Tổ chức dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 46)

1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)

3.2.2.2. Tổ chức dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp phổ biến ở trường phổ thông hiện nay. Giờ học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh.

Tình huống có vấn đề, theo M.I. Macsmucốp tình huống có vấn đề: “đó là trở ngại về trí tuệ con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình thực tế, khi chưa đạy tới mục đích bằng cách thức, hành

động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức hiệu quả sáng tạo” [7, tr 49]. Vậy nên, khi dạy học giáo viên kết hợp với sơ đồ tư duy với dạy học nêu vấn đề, gợi lên sự thích thú trong học tập cho học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, tạo nên sự thích thú trong học tập.

Khi gặp phải vấn đề ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Phương pháp để tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề là hãy đưa ra thật nhiều giải pháp. MindMap cho ta cái nhìn tổng quan sau đó ta hãy lựa chọn giải pháp thực tế và thiết thực nhất dành cho mình. Học sinh có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.

Giáo viên đưa ra một vấn đề có tính tình huống và yêu cầu học sinh giải quyết trong thời gian ngắn và theo hình thức “tiếp sức”. Các học sinh sẽ lần lượt “bật” ra ý tưởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn đề có tính tình huống giáo viên đưa ra được thể hiện ở trung tâm của sơ đồ tư duy thông qua một bức tranh hay hình ảnh đồ họa. Mỗi ý tưởng của học sinh là một phân nhánh cấp 1. Kết thúc cuộc chơi, ta sẽ có một sản đồ tư duy đồ sộ là tập hợp sức mạnh tư duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng thú và nhiệt tình của tất cả người học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi.

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 46)