Công cụ thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN văn hóa của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu của nghiên cứu

2.2 Công cụ thu thập số liệu

2.2.1 Về bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình năng lực giao tiếp liên văn hóa của Quang, N. (2017). Phiếu gồm 13 câu hỏi trực tiếp liên quan tới việc nhận thức, tìm hiểu những cách xây dựng cũng như những khó khăn, định hướng của giảng viên Đại Học Thương Mại trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa. Vì phương pháp của nghiên cứu là phương pháp định tính nên các câu hỏi dù hầu hết là các câu hỏi đóng, nhưng lượng thông tin cho phép giảng viên có các câu trả lời linh hoạt và khá cụ thể. Do đó, lượng mẫu trả lời câu hỏi không nhiều, chỉ có 50 giảng

viên được cho rằng có tương tác hay giao tiếp liên văn hóa trong quá trình công tác tại trường.

2.2.2 Về câu hỏi phỏng vấn

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề. Phỏng vấn giúp đánh giá và lý giải thêm các dữ kiện thu nhận trong bảng điều tra mà tác giả chưa có điều kiện để hiểu rõ (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2012). Vì vậy, sau khi thu thập phiếu điều tra, trong số 50 giảng viên, 10 giảng viên sẵn sàng tham gia phỏng vấn sâu đều đến từ ba bộ môn Thực hành tiếng, Lý Thuyết Tiếng và bộ môn Dịch Tiếng Anh thuộc Khoa Tiếng Anh, có trên 10 năm giảng dạy và công tác tại trường. Số lượng giảng viên tham gia phỏng vấn đến từ bộ môn Lý thuyết tiếng và Dịch Tiếng Anh nhiều hơn bộ môn còn lại vì các giảng viên này phụ trách nhiều môn liên quan tới chiến lược giao tiếp, văn hóa Anh, Mỹ, giao thoa Văn Hóa và thực hành dịch thuật.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN văn hóa của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 35 - 36)