Đối với các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 86 - 89)

ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung Ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung Ương và để đối phóvới các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân hàng không chú trọng đến các tài sản thanh khoản, những giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN... do vậy rất bị động khi có biến động hơi bất thường về cung cầu thanh khoản trong hoạt động. Vì vậy cần tăng cường nắm giữ các tài sản này để có thể nhanh chóng sử dụng nguồn tín dụng tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN khi có nhu cầu.

- Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

Các ngân hàng cần phải định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hoá của các nguồn vốn. Việc xâydựng các mối quan hệ vững mạnh với những nhà cung cấp vốn then chốt (Các đối tác, các NH đại lý, các khách hàng lớn, hệ thống thanh toán) sẽ cung cấp một tấm đệm thanh khoản khi NH gặp khó khăn về thanh khoản và hình thành nên một phần không thể thiếu trong chính sách quản lý thanh khoản.

- Xây dựng chiến lược thanh khoản dự phòng

Các ngân hàng thương mại cần xây dựng chiến lược thanh khoản dự phòng trong ngắn hạn và trong trung và dài hạn. Chiến lược dự phòng được sử dụng không chỉ trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, thời vụ, thiếu hụt khẩn cấp, mà còn phải tính đến trường hợp khủng hoảng thanh khoản trong các ngân hàng. Các giảipháp sau có thể thực hiện, tùy vào hoàn cảnh cụ thể để có thứ tự ưu tiên sử dụng: Vay NHNN qua các nghiệp vụ thị trường mở, Vay liên ngân hàng sử dụng các hạn mức tín chấp, Phát hành các chứng khoán nợ cho các đối tác chiến lược, Cơ cấu lại các tài sản Có, Xem xét việc vay thế chấp, cầm cố hoặc bán các tài sản Có có khả năng chuyển đổi thành tiền, Tăng vốn điều lệ bằng tiền mặt: có thể huy động từ các cổ đông hiện hữu hoặc các cổ đông mới có tiềm lực tài chính và Tái cơ cấu ngân hàng bằng cách mua bán, sáp nhập.

- Công bố thông tin minh bạch, chính xác, ổn định lòng tin khách hàng

Thời gian vừa qua, một số ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng khả năng chi trả khi khách hàng có nhu cầu. Nguyên nhân gây ra những sự việc đó một phần là do đa số khách hàng không tin tưởng vào nguồn lực tài chính của ngânhàng dẫn đến việc rút vốn hàng loạt do khách hàng lo ngại rủi ro xảy ra. Việc công bốthông tin không nhất quán, thiếu chính xác là một yếu tố quan trọng khiến cho ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản do lòng tin của khách hàng sụt giảm. Do đó, ngân hàng cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm công bố thông tin rộng rãi đến các khách hàng. Việc thông tin tài chính của ngân hàng được công khai minh bạch sẽ ổn định được lòng tin khách hàng, tránh được những thông tin không tốt gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng trên thị trường, hạn chế được hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt. Bên cạnh đó, công bố thông tin rộng rãi đến người dân nhằm giúp quảng bá thương hiệu của ngân hàng đến với mọi người, thu hút đa dạng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng: rà soát và đánh giá lại thực lực nguồn nhân lực một cách đúng đắn chi tiết từ cán bộ quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại để có cách thức đào tạo phù hợp.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu thực tiễn là vấn đề quan trọng và là yếu tố không thể thiếu được. Trước hết, nhân viên làm việc trong bộ phận quản trị thanh khoản phải là những người am hiểu nền tảng lý thuyết của vấn đề quản trị thanh khoản, và nên là những nhà quản trị giàu kinh nghiệm để hiểu rõ các số liệu liên quan tới cơ cấu tài sản-nguồn vốn tại ngân hàng. Nhân viên của bộ phận này cần được đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô thông qua các khóa đào tạo.

Các ngân hàng nên mời các chuyên viên có kinh nghiệm trong ngành để học viên có thể trang bị các kinh nghiệm thực tế về việc áp dụng quy trình quản trị rủi

ro thanh khoản ở các ngân hàng trong nước. Ngoài ra, hoạt động đào tạo kĩ năng về quảntrị thanh khoản tại Việt Nam còn chưa được phát triển nên đội ngũ cán bộ của ngân hàng nên được tham gia các khóa đào tạo tại các quốc gia có nền tài chính phát triển, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã đi vào chiều sâu, để tăng cường học hỏi kinh nghiệm, rút ra những bài học quý giá để áp dụng vào mô hình quản trị rủi ro tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 86 - 89)