Cài đặt phần mền iMindMap

Một phần của tài liệu (Trang 36)

7. Bố cục đề tài

2.3.2. Cài đặt phần mền iMindMap

Do iMind Map là phần mềm không có sẵn trong máy tính nên muốn sử dụng phần mềm này người dùng cần tải về máy tính để thuận tiện trong việc sử dụng. Hiện nay, CNTT rất phổ biến muốn tải phần mềm iMind Map không mấy khó khăn, để sử dụng phần mềm người dùng cần cài cho mình phần mềm iMind Map để có thể cập nhật phiên bản tiện lợi và dễ sử dụng nhất.

Trên các trang mạng hiện nay có rất nhiều phần mềm iMind Map, để tải về máy tính phần mềm tốt nhất cho việc sử dụng. Chúng ta truy cập vào trang http://taimienphi.vn/download-imindmap-15839 sau đó tiến hành cài đặt phần mềm vào máy tính.

* Bước 1: Từ cửa sổ Windows bạn chọn Start => Chọn All Programs => Chọn iMind Map => Nhấp chuột lên iMind Map.

* Bước 2: Lưu trình diễn: Để thuận tiện cho quá trình thiết kế sơ đồ tư duy hay soạn bài giảng bằng iMind Map, khi iMind Map được mở nên chọn lưu file trước để đảm bảo không bi mất đi khi gặp sự cố.

Sau khi cài xong phần mềm iMind Map, bắt đầu chạy phần mềm. Có nhiều cách khởi động iMind Map nhưng để dễ dàng và thuận tiện nên thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1: Mở iMind Map: kích chuột vào Start, chọn bảng Start xuất hiện => Chọn All Programs => Chọn iMind Map. (Ngoài ra chúng ta có thể nháy đáy chuột vào biểu tượng iMind Map trên màn hình máy tính).

* Bước 2: Chọn iMind Map:

Căn cứ vào nội dung cần thiết kế sơ đồ mà chọn Mind map cho thích hợp. Chọn trên iMind Map => Chọn sơ đồ => Nhấn Start.

2.4. Hệ thống sơ đồ tƣ duy đƣợc sử dụng để dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trƣờng THPT (chƣơng trình chuẩn)

Bài Nội dung Sơ đồ tƣ duy

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến

chống pháp xâm lược (từ1858 đến

trước 1873)

- Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858. - Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862. - Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862.

Sử dụng phần mềm iMindMap để thiết kế các sơ đồ tư duy, qua sơ đồ đó HS có thể hệ thống một cách cụ thể toàn bộ nội dung bài học.

Thông qua đó giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. Qua đó giáo dục lòng yêu nước,

lòng tự tôn dân tộc cho HS. (Xem phụ lục 8) Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân

ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng - Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì. - Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884.

- Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và hiệp ước 1884.

Sử dụng phần mềm iMindMap để thiết kế các sơ đồ tư duy thể hiện quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì qua hai lần, cuộc kháng chiến của nhân dân và hai bản hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với Pháp.

Để từ đó đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

(Xem phụ lục 9)

Bài 21: Phong trào

yêu nước chống Pháp của nhân dân

Việt Nam trong những năm cuối thế

kỉ XIX

- Phong trào Cần Vương bùng nổ.

- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.

Sử dụng phần mềm iMindMap để thiết kế các sơ đồ tư duy về hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ, hiểu được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. Qua đó HS có thể thấy được lòng yêu nước của cha ông, đồng thời giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.

(Xem phụ lục 10) Bài 22: Xã

hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp - Những chuyển biến về kinh tế. - Những chuyển biến về xã hội. Sử dụng phần mềm Edraw Mindmap để thiết kế các sơ đồ tư duy những chuyển biến về kinh tế và xã hội, từ đó hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.

Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Sau đó, nhận thức rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp một cách tàn bạo đối với nhân dân ta.

Với sơ đồ tư duy này HS có thể tự mình đánh giá, phân tích, rút ra các đặc điểm về sự kiện, thông qua đó phát triển khả năng tư duy của bản thân.

Chƣơng 3:

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) Ở TRƢỜNG THPT (chƣơng trình chuẩn)

3.1. Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trƣờng THPT (chƣơng trình chuẩn)

3.1.1. Phù hợp với từng loại bài học

Để có một giờ học lịch sử, trước hết phải bồi dưỡng hứng thú cho học sinh, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở hứng thú, học sinh sẽ hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Vì vậy mỗi bài học cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp hữu hiệu. Do nhận thức lịch sử mang tính đặc thù - nhận thức hiện thực quá khứ nên hầu như không thể tái tạo, quan sát trực tiếp được quá khứ.

Ví dụ khi dạy bài 20 chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 khi dạy phần phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 - 1874 giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy về phong trào kháng chiến của quan quân triều đình và của nhân dân từ đó, học sinh hình dung một cách sinh động về cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kì. Và trong khi dạy phần nào sử dụng bản đồ tư duy để kích thích sự sáng tạo của học sinh, các em có thể dựa vào sơ đồ để trình bày về cuộc kháng chiến trong giai đoạn này.

3.1.2. Phù hợp với đối tượng học sinh

Trong đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông cần khắc phục tình trạng làm cho học sinh thụ động trong khi nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng như thầy giảng, sách viết khi kiểm tra. Về vấn đề này, cố thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã nêu rõ: “Đối với các em bậc trung học, điều cốt yếu cũng là điều quan

trọng có tầm cỡ rộng lớn và sâu xa là tránh tham lam, nhồi nhét, tránh lối học vẹt, chỉ cần học thuộc lòng điều thầy giảng, đến lúc trả bài thì trả lại cho thầy. Trái ngược hẳn với phương pháp dạy người học suy nghĩ tìm tòi, hiểu rộng hơn điều thầy nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người học [26, tr180].

cho phù hợp với đối tượng học sinh. Việc xác định đối tượng học sinh hợp lí sẽ nâng cao hiệu quả bài học, giúp các em tiếp thu nhanh hơn, nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt sáng tạo.

Ví dụ như các em học sinh trường THPT Âu Cơ, đa số các em là học sinh chăm ngoan, khá giỏi, có điều kiện tiếp xúc với CNTT nên khi dạy các em bằng sơ đồ tư duy các em rất hứng thú.

Các dạng câu hỏi:

1. Qua sơ đồ tư duy đó các em trình bày trận kháng chiến của nhân dân Bắc kì lần thứ hai?

2. Trận Cầu Giấy lần thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

3.1.3. Phát huy tính tích cực cho học sinh

Dạy học lịch sử là không phải dạy một cách máy móc, mà phải dạy để cho học sinh ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể, rõ ràng và có thể vận dụng vào bài tập, tức là phát huy tính tích cực của học sinh.

Trên thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập còn thụ động chưa có khả năng tự học cao, chỉ dựa vào những điều giáo viên truyền đạt chứ chưa có sự sáng tạo, học bài nào chỉ biết bài đó chứ chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau, vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của các em. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử là thiết yếu. Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh. Bởi sơ đồ tư duy chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt. Với những hiệu quả trên, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đem lại hiệu quả và niềm say mê đối với học sinh.

Như vậy, sơ đồ tư duy có thể được ứng dụng rộng rãi trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh, hướng tới dạy học lấy người học làm trung tâm. Trên hết, sơ đồ tư duy rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy tích cực, một nhân tố quan trọng giúp học sinh hoàn thiện phương pháp tự học nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời.

3.2. Các hình thức và phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trƣờng THPT (chƣơng trình chuẩn)

3.2.1. Các hình thức sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam

(1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)

Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu… rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp… nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng tản mạn trong giới học sinh trước các mùa thi.

Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta cần hướng các em đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả

năng sáng tạo… Vì vậy ngày nay sơ đồ tư duy được sử dụng ngày càng nhiều trong

việc dạy học nội khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa.

3.2.1.1. Sử dụng trong việc dạy học nội khóa

Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide, thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.

Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào sơ đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của học sinh. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá

Sơ đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tập trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút học sinh ngay lập tức. Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.

MindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến thức của học sinh trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó, người giáo viên có thể theo dõi sự hiểu biết của học sinh. Sơ đồ tư duy khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhânvà tự đánh giá bản thân sau buổi học.

Sơ đồ tư duy còn là công cụ hữu ích để giúp cho học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của học sinh sẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.

Đầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Ta đã từng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng. Bản đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNH lượng kiến thức của môn học. Sau buổi học, học sinh nhìn qua là có thể ôn lại.

Khi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm thấy căng thẳng. Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Học sinh có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.

Tony Buzan – cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý tưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta.

3.3.1.2. Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa

Trong các trường phổ thông nói chung, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một quá trình nâng cao kiến thức và nhận thức, hình thành và phát triển kỹ năng hành

động trong thực tế của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với cộng đồng và thiên nhiên xung quanh.

Các hoạt động ngoại khoá có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của học sinh, bởi các hoạt động ngoại khoá là cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ các môn học, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bài học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Cũng do không bị bó hẹp trong không gian lớp học và thời gian hạn hẹp của một tiết lên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giống như một không gian mở. Học sinh có được những cơ hội để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức và học được những kỹ năng mới được trải nghiệm trong thực tế mà giáo viên không thể tạo cơ hội cho

Một phần của tài liệu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)