Thực trạng trạng thái thanhkhoản tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 59 - 63)

Nghiên cứu thanh khoản hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2006 -2017, có thể thấy, về cơ bản được đảm bảo an toàn. Trong giai đoạn này, tình trạng khủng hoảng thanh khoản diện rộng không xảy ra. Song cũng có NH đôi lúc còn căng thẳng thanh khoản và những khó khăn thanh khoản cục bộ đối với một số NHTM. Những trường hợp căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM có thể được nhận biết thông qua biến động lãi suất trên thị trường.

Hình 4.1 Diễn biến lãi suất VND ở Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

- Thanh khoản NHTM có biểu hiện căng thẳng tại tháng 12/2009 khi lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm. Tỷ lệ vốn thanh khoản/tiền gửi huy động từ nền kinh tế tháng 12/2009 giảm ở tất cả các nhóm NHTM so với cuối năm 2008. Trong đó: Nhóm NHTM nhà nước giảm từ 34,5% xuống 25,8%; Nhóm NHTM cổ phần giảm từ 47,2% xuống 43,4%; Nhóm NH liên doanh và NH nước ngoài giảm từ 65,3% xuống 60,8%.

Bảng 4.1 Tỷ lệ vốn thanh khoản/tiền gửi huy động của các nhóm NHTM tháng 12/2009

của các NHTM từ thị trường LNH tăng 65,8% so với cuối năm 2008. Riêng tháng 12/2009, huy động vốn trên thị trường LNH tăng đột biến (gần 21%) so với tháng 11/2009. Theo đó: Tỷ lệ huy động vốn từ thị trường LNH so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 21,6% năm 2008 lên 26%; Tỷ lệ chênh lệch (tổng dư nợ tín dụng - huy động vốn trên thị trường I) so với huy động vốn trên thị trường LNH tăng từ -25,3% năm 2008 lên 5,4% năm 2009. Lãi suất LNH qua đêm và 1 tuần tăng mạnh. Trong khi lãi suất thị trường mở và tái cấp vốn chỉ tăng 1% từ mức 7% lên 8%/năm vào tháng 12/2009 thì lãi suất LNH bình quân tăng từ mức trung bình 6%/năm ở các tháng trongnăm lên gần 11%/năm vào tháng 12 đối với kỳ hạn qua đêm, tăng từ 8%/năm lên 12%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần.

của toàn hệ thống TCTD tăng đáng kể từ mức 98,6% tháng 10/2010 lên mức 100,07% tháng 11/2010. Mặc dù đến thời điểm cuối năm 2010, tỷ lệ này đã giảm nhẹ xuốngcòn 99,1%. Nhưng ngay sau đó, vào tháng 1/2011, mức 100% lại tiếp tục bị vượt qua và duy trì đến tháng 5/2011. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tăng trưởng huy động vốn bằng VND liên tục diễn ra trong vòng 6 tháng kể từ tháng 10/2010. Thậm chí trong 3 tháng đầu năm 2011, số dư huy động vốnVND vào hệ thống NHTM liên tiếp giảm so với các tháng liền trước. Trên thị trường LNH, mức lãi suất qua đêm tăng liên tục. Mặc dù, trước đó, lãi suất đang duy trì xu hướng giảm từ đầu năm 2010 thì xu hướng ngược lại đã được xác lập từ tháng 7 đến cuối năm. Từ tháng 7/2010 đến tháng 10/2010, mức tăng bình quân tháng của mặt bằng lãi suất LNH liên tục là từ 0,1- 0,5%/năm. Đến tháng 11/2010, chỉ trong vòng 1 tháng, mức lãi suất đã tăng cao đột biến 2,8%/năm lên mức 10,3%/năm vào tháng 11/2010. Lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 12 tháng dao động xung quanh mức 13,3-13,5%/năm, cao hơn mức ổn định 7-11%/năm trong các tháng trước đó. Các NHTM tăng vay mượn trên thị trường LNH từ tháng 8/2010. Mức tăng mạnh nhất diễn ra vào tháng 10/2010 với mức tăng theo tháng đạt 19,3%. Sự gia tăng lãi suất này chính là nguyên nhân giúp cho tỷ lệ dư nợ/huy động vốn của các NHTM có dấu hiện sụt giảm nhẹ vào cuối năm. Bởi vì, số dư huy động vốn VND của các NHTM từ thị trường LNH trong 11 tháng đầu năm tăng khá so với cuối năm 2009, đạt 14,34%. Tỷ lệ vốn huy động từ thị trường LNH/tổng vốn huy động tăng từ mức phổ biến 14% trong 7 tháng liền trước lên mức 17,1% tháng 11/2010 và tăng lên mức cao nhất 21,03% vào tháng 1/2011.

Kết quả, một số ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản cục bộ: NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) và NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank, FCB) lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên đã gặp khó khăn về thanh khoản; đến khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, ba ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời. Hay trường hợp của NHTMCP Á Châu (ACB) gặp khó khăn thanh khoản vào ngày 21/8/2012 do ảnh hưởng của uy tín ban lãnh đạo ngân hàng (hoàn toàn không liên quan đến hoạt động của NHTM).

Hình 4.2 Lãi suất và lạm phát ở Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Trong giai đoạn 2009 -2019, thì năm 2011 - 2012, mức lãi suất huy động cao nhất, đạt 14-17%/năm, đó là do những năm này lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường do mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa. Lãi suất caolà kết quả của lạm phát cao và việc thắt chặt tiền tệ của NHNN. Khi lãi suất cao, những hoạt động kinh doanh thông thường với suất sinh lợi kèm với rủi ro vừa phải không thể đi vay được vì suất sinh lợi không bù đắp được chi phí lãi vay (chỉ những khoản đi vay có rủi ro cao kèm với suất sinh lợi cao mới có thể vay được). Hơn thế, đối với những người đi vay, do lãi suất cao, để có thể bù đắp được chi phí lãi vay nên người ta có xu hướng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh rủi ro cao hơn để mong có được một suất sinh lợi tương ứng. Dan đến trong giai đoạn này, hầu hết các khoảnvay đều là những khoản vay có rủi ro hay không trả được nợ cao. Hậu quả là nợ xấu ngân hàng cao và đến một lúc nào đó các ngân hàng có thể mất thanh khoản kéo theo toàn hệ thống sụp đổ do hiệu ứng dây chuyền.

trung bình nhất nhất chuẩn

Nói chung, nguyên nhân gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM trong thời gian qua là do nhiều yếu tố, từ điều kiện khách quan đến các yếu tố chủ quan của NHTM. Điều kiện khách quan có thể kể đến là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các yếu tố chủ quan của hệ thống khi các NHTM không đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo an toàn thanh khoản của NHNN đưa ra cũng như vấn đề về xử lý khủng hoảng thông tin liên quan đến uy tín, ảnh hưởng của Ban Lãnh đạo ngân hàng.

Đối với trường hợp khó khăn thanh khoản cục bộ, hai trường hợp đã xảy ra và đều được xử lý tích cực với sự hỗ trợ từ NHNN; năm 2011, NHNN chính thức công bố thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại: SCB, TNB, FCB; đồng thời Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định làm đại diện cho phần vốn nhà nước trong ba ngân hàng và tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất. Kết quả, sự tham gia của BIDV sẽ đảm bảo các ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và giữ nguyên quyền lợi của các cổ đông hiện hữu.Trong trường hợp của ngân hàng ACB: Trong ba ngày cao điểm từ 21-23/8, NHNN sử dụng nhiều cách thức trấn an khách hàng, ổn định tình hinh; thậm chí, phải can thiệp bằng phát biểu của Thống đốc trên sóng truyền hình vào tối 21/8. Sau đó, NHNN triệu tập lãnh đạo của các NHTM khác trong hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống có thể thấy các vấn đề về thanh khoản của hệ thống NHTM đã luôn được NHNN hết sức quan tâm và điều hành sát sao.

4.2 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 59 - 63)