Tác giả tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính của 22 NHTM tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019. Chạy phần mềm thống kê Eview 8.1: dữ liệu theo năm với 242 quan sát (Xem thêm phụ lục 2), kỳ vọng độ tin cậy 95%, tương đương mức ý nghĩa α = 5%.

Mô hình hồi quy tương quan có thể viết dưới dạng đa biến, tuyến tính như sau: LIQ = β0 + β1CAP + β2LDR + β3ROE + β4SIZE + β5GDP + β6M2 + β7CPI + ei

Để mô tả thống kê các biến, tác giả sử dụng chức năng mô tả thống kê của Eview 8.1 để xử lý và đưa ra kết quả như sau:

CPI 242 0.06098 0.0409 0.1868 0.0063 0.0466 GDP 242 0.06209 0.0624 0.0713 0.0525 0.00682 LDR 242 0.86406 0.82836 2.51769 0.02447 0.25222 M2 242 0.18146 0.1838 0.2971 0.0605 0.0678 ROE 242 0.10771 0.09605 0.4588 0 ~ 7.80021 SIZ E 242 0.01087 0.00722 0.61418 0.0001 0.0396

5 CAP -0,059 1 0,14 3 6 0,05 0,489 0,052 -0,031 -0,160 SIZE -0,684 0,14 3 1 7 0,08 -0,002 0,027 -0,174 -0,269 ROE 0,15 5 6 0,05 7 0,08 1 0,062 -0,326 0,272 0,311 LDR -0,174 0,48 9 -0,002 2 0,06 ______1_ 0,020 0,210 0,196 GDP 0,06 6 2 0,05 7 0,02 -0,326 0,020 1 -0,291 -0,179 CPI 0,08 2 -0,031 -0,174 2 0,27 0,210 -0,291 1 0,207 M2 0,13 5 -0,160 -0,269 0,31 1 0,196 -0,179 0,207 ______ 1

(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ Eview 8.1)

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy, độ lệch chuẩn của các biến (trừ biến ROE) đều khá thấp cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa các NHTM.

Chỉ số LIQ của các NHTM giai đoạn 2009 - 2019 đạt mức trung bình là 0.72%. Cho thấy khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết của các NHTM là chưa cao. Những NH này khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn NH buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. Thực tế cho thấy những thang cuối năm trong thời gian này, các NH đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ LNH lên cao.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) đạt mức trung bình là 54.59%, trong đó cao nhất lên đến 85.16% và thấp nhất là 19.48%. Các ngân hàng có xu

hướng duy trì tỷ lệ CAP cao có sự ổn định cao hơn vì có khả năng ứng phó với các vấn đề bất trắc từ nền kinh tế. Tuy nhiên, việc duy trì quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ gây áp lực và khó khăn cho ngân hàng trong việc duy trì tỷ lệ sinh lời ở mức độ phù hợp

Quy mô tài sản (SIZE) có mức trung bình 0.72%, có độ chênh lệch khá lớn, có ngân hàng chỉ đạt mức cao nhất lên đến 61,48% nhưng có ngân hàng chỉ đạt 0.01%, cho thấy sự chênh lệch rất lớn về quy mô tài sản giữa các NHTM.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM đạt mức trung bình là 9.6%, trong đó cao nhất là ngân hàng đạt mức 45,8% và thấp nhất là 0%. Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh truyền thống, tức là chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động vốn. Do vậy, ngân hàng càng nắm giữ nhiều tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng thấp và ngược lại.

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 63 - 65)