7. Kết cấu của nghiên cứu
2.3 Quy trình thu thập số liệu
Bước 1: Bảng hỏi được sử dụng để thu nhập một số dữ liệu liên quan đến
kiến thức, nhận thức của giảng viên với việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa của chính họ, tất cả các câu hỏi chủ yếu nhắm tới các giảng viên Việt Nam, do khó khăn trong dịch bệnh nên việc liên hệ và xin sự đồng ý của các giáo viên nước ngoài cũng gặp khá nhiều khó khăn, mặc dù có một số bảng hỏi được phản hồi nhưng đa số đều chưa xin phép công bố nên nhóm tác giả chỉ dừng lại ở cấp độ quan sát chủ quan.
Các nhóm câu hỏi không đi sâu vào trình độ tiếng Anh hay kinh nghiệm giảng dạy do đã nắm được là các giảng viên đều có khoảng ít nhất 5 năm giảng dạy tại Đại Học Thương Mại. Nhóm câu hỏi thứ nhất tập trung vào kiến thức về kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, và mối quan tâm phát triển kỹ năng này. Nhóm câu hỏi thứ hai lại đi sâu tìm hiểu những khó khăn và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác nhau, cũng như định hướng của giảng viên về việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa cho bản thân giảng viên và cho sinh viên nhà trường.
Bước 2: Nhóm tác giả dựa trên kết quả ban đầu của bảng hỏi và tiến hành
quan sát giao tiếp của các giảng viên, và sinh viên, đặc biệt là giao tiếp liên văn hóa của giáo viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài, và giáo viên nước ngoài và sinh viên Việt Nam, để sau đó đưa ra một số nhận xét quan trọng liên quan tới tính cách và hiểu biết văn hóa của các bên.
Bước 3: Sau khi xem xết kết quả bảng hỏi và quan sát, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành phỏng vấn 10 giảng viên tự nguyện tham gia của khoa Tiếng Anh, trong đó có 4 giảng viên đến từ bộ môn Dịch, 4 thành viên đến từ bộ môn Lý Thuyết Tiếng và 2 giảng viên của bộ môn Thực Hành Tiếng. Các môn thầy/cô giảng dạy chủ yếu là môn nói và thuyết trình, môn giao tiếp, giao tiếp liên văn hóa, văn hóa Anh, Mỹ, môn thực hành dịch Anh-Việt, Việt-Anh, tiếng Anh kinh tế…, vì vậy các thầy cô đã có nhiều cơ hội cọ xát với các vấn đề văn hóa đa quốc gia, và cũng gặp một số khó khăn trong giao tiếp liên văn hóa, có nhu cầu chia sẻ.
Cụ thể các trường hợp phỏng vấn sâu bao gồm: 10 trong số 50 giảng viên đã tham gia phỏng vấn sâu để chia sẻ những khó khăn cụ thể và những kiến nghị của các giảng viên này cũng được quan tâm và trình bày trong báo cáo này nhằm xác định rõ nhất các bước xây dựng kỹ năng giao tiếp liên văn hóa một cách sâu sát và phù hợp nhất với nhu cầu của giảng viên. 10 giảng viên được phỏng vấn có kinh nghiệm công tác từ 11 năm trở lên, có nhiều năm giảng dạy các học phần văn hóa và giao tiếp, chỉ 1/10 giảng viên là nam, số giảng viên còn lại tham gia phỏng vấn sau là 9 nữ giảng viên khoa tiếng Anh.