Nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung môn học

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 29)

7. Bố cục đề tài

2.2.1. Nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung môn học

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu là cái cần đạt được của công tác dạy học, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đòa tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực tư duy, sáng tạo.

Như vậy, để thực hiện được mục tiêu giáo dục cần ứng dụng CNTT vào dạy học để nâng cao hiệu quả môn học. CNTT không thể thay thế hoàn toàn phương pháp dạy truyền thống mà CNTT chỉ có vai trò hỗ trợ. Điều này có nghĩa là trong dạy học phương pháp truyền thống: sử dụng bảng đen, phấn trắng vẫn được sử dụng phổ biến và rất cần thiết. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trog dạy học cùng với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị kĩ thuật dạy học nhằm mục đích góp phần là cho quá trình dạy

học đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy khi thiết kế cần xác định được “giáo án là bản kế

hoạch của một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếu trong công việc của thầy giáo và học sinh ở trên lớp, đồng thời cũng nêu được một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đích cụ thể rõ ràng mà thầy giáo xác định trước theo yêu cầu của chương trình học” [22, tr114].

Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông là nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật hướng nghiệp, có điều kiện phát triển

năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề và đi vào cuộc sống lao động.

Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT là nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, giữ gìn những truyền thống dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Mỗi bài học lịch sử có một đầu đề nhất định, phản ánh nội dung cơ bản của nó và nhằm đạt một mục tiêu nhất định. Mục tiêu của bài học lịch sử chính là cái đích phải đạt đến mức độ được quy định, là “sự cam kết” của thầy và trò trong dạy học.

“Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để giáo viên lựa chọn tài liệu lịch sử của bài - những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu tượng, khái niệm, xác định mức độ trình bày các sự kiện, hiện tượng hợp lí, có hiệu quả, tiến hành việc giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Đồng thời, việc xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu bài học giúp giáo viên lựa chọn một cách hợp lí, đúng đắn các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học để đạt hiệu quả cao nhất” [7, tr23].

Mục tiêu của từng bài góp phần thực hiện một phần mục tiêu chung của chương hay cả khóa trình và môn học, bởi vì mỗi bài là một bộ phận của chương, toàn khóa trình, toàn môn học.

Qua mục tiêu bài học sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh, ngoài ra còn bồi dưỡng thái độ, tình cảm. Đồng thời, rèn luyện cho các em kĩ năng tư duy, phân tích.

Việc ứng dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử phải căn cứ và mục tiêu, nội dung chương trình và bài học. Bởi sử dụng CNTT là phương pháp dạy học để hình thành nâng cao hiệu quả bài học, dùng những phần mềm để thiết kế sơ đồ tư duy, thông qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học, hình thành khả năng tư duy. Điều quan trọng là cần lựa chọn, xác định nội dung của một số bài cụ thể để có thể thiết kế sơ đồ tư duy.

Để thiết kế sơ đồ tư duy cần phải dựa trên cơ sở sự kiện cơ bản, chính xác, trình bày thông tin như thế nào để không lặp lại một cách khô khan. Phương pháp giảng dạy nhằm phát triển tư duy là biện pháp quan trọng để chống quá tải, nhồi nhét kiến thức, thậm chí những kiến thức không phù hợp với trình độ học sinh mà không nâng cao chất lượng học tập, chủ yếu là năng lực tư duy của học sinh. Dựa vào mục đích của từng bài học mà lựa chọn đơn vị kiến thức cơ bản phù hợp để thiết kế sơ đồ tư duy.

Ví dụ như bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)”, khi dạy phần tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược. Sử dụng sơ đồ tư duy để cho học sinh thấy được tình hình về chính trị, kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, xã hội, qua đó khắc họa sâu sắc kiến thức cho các em, đồng thời phát huy được khả năng tư duy.

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 29)