Về phía nhà trường

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN văn hóa của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 54 - 55)

7. Kết cấu của nghiên cứu

3.2 Về phía nhà trường

Thứ nhất, nhà trường, khoa Tiếng Anh, các khoa có nhu cầu giúp giáo viên phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa có thể xây dựng chương trình, dự án nhỏ, tạo điều kiện cho giáo viên Việt Nam và nước ngoài có thể làm việc cùng nhau, có cơ hội giao tiếp và học hỏi lẫn nhau. Hiện tại, Khoa tiếng Anh và Viện Hợp tác quốc tế cùng kết hợp giảng dạy chương trình tiếng Anh cho sinh viên trên cơ sở kết hợp giáo viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam, tuy nhiên hai đơn vị vẫn cần có thêm sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa để tăng cường hiệu quả làm việc. Hai đơn vị có thể tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ chuyên môn và kết quả giảng dạy cho cả hai đối tượng giáo viên này cùng tham gia.

Thứ hai, ở quy mô lớn hơn, việc gửi giảng viên đi đào tào nước ngoài, hoặc các chương trình trao đổi cán bộ của nhà trường còn hạn chế. Việc tổ chức các hội thảo quốc tế cũng chưa có tần suất đều đặn, quy mô cũng khá nhỏ, các chủ đề hội thảo cũng có phổ hẹp, khiến cho các giảng viên chưa thực sự có cơ hội thường xuyên trình bày, giao lưu quốc tế. Trong tương lai, để có được nguồn nhân lực linh hoạt, đáp ứng nhu cầu chuyên môn, thì việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và tổ chức hội thảo cần được quan tâm nhiều hơn nữa, thiết thực và đều đặn hơn nữa để giảng viên, cán bộ, sinh viên được tham gia, để nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như là ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa.

Cuối cùng, các cựu học viên của các trường đại học nước ngoài, nay có chuyên môn tốt, làm quản lý, lãnh đạo, cần tận dụng năng lực giao tiếp của mình để giới thiệu, giúp đỡ các giảng viên khác có thêm cơ hội được thực hành trong các tình huống đa văn hóa thông qua nói chuyện, hoặc tham gia các khóa học, chương trình học có đối tác, hay giáo sư nước ngoài. Việc tận dụng mọi nguồn lực sẵn có, cộng thêm với động lực cá nhân mạnh mẽ, nhóm tác giả tin rằng, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp liên văn hóa của giảng viên Đại Học Thương mại sẽ được nâng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN văn hóa của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 54 - 55)