Phân tích và hoạch định tàichính

Một phần của tài liệu 1956_003837 (Trang 30)

Phân tích tình hình tài chính là công cụ hỗ trợ chủ yếu cho kiểm soát tài chính cũng nhu hoạch định tài chính và quá trình tổ chức thực hiện các quyết định tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống các chỉ số tài chính cho phép nhà quản lý tài chính đánh giá đuợc điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính cũng nhu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có thể đua ra các quyết định đúng đắng để xây dựng một kế hoạch tài chính phù hợp đảm bảo mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất. Trong đó các tỷ số tài chính quan trọng trong việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Số vốn chủ sở Số vốn chủ sở

, + '

hữu đầu kỳ hữu cuối kỳ

hữu bình quân 2

Tỷ số thanh toán: chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chia làm chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh.

Chỉ số thanh toán hiện hành là chỉ số đo lường khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

, Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh

toán hiện hành x ___' 1

Nợngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nào. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ

rp.A ι Đầu tư Tiền +

Chỉ số thanh ngắn hạn

toán nhanh = HT-. ...ỉ.. 1....

Nợ ngắn hạn

càng cao và ngược lại.

Hệ số khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Trong đó, tổng tài sản bình quân đuợc tính nhu sau:

Tổng tài sản

bình quân Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm

2

Số liệu đuợc lấy trong bảng cân đối kế toán, vì lợi nhuận truớc thuế và lãi vay là kết quả của một năm kinh doanh nên để tính ROA phải tính bằng tổng tài sản bình quân mà không thể lấy tài sản tại một thời điểm đuợc.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết đuợc một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tu vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và nguợc lại.

Khả năng sinh lời của vốn chủ

sở hữu

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình auân

Trong quá trình phân tích tài chính ta thường tập trung vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài chính từng thành phần như tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các tỷ suất sử dụng nguồn vốn tài sản.

Sau khi phân tích tình hình tài chính, các nhà quản lý tài chính cần phải lập kế hoạch tài chính cho tương lai cũng như định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Lập kế hoạch tài chính giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định tốt nhất. Hoạch định tài chính là quá trình phát triển các kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch của doanh nghiệp đề ra mục tiêu cụ thể và các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đó. Trong khi đó, hoạch định tài chính sẽ thông qua hệ thống ngân sách với đơn vị chung là tiền tệ làm cụ thể hóa và dễ dàng tổng hợp việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của công ty cổ phần

1.3.1 Nhân tố vĩ mô

Pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước: Là hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường điều hành cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ta dễ nhận thấy rằng, nếu như các chính sách của Nhà nước hợp lý, mang tính tích cực cởi mở sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ ràng hơn trong việc kinh doanh, nền kinh tế sẽ ổn định. Ngược lại, khi đường lối chính sách của Nhà nước thay đổi không hợp lý hoặc có những sự mất ổn định trong đời sống chính trị, các doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn đối với sản xuất tiêu thụ sản phẩm, và vì vậy cũng ảnh hưởng tới quản lý tài chính của doanh nghiệp. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.

17

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Là tác động của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái,... đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản.

Sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ: Sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Nền kinh tế nước ta đang là nền kinh tế thị trường. Toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Chúng ta hiện đã là thành viên của ASEAN, AFTA, APEC, WTO,.... Đã đến lúc các công ty nhà nước kinh doanh BĐS phải thực hiện sự đổi mới và cải cách mạnh mẽ trước khi các doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh, thích ứng được với các điều kiện kinh doanh mang tính quốc tế, ngay từ bây giờ hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý tài chính nói riêng và công tác quản lý nói chung là bước đi cần thiết đầu trong tiến trình đổi mới và hội nhập.

1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết.

Nhà cung ứng: Neu quá trình tiêu thụ hàng hóa đuợc coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp thì quá trình mua các yếu tố đầu vào là cơ sở cho sự tồn tại và ổn định của doanh nghiệp. Trong điều kiện môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp muốn đứng vững mở rộng thị truờng thì phải đáp ứng hàng hóa và dịch vụ đầu đủ số luợng, đảm bảo chất luợng, kịp về thời gian. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có nguồn đầu vào ổn định, hợp lý từ các nhà cung ứng. Để không bị rơi vào tình trạng bất hợp lý, lúc thì dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng, lúc thì thiếu nguồn hàng, nguồn vốn khan hiếm, doanh nghiệp phải nghiên cứu phân tích quá trình quản lý mua hàng và dự trữ sao cho hiệu quả, giảm thiếu những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Khách hàng của doanh nghiệp: Khách hàng của doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố có ảnh huởng lớn đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn bán đuợc hàng hóa, dịch vụ để thu đuợc lợi nhuận thì doanh nghiệp phải lấy khách hàng là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp huớng tới. Tuy nhiên, khách hàng của doanh nghiệp rất đa dạng, mỗi nhóm khách hàng lại có những đòi hỏi riêng, yêu cầu riêng, nhung doanh nghiệp không thể đáp ứng hết tất cả các đòi hỏi này của khách hàng trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Chính vì vậy, ra quyết định đầu tu đúng đắn là nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng nhu đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

1.3.3 Nhân tố thuộc về công ty cổ phần

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh: Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh huởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn có tiềm năng phát triển, có thế mạnh trong thị truờng thì vấn đề năng lực tài chính hết sức quan trọng, muốn vậy doanh nghiệp phải có các chỉ tiêu:

Nguồn vốn: Quản lý vốn, huy động đủ vốn, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu kinh doanh; đảm bảo quyền kiểm soát của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông sáng lập; đạt

19

hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn cao, nhất là khi tối đa hoá giá cổ phiếu. Để đạt các mục tiêu kinh tế đề ra, công ty phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có cũng nhu bảo toàn và phát triển vốn.

Tài sản: Toàn bộ tiền vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác thuộc quyền quản lý, sử dụng của công ty đuợc sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực là nhóm nhân tố cũng vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên dồi dào, yêu nghề tâm huyết với nghề. Mặt khác phải tuân thủ và chấp hành các chế độ quản lý của Nhà nuớc, của đơn vị. Để đáp ứng đuợc các yêu cầu công việc.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của doanh nghiệp: Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của doanh nghiệp tinh gọn, có năng lực trình độ về chuyên môn, có đủ đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề. Từ việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo sẽ có các quyết định tài chính, quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn, thực hiện đuợc mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận.

Trình độ, năng lực quản lý doanh nghiệp: Con nguời là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản là nhân tố có ảnh huởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó nó có ảnh huởng đến chất luợng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý doanh nghiệp nói chung cũng nhu công tác quản lý tài chính nói riêng.

1.4 Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan

1.4.1 Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan

Trong bối cảnh kinh doanh theo cơ chế thị truờng, quá trình sàng lọc và cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là tất yếu xảy ra. Để cơ chỗ đứng trong thị truờng, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lợi nhuận là tốt nhung việc quản lý tài chính trong doanh nghiệp mới là điều cần thiết hơn cả. Chính vì thế, ngày nay tất cả các doanh nghiệp đều

phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệpcủa mình. Quản lý tốt tài chính là chìa khóa dẫn đến sự tồn tại và phát triển công ty. Cũng chính sự sống còn của doanh nghiệp mà tài chính doanh nghiệp rất đuợc quan tâm và đuợc chú trọng nghiên cứu bởi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, duới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:

Nguyễn Khánh Toàn (2008), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cuờng quản lý tài chính tại Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc”, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Truờng Đại học Xây dựng, Hà Nội. Luận văn trình bày lý thuyết chung, nhiều công trình nghiên cứu đối với doanh nhiệp có quy mô lớn là các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên bài nghiên cứu có rất ít công trình nghiên cứu đối với doanh nghiệp là thành viên của các tập đoàn, tổng công ty. Do vậy luận văn trên chua chỉ ra đuợc các giải pháp đối với các doanh nghiệp với mô hình vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó bài nghiên cứu “Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính tài chính trong tập đoàn kinh doanh” đã đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nuớc (Phạm Quang Trung, 2003). Hay công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2014), “Quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà nội”. Công trình này đã nghiên cứu công tác quản lý tài chính, mô tả mức độ ảnh huởng của từng nhân tố ảnh huởng đến kết quả quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn Hà Nội. Tiếp đó bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2012), “Hoàn thiện quản lý tài chính tại công ty TNHH thuơng mại và sản xuất Ngọc Diệp”. Bài nghiên cứu đua ra nhận định quản lý tài chính là việc lựa chọn và đua ra các quyết định tài chính, thực hiện quyết định đó nhằm đạt đuợc mục tiêu hoạt động tài chính và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Công trình nghiên cứu nội dung quản lý tài chính bao gồm quản lý nguồn vốn, quản lý tài sản và quản lý chi phí để góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truờng.

21

1.4.2 Thảo luận các nghiên cứu trước và khoảng trống của luận văn

Từ các công trình nghiên cứu trên ta có thể nhận định công tác quản lý tài chính rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó công tác quản lý tài chính là lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính nhằm phân bổ nguồn tiền giữa các dự án với mục đích sử dụng tối ưu hóa nguồn tiền đó để đem lại lợi ích lớn nhất. Tổng hợp các thông tin từ các bài nghiên cứu trước đó ta các nội dung cơ bản khỉ phân tích công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp. Tuy nhiên các bài nghiên cứu trên

Một phần của tài liệu 1956_003837 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w