Kết quả câu hỏi phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN văn hóa của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 46 - 52)

7. Kết cấu của nghiên cứu

2.4.2 Kết quả câu hỏi phỏng vấn sâu

Ngoài ra, việc phỏng vấn sâu 10 giáo viên chuyên tiếng Anh ( Bảng 9) cho thấy một số kết quả nghiên cứu nổi bật:

Hình 9: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu

Từ nhận thức/kiến thức/thái độ đến việc tạo thành kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, vậy theo thầy/cô, kỹ năng liên văn hóa là gì, phẩm chất, thái độ quan trọng để giao tiếp liên văn hóa là gì

Đồng cảm/thấu cảm, Linh hoạt… Tôn trọng, chân thành, lạc quan, quan sát…

Trong các kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, kỹ năng nào là kỹ năng quan trọng nhất đối với giảng viên chuyên tiếng Anh/không chuyên tiếng Anh

Kĩ năng nội ngôn ( intralinguistic skills): Bao gồm các kỹ năng sử dụng các yếu tố ngôn từ-ngôn thanh

(verbal-vocal) ( khẩu ngữ) và ngôn từ- phi ngôn thanh ( verbal-nonvocal) ( bút ngữ)

Trong quá trình nghiên cứu/ thực hành giảng dạy, thầy/cô đã phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa của bản thân như thế nào

Thực hành giao tiếp với giáo viên/đối tác/sinh viên nước ngoài

Xem phim, quan sát các nhân vật

Trong quá trình nghiên cứu/ thực hành giảng dạy, thầy/cô đã phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên như thế nào

Tạo tình huống giao tiếp

Dựa vào nội dung bài học, dạy và lồng ghép hình ảnh, video có những kiến thức, hình thức giao tiếp của các nền văn hóa khác nhau

Thầy/cô gặp khó khăn gì và giải quyết như thế nào trước những tình huống thực tế sử dụng giao tiếp liên văn hóa ( trong giảng dạy sv nước ngoài/liên kết đào tạo/giao tiếp với giảng viên/giáo viên/nhà đào tạo đến từ những nền văn hóa khác với văn hóa bản địa)

Kĩ năng ngoại ngôn ( extralinguistic skills): Bao gồm các kỹ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn từ-phi ngôn thanh ( nonverbal-nonvocal) thuộc ngôn ngữ thân thể như nhãn giao, diện hiện, cử chỉ, tư thế, chuyển động thân thể, động chạm…, thuộc ngôn ngữ vật thể như phục sức, trang sức, phụ kiện, trang điểm…, và thuộc ngôn ngữ môi trường như địa điểm…và thuộc ngôn ngữ môi trường như địa điểm và thời gian giao tiếp, khoảng cách tham thoại…

Định hướng của thầy/cô đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa của bản thân như thế nào

Kĩ năng liên nhân, ( sử dụng, kết hợp các yếu tố thuộc kĩ năng kĩ thuật và thực hiện các chiến lược, phong cách và mục đích giao tiếp khác nhau(Khởi thoại tích cực, nói chuyện tích cực, khuyến khích, khen ngợi….)

Cơ hội tương tác còn hạn chế Nhà trường/đồng nghiệp…có thể hỗ

trợ điều gì để thầy/cô phát triển kỹ năng này

Tạo nhiều cơ hội tương tác, hợp tác quốc tế cho giảng viên nhà trường

Theo phân tích cụ thể, nhóm nghiên cứu thấy rằng 6/10 giảng viên nắm được khá đầy đủ các phẩm chất, thái độ và kỹ năng cần thiết để thực hiện giao

ngoại ngôn và kỹ năng liên nhân, hai kỹ năng này về bản chất phụ thuộc rất nhiều vào cơ hội tương tác thực tế, cũng như quá trình quan sát, tìm hiểu văn hóa lâu dài, cần được liên tục tích lũy.

“Tôi nghĩ rằng phẩm chất cần có trong giao tiếp liên văn hóa là cần phải có sự đồng cảm, thấu cảm đối với người giao tiếp, biết đặt vị trí của mình, nhận biết và ý thức về sự khác biệt trong văn hóa để có ứng xử phù hợp.”

“Trong giao tiếp liên văn hóa, chúng ta cần phải mềm dẻo và linh hoạt, nếu chúng ta dựa vào thói quen, những định kiến sẵn có, thì giao tiếp dễ dàng gặp phải thất bại. Đôi khi những thứ ta xem là nguyên tắc không thể vi phạm chỉ đơn thuần là sự đa dạng về tập quán và những quy luật khác nhau của hai hay nhiều nền văn hóa. Nếu chúng ta có thể điều chỉnh được một cách linh loạt, chúng ta có thể ứng biến và giải quyết được các xung đột do trong các tình huống thực tế.”

Các giảng viên có nhận thức rất tốt về vai trò của việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, và đa số đều có một số nhận định rằng để phát triển kỹ năng này phải xuất phát từ các phẩm chất đồng cảm, linh hoạt, với thái độ chân thành, khách quan. Ngoài ra các giảng viên cũng tin tưởng rằng nếu xây dựng kỹ năng trên nền tảng ngôn ngữ tốt, có ý thức thực hành giao tiếp với người nước ngoài, hiểu được cả vai trò của những kỹ năng ngoại ngôn (ví dụ phi ngôn từ)…và kỹ năng liên nhân, những kỹ năng này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức văn hóa nước ngoài cần được bổ sung hợp lý trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

“Thái độ tôn trọng, chân thành, có tinh thần học hỏi là những thái độ thể hiện sự thiện chí trong giao tiếp và hợp tác với các đối tác đến từ nền văn hóa khác. Dù khác biệt không thể dễ dàng giải quyết nhanh chóng, nhưng sự quan sát, ý thức trân trọng sự khác biệt là yếu tố quan trọng của một sự hợp tác lâu dài và hiệu quả, đó là kinh nghiệm thực tễ của tôi.”

“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan trong giao tiếp với đối tác nước ngoài dù họ tới từ quốc gia nào, bởi vì trong công việc, ai cũng

mong có kết quả tốt đẹp, tránh kì thị do sự thiếu hiểu biết, dẫn tới có những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng tới lợi ích chung.”

“Trong số các kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, tôi nghĩ rằng tôi chưa đủ tự tin với việc phát triển các mối quan hệ cá nhân với đối tác nước ngoài, dù năng lực ngoại ngữ được khẳng định”

“Nói về giao tiếp đa văn hoá thì những hiểu biết về kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ có vai trò quan trọng, nhưng tôi không chắc mình có đủ hiểu biết về những sự khác biệt về ngôn ngữ cơ thể hay cử chỉ, đặc biệt là khi chào hỏi, vì thế tôi thường có những e ngại lúc ban đầu khi tiếp xúc!”

Chia sẻ về quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, đa số giảng viên cho rằng trước tiên cần tự trau dồi kỹ năng kỹ thuật về ngôn ngữ thông qua việc xem phim, đọc sách về các vấn đề khác biệt văn hóa, tích cực tham gia giao tiếp với giáo viên, sinh viên nước ngoài trong môi trường sẵn có. Ngoài ra, việc tham gia và trình bày ở các diễn đàn, hội thảo, sự kiện quốc tế do nhà trường, ngoài trường tổ chức sẽ thúc đẩy kỹ năng này lên tầm cao mới.

“Tôi cho rằng chính giảng viên cũng cần phải không ngừng học hỏi sự thay đổi của các hành vi ngôn ngữ, từ kinh nghiệm cá nhân, tôi tự củng cố kỹ năng ngoại ngữ thường xuyên và đều đặn qua việc nghe nhìn từ phim ảnh, đó là nguồn văn hóa tổng hợp cả rất nhiều yếu tố văn hóa của các quốc gia, khu vực khác nhau”

“Tôi thường đọc tin tức và sách báo bằng tiếng Anh để cập nhật thông tin và nâng cao kỹ năng tiếng Anh thông qua việc đọc nhiều, trao đổi với sinh viên và giáo viên khác, đặc biệt là các vấn đề đang được thế giới quan tâm”

“Là giáo viên ở một trường đại học đa ngành, cơ hội để tôi tiếp xúc, giao lưu với sinh viên, đối tác nước ngoài cũng được tôi tận dụng để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của mình”

“Tôi thấy ngày càng nhiểu giảng viên tham gia các khóa đào tạo nước ngoài hay đi hội thảo quốc gia, quốc tế, qua đó thực hành thuyết trình, viết bài và

giao lưu bằng ngoại ngữ, đó là cơ hội tốt để nhìn ra thế giới, cũng là để học hỏi thêm, đồng thời trau dồi kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ. Tôi cũng có tham gia những hội thảo này và thấy rất có ích cho sự phát triển tư duy và kỹ năng ngoại ngữ của mình”

Song song với việc cải thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa cho bản thân, nhiều giảng viên nghĩ rằng nên giúp sinh viên nhận diện và nâng cao kỹ năng này thông qua nội dung, tình huống đa văn hóa trong chương trình, giao thêm các nhiệm vụ tìm tài liệu, trình bày các vấn đề khác biệt văn hóa để trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm cơ bản hay phong phú. Giáo viên cũng có thể lồng ghép việc dạy học và sử dụng video về các chủ đề văn hóa, hợp tác kinh tế, trao dổi quốc tế để cùng thảo luận, bàn bạc, cùng nhau phát triển các kỹ năng quan sát, học hỏi, giao tiếp liên văn hóa, từng bước bồi dưỡng phẩm chất, thái độ, kỹ năng giao tiếp, hiện thực hóa khả năng giao tiếp liên văn hóa.

“Trong việc giảng dạy, tôi ý thức được rằng 4 kỹ năng ngoại ngữ là cốt lõi cần thiết nhưng lại chưa đủ trong thời kỳ giao tiếp đa văn hóa ngày càng chú trọng tới vấn đề khả năng thương lượng và phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân. Do đó tôi thương lồng ghép các bài đọc, bài nói, các video…có liên quan tới bài học và đồng thời phân tích các thái độ, kỹ năng cần có thêm khi giao tiếp với người nước ngoài.”

“Tôi thường giao cho sinh viên các bài tập phỏng vấn người nước ngoài hay tìm tài liệu và thuyết trình về các tình huống văn hóa, đặc biệt khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia để các em có nhận thức, đồng thời cùng trao đổi những cách thức để giải quyết các tình huống thực tế.”

Đa số các giảng viên được phỏng vấn là các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tại trường trên 10 năm, nhưng đều thừa nhận họ có phần e ngại giao tiếp với giáo viên, sinh viên nước ngoài do lo sợ hiểu lầm về văn hóa, dù họ có khá nhiều kiến thức nền liên quan tới các nội dung và đặc điểm văn hóa. Do đó, việc thiếu cọ xát, ít tận dụng cơ hội chuyện trò, giao lưu giữa các giáo viên đến từ những

nền văn hóa khác nhau, từ cả hai phía đều ảnh hưởng tới không khí giao tiếp tại trường.

“Mặc dù ý thức khá rõ về sự khác biệt văn hóa, tôi vẫn thấy khó mở lời và chủ động giao tiếp với những giáo viên nước ngoài”

“Trong công việc của tôi có lúc tiếp xúc với giáo viên, sinh viên, đối tác nước ngoài, tôi thường giữ thái độ cẩn thận và ít có giao tiếp cởi mở, gần gũi vì e ngại, tôi thấy mình chưa có đủ kinh nghiệm nên không hoàn toàn tự tin, đôi lúc tôi không thể nhớ những gì mình chuẩn bị từ trước.”

“Tôi thấy không phải người nước ngoài nào cũng thân thiện thực sự, mà có thể họ nghĩ người châu Á hay Việt Nam thì hay ngại ngùng nên họ chủ động chào hỏi, nhưng có thể đó chỉ là lịch sự, nên tôi thường khá dè dặt trong việc giao tiếp với họ.”

Trong tương lai, nhiều giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ, không ngại thay đổi bản thân, để cải thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa. Họ mong muốn sẽ có nhiều cơ hội hơn, để có thể giao tiếp thực tế, giao lưu, học hỏi và hợp tác quốc tế. Họ cũng tin tưởng rằng nếu có cơ hội nhiều hơn, họ cũng sẽ mang lại nhiều thành quả giáo dục tốt đẹp hơn cho nhà trường và sinh viên Đại Học Thương Mại

“Tôi nghĩ rằng tôi cần phải cố gắng vượt qua những e ngại để cải thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa. Tôi thực nghĩ rằng chỉ 4 kỹ năng cơ bản đôi khi chưa đủ để thực sự giao tiếp được ở thực tế cuộc sống ngày càng một thay đổi”

“Tôi mong muốn có nhiều cơ hội hơn để có thể tiếp xúc với các đối tác nước ngoài để thực hành ngoại ngữ và phát triển bản thân. Tôi tin rằng khi nhận thức thay đổi, tôi sẽ càng cố gắng nhiều hơn trong giảng dạy ngoại ngữ và đóng góp cho sự phát triển theo xu hướng quốc tế hóa của nhà trường.”

“Tôi rất hào hứng và mong chờ những buổi giao lưu hay các chương trình trao đổi của nhà trường, tôi từng tham gia và thấy rất hữu ích đôi với việc phát triển chuyên môn và vốn văn hóa của mình”

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA CỦA GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN văn hóa của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 46 - 52)