Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 43)

Từ kết quả nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu của Vodova (2013), Moussa (2015) và kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học trong nước (Trương Quang Thông & Phạm Minh Tiến, 2014; Nguyễn Hoàng Phong & Phan Thị Thu Hà, 2017; Nguyễn Hải Long, 2017); Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tổng thể có dạng như sau:

LIQ = f (CAP, LDR, SIZE, ROE, GDP, M2, CPI) Trong đó:

biến Tên biến Nguồn

Biến phụ thuộc

LIQ

Trạng thái thanh khoản = Tài sản thanh khoản/tổng tài sản Vodova (2013); Aspachs và ctg (2005); Tseganesh (2012); Moussa (2015) Biến độc lập_________________________________________________________ CAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016); Trương Quang Thông & Phạm Minh Tiến (2014); Moussa (2015); Vodova ______________(2013); Delechat (2012)______________ LDR Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách

Moussa (2015), Đặng Văn Dân (2015), Nguyễn Hải Long (2017), Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu

Hà (2017) SIZE Quy mô ngânhàng

Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu Hà (2017); Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016); Đặng Văn Dân (2015);

Trương Quang Thông & Phạm Minh Tiến (2014); ___________Vodova (2013); Deléchat (2012)___________ ROE Tỷ suất sinhlợi trên vốn

chủ sở hữu Moussa (2015); Vodova (2013) GDP Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Nguyễn Hải Long (2017); Nguyễn Hoàng Phong và Phan Thị Thu Hà (2017); Trương Quang Thông & Phạm Minh Tiến (2014); Moussa (2015); Vodova. P

(2011)

M2 Cung tiền _________M.Lucchetta (2007); W.Moore (2009)_________ CPI Chỉ số lạmphát Phạm Minh Tiến (2014); Moussa (2015); Vodova. PNguyễn Hải Long (2017); Trương Quang Thông &

_____________________(2011)_____________________ CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tổng tài sản;

LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng SIZE: Biến đại diện cho quy mô của NHTM

ROE: Tỷ suất sinh lợi/V ốn chủ sở hữu (Biến đại diện cho khả năng sinh lời của NHTM).

GDP: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội M2: Tăng trưởng cung tiền

CPI: Chỉ số lạm phát

Bảng 3.2 Đề xuất các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

Biến số phụ thuộc:

LIQ: Biến đại diện cho thanh khoản của NHTM, đo lường bằng tỷ lệ tài

Aspachs và ctg, 2005; Tseganesh 2012; Moussa, 2015). Trong đó, tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt và chứng khoán kinh doanh ngắn hạn; trong đó tiền mặt được định nghĩa là các khoản dự trữ tiền mặt có sẵn và tất cả các khoản tiền gửi đến hạn được kýgửi tại Ngân hàng Trung Ương và các ngân hàng khác (Duttweiler, 2011).

Biến số độc lập và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trước và những quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM là nhóm quy định thường xuyên được cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/11/2014;

- Thông tư số 06/2016/TT-NHNN của NHNN ngày 25/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN;

- Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014;

- Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ngày 21/8/2019;

- Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 thay thế các thông tư trên và hiện tại đang có hiệu lực là Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019).

Những quy định tại các văn bản này mặc dù còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế, song đã phần nào đáp ứng được yêu cầu giám sát,

quản lý của NHNN và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Một cách khái quát, tác giả đề xuất đưa vào mô hình các biến độc lập có khả năng tác động đến rủi ro thanh khoản như sau:

Biến CAP: đại diện Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.

Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản.

CAP =Vốn chủ Tổng tài sản sở him

Đây có thể xem như biến thay thế cho tỉ lệ an toàn vốn của Basel (Capital Adequacy Ratio -CAR), trong khuôn khổ của các quy định an toàn vốn (Vodoval, 2013). Tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của biến CAP đối với thanh khoản có kết quả khác nhau như: Thakor (1996), Bunda (2003), Rupullo (2003), Gorton & Huang (2004), Indriani (2004), Aspachs et al (2005), Inoca Munteanu (2012), Chikoko Laurine (2013), Gorton & Winton (2017) đều cho thấy vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với thanh khoản. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của các tác giả Bonfim & Kim (2009), Vodova. P (2013) lại cho thấy vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ ngược chiều với thanh khoản của ngân hàng. Đối với NHTMVN, do quy mô vốn chủ sở hữu vẫn còn thấp so với ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên khi hội nhập thì vốn chủ sở hữu đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo năng lực tài chính của ngân hàng. Từ lập luận và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ có mối tương quan dương với trạng thái thanh khoản của các ngân hàng.

Giả thuyết Hl: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có quan hệ thuận chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

Biến LDR: Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng LDR = Tiền gửi khách hàngTỷ lệ dư nợ cho vay

Khi duy trì ở mức phù hợp có thể gia tăng mức hiệu quả hoạt động của các NHTM nhưng khi tỷ lệ này quá cao làm gia tăng áp lực huy động các nguồn vốn chi phí cao lại làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM. Khi tăng trưởng dư nợ quá nóng, dễ dẫn đến tăng nợ xấu. Các ngân hàng không có xu hướng tìm cách đem lại hiệu quả nhất bởi vì các ngân hàng không tối ưu hóa các quyết định danh mục đầu tư của họ bằng cách cho vay ít hơn yêu cầu (Barr và ctg, 1994). Số lượng các khoản vay không tốt có tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng (Muriithi,2014; Tseganesh, 2012; Delechatvà ctg, 2012). Giả thuyết nghiên cứu đưa ra tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều tới thanh khoản ngân hàng.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng quan hệ ngược chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

Biến SIZE: đại diện cho quy mô của NHTM

Tác giả sẽ sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản để đo lường quy mô ngân hàng để tìm mối quan hệ phi tuyến tính của tổng tài sản đối với tài sản thanh khoản nắm giữ, và từ đó là rủi ro thanh khoản (Dinger, 2009). Quy mô tổng tài sản là nhân tố rất quan trọng đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng vì ảnh hưởng đến chi phí và trạng thái thanh khoản sẵn có. Ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽ ít gắp rủi ro thanh khoản hơn. Ngân hàng lớn có thể dựa vào thị trường liên ngân hàng, hay từ hỗ trợ thanh khoản từ phía người cho vay cuối cùng (Vodava1, 2013). Kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô có tác động cùng chiều với thanh khoản (O. Aspachs et al, 2005), (Chikoko Laurine, 2013). Tuy nhiên, một số nghiên cứu có kết quả ngược lại, quy mô tác động ngược chiều đến thanh khoản (Bunda & Desquilbet, 2008), (Doriana Cucinelli, 2013), (Vodová. P, 2013). Từ những lý thuyết, lập luận và kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở trên tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan thuận chiều giữa quy mô tài sản và thanh khoản của ngân hàng.

Giả thuyết H3: Quy mô của NH có quan hệ cùng chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

Khả năng thanh khoản của ngân hàng được đánh giá qua nhiều yếu tố, trong đó, được sử dụng nhiều nhất là ROA, ROE (Iatridis, 2010). Nếu như ROA đánh giá mức sinh lời từ việc đầu tư tài sản mà ngân hàng có thì ROE lại xem xét đến khả năngtạo lợi nhuận từ một đồng vốn mà chủ ngân hàng bỏ ra.

ROE = Tõng võn chủ sở hữuLợi nhuận sau thuẽ

Hệ số phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh truyền thống, tức là chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động vốn. Do vậy, ngân hàng càng nắm giữ nhiều tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng thấp và ngược lại (Aspachs et al, 2005). Bên cạnh đó theo lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản chứng minh rằng việc nắm giữ tiền mặt (để đảm bảo thanh khoản) một phần là do động cơ giao dịch và do đó ngân hàng mất đi cơ hội sinh lời để đổi lấy sự an toàn thanh khoản. Tuy nhiên, khi lãi suất cho vay tăng cao thì các ngân hàng có xu hướng giữ ít tiền hơn mà sử dụng chúng để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Đối với NHTMVN, lợi nhuận chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng, tứclà lợi nhuận được tạo ra từ chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động vốn, do vậy lợi nhuận càng cao cũng có nghĩa là ngân hàng dự trữ tài sản thanh khoản thấp. Từ lý thuyết, những lập luận và kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở trên tác giả đưa giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu và thanh khoản của ngân hàng.

Giả thuyết H4: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

Biến GDP: đại diện cho Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Mối quan hệ giữa GDP và thanh khoản của ngân hàng được xem xét trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái thì ngân hàng sẽ giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn khi cho rằng cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Ngược lại, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh, ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ tàisản thanh khoản để có thể cho vay nhiều hơn, trong khi huy động có thể giảm sút do dân chúng thường đầu tư vào lĩnh vực khác và được kỳ vọng có tỷ suất

sinh lời cao hơn so với gửi tiền ngân hàng (Chung-Hua Shen et al, 2009). Kết quả nghiên cứu của Dinger. V (2009) cũng cho thấy trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngân hàng nắm giữ ít tài sản thanh khoản, kết quả này được giải thích: thứ nhất là thực tế các cú sốc thanhkhoản ít xảy ra trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế; thứ hai, trong thời kỳ nền kinh tế vững mạnh nhu cầu vay vốn cao hơn do đó chi phí cơ hội để nắm giữ tài sản thanh khoản sẽ cao hơn. Tuy nhiên, một số lập khác lại cho rằng trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, nguồn lực tài chính ngân hàng dồi dào hơn và khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ (trong đó có các khoản vay ngân hàng) tốt hơn, từ đó làm gia tăng nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng. Từ những lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở trên tác giả đưa giả thuyết về mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và thanh khoản ngân hàng.

Giả thuyết H5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có quan hệ cùng chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

Biến M2: đại diện cho tăng trưởng cung tiền.

Theo Friedman (1963), tốc độ cung tiền phải tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế, một mức cung tiền quá mức sẽ là nguồn gốc gây ra lạm phát. Thay đổi cung tiền, qua các công cụ khác nhau của NHTW có thể tác động đến thanh khoản của NHTM. Trong bối cảnh khó khăn thanh khoản nhất của NHTM Việt Nam vào những năm 2008-2011, một số ý kiến cho rằng, cung thanh khoản của các ngân hàng gặp nhiều hạn chế do khả năng cung thanh khoản thực sự của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam còn khá hạn hẹp. Trong khi đó, các ý kiến khác cho rằng mấu chốt của vấn đề thanh khoản chịu tác động rất lớn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Chính phủ, đặc biệt là từ năm 2007 đến năm 2012, chẳng hạn, nới lỏng tiền tệ nhưng lại tập trung quá nhiều vào đầu tư và chi tiêu cho khu vực công đã gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của M. Lucchetta (2007), W. Moore (2009) cho thấy một chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gia tăng thanh khoản cho ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả đưa ra giả thuyết về mối

tương quan thuận giữa cung tiền M2 và thanh khoản của ngân hàng.

Giả thuyết H6: Cung tiền M2 có quan hệ cùng chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

CPI: Chỉ số lạm phát

Mối quan hệ giữa lạm phát và thanh khoản ngân hàng là một chủ đề còn khá nhiều tranh luận. Perry (1992) cho rằng quan hệ giữa thanh khoản và hiệu năng ngân hàng tùy thuộc vào mức độ kỳ vọng lạm phát. Nếu lạm phát được kỳ vọng hoàn toàn, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để gia tăng thu nhập lãi nhanh hơn so với mức độgia tăng của chi phí lãi. Ngân hàng, do đó có thể gia tăng các khoản cho vay, trong khi do áp lực cạnh tranh, các hoạt động huy động vốn có thể sụt giảm, do đó làm giảm thanh khoản. Những kết quả nghiên cứu của Inoca Munteanu (2012) cho thấy lạm phát có tác động ngược chiều với thanh khoản. Trong khi các nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Chikoko Laurine (2013) cho kết quả lạm phát lại tác động cùng chiều với thanh khoản và nghiên cứu của Doriana Cucinelli (2013) cho thấy lạm phát không ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Lạm phát xảy ra ngoài dự kiến sẽ tạo nên biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội (lãi suất danh nghĩa tăng, ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư), từ đó ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế. Từ lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và thanh khoản của ngân hàng.

Giả thuyết H7: Lạm phát ngược chiều với thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4 Phân tích dữ liệu

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. Mô hình hồi quy những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam được thiết lập để

kiểm định dữ liệu thu thập.

Nghiên cứu được tiến hành qua các bước như sau: Bước 1: Thống kê mô tả

Thống kê mô tả một số giá trị tiêu biểu của các biến số định lượng như: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, để sử dụng mô tả và phân tích dữ liệu tổng quát, từ đó làm cơ sở phân tích trong nghiên cứu.

Bước 2: Phân tích ma trận hệ số tương quan

Để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và độc lập. Nghiên cứu sử dụng ma trận hệ số tương quan giữa các cập biến số.

Bước 3: Sử dụng ước lượng hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Các phương pháp ước lượng được sử dụng:

- Ước lượng mô hình OLS

- Ước lượng mô hình Random effects - Ước lượng mô hình Fixed effects

Đồng thời, sử dụng các kiểm định của Breusch-Pagan (1980), Hausman (1978) và Likelihood Ratio để lựa chọn mô hình phù hợp giữa cặp mô hình ước

Một phần của tài liệu 2467_012815 (Trang 43)