Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1956_003837 (Trang 40)

CHƯƠNG 2 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đúng hướng và hoàn thành kế hoạch đã đề ra, tạo nền tảng cho toàn bộ nghiên cứu thực hiện. Để thực hiện một cách dễ dàng trong một định hướng có hệ thống và làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu, đề tài được áp dụng phương pháp nghiên cứu theo quy trình sau:

Ư Bước 1: Xác định mục đích nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên cứu Ư Bước 2: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu

Ư Bước 3: Trả lời câu hỏi nghiên cứu

Ư Bước 4: Xây dựng giải pháp tối ưu cho nghiên cứu

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính. Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là cơ sở chung cho mọi nhận thức trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp thống kê, mô tả nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng tình hình quản lý tài chính nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ

25

phần Đầu Tư Địa Oc Novaland, kết hợp phương pháp lịch sử nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các định hướng phù hợp.

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là thu thập tổng hợp, xử lý dữ liệu để mô tả và trình bày thông tin bằng bảng thống kê và đồ thị thống kê; tính toán các chỉ tiêu của kết quả nghiên cứu, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và hiểu được các hiện tượng nghiên cứu để đưa ra quyết định đúng đắn.

2.2.2 Phương pháp so sánh

Là việc xác định xu hướng, mức độ biến động hay những đặc trưng riêng có của chỉ tiêu nghiên cứu. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, không gian, thời gian và đơn vị đo lường; đồng thời phải theo mục đích nghiên cứu để xác định gốc so sánh.

Mức tăng/giảm Chỉ tiêu kỳ Chỉ tiêu kỳ

= -

của chỉ tiêu nghiên cứu gốc chỉ tiêu

Tỷ lệ Chỉ tiêu kỳ nghiên cứu - Chỉ tiêu kỳ

tăng/giảm của = gốc , ʌ ʌ Ấ

Chỉ tiêu kỳ gốc chỉ tiêu

2.3 Dữ liệu nghiên cứu

Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, cụ thể là bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính do phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Oc Novaland cung cấp và một số số liệu khác.

Ngoài ra đề tài còn được thực hiện dựa trên tổng hợp kiến thức đã học ở trường, trên sách báo, tạp chí kinh tế có liên quan.

2.4 Phương pháp phân tích số liệu

2.4.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu; từ đó đưa ra đánh giá chính xác. Trong nghiên cứu, phương pháp so sánh dùng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu tài chính qua các gai đoạn từ 2016 đến 2018, qua đó đưa ra kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh của công ty.

2.4.2 Phương pháp liên hệ, đối chiếu

Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần...

2.4.3 Phương pháp dự đoán

Phương pháp dự đoán được sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp, theo phương pháp này, chúng ta có thể sử dụng số liệu quá khứ, dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan cho tương lai.

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bài nghiên cứu đã dựa vào các phương pháp thống kê, mô tả rút ra được những điểm chính và lập nên khung cơ sở lý luận về quản lý tài chính. Đồng thời đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty tiến hành phân tích dựa vào các phương pháp so sánh, đối chiếu để tìm ra ưu điểm và nhược điểm của công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Oc Novaland trong giai đoạn 2016 đến 2018, từ đó đưa ra dự đoán cho tương lai để đề ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý tài chính tại công ty trong giai đoạn sắp tới. Nội dung này được trình bày trong chương tiếp theo thực trạng quản lý tài chính tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Novaland.

CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NOVALAND

3.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Novaland.

3.1.1 Thông tin chung về công ty

Ngày 18 tháng 09 năm 1992, thành lập Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, thức ăn gia súc và nguyên liệu dược.

Đến năm 2007, tập đoàn Novaland chia làm 2 lĩnh vực chính: xây dựng chuỗi giá trị cung cấp thực phẩm an toàn và kinh doanh BĐS. Vì vậy năm 2007, Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Novaland được tách ra và thành lập từ chương trình tái cấu trúc của tập đoàn. tập đoàn Novaland hoạt động chính trong lĩnh vực BĐS với mức VĐL ban đầu là 95,3 tỷ đồng. Sau đó vào năm 2009, tập đoàn Novaland chính thức khởi công Dự án khu dân cư phức hợp Sunrise City, Quận 7 đây là dư án lớn đầu tiên cũng như đem lại cơ hội và sự bắt đầu phát triển của công ty, với dự án này VĐL của công ty đã lên đến 1.200 tỷ đồng. Ngày 28 tháng 12 năm 2016 công ty chính thực niêm yếttrên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCMvà trở thành Top 10 trong các công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán với VĐL lên đến 5.962 tỷ đồng. Trên đà phát triển đó năm 2017 mã cổ phiếu của Novalnd được đặc cách đưa vào danh mục đầu tư của 2 quỹ ETF.

Ngành nghề kinh doanh: Novaland là một công ty đầu tư xây dựng bất động sản trong đó hoạt động chính của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Oc Novaland là:

V Lựa chọn dự án: Tiềm kiếm và nghiên cứu các dự án tìm năng, đánh giá rủi ro về tình trạng pháp lý của dự án. Thực hiện các thủ tục ban đầu liên quan đến dự án, ký kết hợp đồng đầu tư. Nghiên cứu đánh giá thị trường để đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án.

V Đầu tư phát triển dự án: Đại diện chủ đầu tư, chịu trách nhiệm điều hành dự án,

29

S Thi công xây dựng: lập ngân sách đầu thầu, cung ứng vật tu thiết bị cho dự án. Hoạch định và triển khai xây dựng, đảm bảo tiến độ, chất luợng công trình, chi phí, an toàn, vệ sinh môi truờng.

S Bàn giao: Hoàn tất thủ tục mua bán và bàn giao nhà cho khách hàng.

S Vận hành quản lý sau bàn giao: tổ chức quản lý tiếp nhận yêu cầu thắc mắc từ khách hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Quản lý vận hành các dự án nhà ở, khu dân cu, quản lý vận hành các tổ hợp nghỉ duỡng.

Năm 2018 tập đoàn có 1855 nhân viên, 64 công ty con và 5 công ty liên kết. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển công ty đã có những thành tựu đáng kể với vinh danh hơn 20 hạng mục giải thuởng uy tín trong nuớc và quốc tế, phát triển trên 35 dự án và 26.000 sản phẩm và trở thành Top 40 thuơng hiệu giá trị nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes bình chọn.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Công Ty Cổ Phần Đầu Tu Địa Oc Novaland có cấu trúc bộ máy quản lý của công ty gồm các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: Là những thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông giao. Do đặc điểm của công việc nên Ban kiểm soát phải là cổ đông, có trình độ am hiểu kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh của công ty, trong đó có ít nhất là 1 kiểm soát phải có nghiệp vụ tài chính kế toán tuy nhiên không làm việc tại phòng tài chính kế toán. Trong ban kiểm soát chia làm các tiểu ban kiểm soát của từng bộ phận quản lý công ty nhu hội đồng phát triển bền vững kiểm soát rủi ro, chính sách phát triển chịu trách nhiệm liên hệ các vấn đề

liên quan chính sách nhà nước và định hướng phát triển của công ty, kiểm toán nội bộ, nhân sự và lương thưởng kiểm tra hoạt động nội bộ công ty.

Ban giám đốc gồm có:

Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ máy quản lý.

Giám đốc công ty: Giám đốc công ty là người giúp việc cho tổng giám đốc công ty, theo dõi các hoạt động phong trào, quản lý từng bộ phận phòng ban.

Phòng nhân sự (khối nguồn nhân lực):Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ nhân sự theo luật và quy chế công ty; Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty; Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.

Phòng Đầu tư và phát triển: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư, quản lý hợp đồng kinh tế; công tác quyết toán hợp đồng kinh tế, công tác đấu thầu. Đồng thời, phòng đầu tư và xây dựng của công ty chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn.

Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công việc tính toán, ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh của đơn vị nhằm phản ánh, giám sát tình hình và kết quả hoạt động của công ty thông qua hoạt động kinh doanh. Phòng tài chính chịu trách nhiệm cân đối thu chi cũng như theo dõi hoạt động lãi lỗ của công ty và chịu trách nhiệm theo dõi thuế của công ty.

Khối thương mại: Chịu trách nhiệm hình ảnh của công ty và mối quan hệ khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung ứng và doanh nghiệp cạnh tranh với công ty.

31

Khối hoạt động: bộ phận này chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty, theo dõi tiến độ đầu tư xậy dựng các dự án bất động sản và hoạt động kinh doanh khác.

Khối quản lý và khai thác tài sản: Bộ phần này chịu trách nhiệm quản lý các dự án đã hoàn thành xây dựng của công ty và đưa vào vận hành. Ngoài ra phòng khai thác tài sản sẽ theo dõi quản lý tài sản của công ty và đưa vào vận hành một cách tốt nhất.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng/Giảm2017 / 2016 Tăng/Giảm2018 / 2017

Tài sản ngắn hạn 30.289 41.166 5.0981 10.877 9.815 Tài sản dài hạn 6.238 8.301 19.051 2.063 10.750 Tổng tài sản 36.527 49.467 69.912 12.940 20.445

Hình 3.1 Sơ đồ quản trị công ty

Nguồn: quản trị tập đoàn Novaland

3.2 Thực trạng quản lýtài chính tạiCông Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Novaland qua giai đoạn 2016-2018.

3.2.1 Tình hình quản lý tài sản 3.2.1.1 Quản lý tài sản ngắn hạn

Tập đoàn Novaland hiện là công ty BĐS lớn thứ 2 được niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản năm 2018 là 69.912 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2017 (49.967 tỷ đồng). Đồng thời ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tài sản của công ty tăng qua các năm, trong đó công ty có xu hướng giảm tài sản ngắn hạn và tăng tài sản dài hạn.

Bảng 3.1C0ng Ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Novaland qua giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Đầu Tư Địa ồc Novaland giai đoạn 2016-2018

Nhìn vào hình 3.2 ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2016 là 82,92% và năm 2017 là 83,22%, tuy nhiên năm 2018 lại giảm còn 72.92% cho thấy sự có gắng quản lý thay đổi cơ cấu tài sản của công ty và hiệu quả qua năm 2018. Tuy tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty đang thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn khá cao sơ với chỉ tiêu ngành. Trong đó chủ yếu là giảm các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác; hàng tồn kho và tiền tăng lên.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng/Giảm 2017 / 2016

Tăng/Giảm 2018 / 2017

Tiền mặt 679 1.720 1.259 1.041 (461

Tiền gửi ngân

hàng 807.537 1.196.391 7.594.458 388.854 6.398.067 Các khoản tương

đương tiền 2.528.754 5.452.050 4.731.225 2.923.296 (720.825) Tổng 3.336.970 6.650.161 12.326.942 3.313.191 5.676.781

■ Tài sản ngắn hạn ■ Tài sản dài hạn

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ trọng tài sản của Công Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Novaland qua giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Đầu Tư Địa ồc Novaland qua giai đoạn 2016-2018

Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn (phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu về cho vay ngắn hạn, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, phải thu ngắn hạn khác), hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu từ nhà nươc,..).

Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng tiền đang chuyển, tiền gửi không kỳ hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thời gian đáo hạn ban đầu không quá 3 tháng.

Bảng 3. 2 Tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Đầu Tư Địa ồc Novaland giai đoạn 2016-2018

Tiền mặt của công ty được lưu giữ tại két tại các đơn vị. Tại mỗi đơn vị biên chế một cán bộ kiêm nhiệm công tác thủ quỹ và thực hiện thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi được duyệt. Riêng văn phòng công ty, văn phòng chi nhánh, thủ quỹ là một biên chế riêng tại Phòng Kế toán Tài chính. Qua số liệu báo cáo tài chính ta thấy tiền mặt dự trữ tại công ty tương đối thấp, năm 2017 là năm cao nhất đạt khoảng 1.720 triệu đồng tăng 153,3% so với năm 2016 nhưng sau đó số lượng tiền mặt tại công ty giảm dần đến năm 2018 chỉ còn khoảng1.259 triệu đồng. Mặt khác đối với tiền gửi ngân hàng của công ty lại tăng mạnh qua các năm, cao nhất là năm 2018 đạt hơn 7.594 tỷ đồng tương đương

Một phần của tài liệu 1956_003837 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w